Bé trai 2 tuổi suýt chết vì đeo dây chuyền: 4 rủi ro có thể gặp khi cho trẻ đeo trang sức
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, cho trẻ đeo trang sức còn khiến bé gặp nguy hiểm khi không có người giám sát bên cạnh.
Hình ảnh chụp X-Quang của bé trai và dị vật sau khi được lấy ra ngoài
Bé trai 2 tuổi suýt chết vì thói quen đeo dây chuyền
Thông tin trên Khám phá dẫn lời cô giáo trông trẻ, vào trưa 26/10, bé B.Đ.N.N (2 tuổi, ngụ Tân Tạo, Bình Chánh) bắt đầu kêu la, khóc không ngừng, liên tục chỉ tay vô cổ. Tình trạng này xảy ra sau khi bé ngồi cầm chơi và ngậm mặt dây chuyền.
Sau khi tìm khắp nơi không thấy mặt dây chuyền, cô giáo nhanh chóng đưa cháu đến khám phòng khám đa khoa gần trường. Kết quả chụp X-quang ngực phát hiện dị vật, bé được chuyển ngay đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố để cấp cứu.
Tại bệnh viện, sau khi hội chẩn xác định dị vật mắc trong cổ bé rất to, hình tròn nằm chiếm hết lòng đầu trên thực quản, gần ngay ngã ba thông với đường thở, các bác sĩ đã quyết định tiến hành gây mê nhẹ nhàng, dùng ống soi gắp dị vật ra khỏi thực quản cho bệnh nhi. Kết quả kiểm tra cuối cùng cho thấy lòng thực quản của bé chỉ tổn thương nhẹ niêm mạc, có thể nhanh chóng bình phục.
Rủi ro có thể gặp phải khi đeo trang sức cho trẻ
Nhiều cha mẹ chẳng ngại ngần khi mua cho con những món đồ trang sức bắt mắt, thế nhưng điều này là có thể gây hại lâu dài đối với sức khỏe của trẻ, thậm chí là nguy hiểm, thiếu an toàn với trẻ.
Video đang HOT
Gây dị ứng da
Việc đeo lắc, vòng, dây chuyền, khuyên tai… nhiều khi lại gây ra những tổn thương trên cơ thể trẻ. Đặc biệt các chất liệu bằng sắt, đồng khi dính mồ hôi thường xỉn màu và bong lớp bên ngoài ra, vì da trẻ rất nhạy cảm dễ bị kích ứng nên dẫn đến viêm da. Ngay cả trang sức bằng bạc – một chất liệu mà cha mẹ hay chọn cho bé nhiều khi cũng gây sự cố đáng tiếc.
Trẻ đeo trang sức có thể gặp nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
Đồ trang sức cản trở hoạt động của bé
Khi đeo vòng tay hoặc vòng chân, bé hoạt động sẽ cảm thấy vướng víu, không thoải mái. Ngoài ra, chúng cũng dễ vướng vào tóc, quần áo của bố mẹ, người thân khi bế bé. Nhiều loại lắc tay, lắc chân của bé hay được trang trí thêm các loại hạt hoặc chuông hình tròn nhỏ nên bé có thể bị hóc nếu vô tình nuốt phải.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các loại trang sức bạc rẻ tiền có thể có chứa nhiều hóa chất độc hại như kẽm, đồng, nhôm và đặc biệt là chì… Nhiễm độc chì làm cho hệ thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng, khiến các tế bào máu không hoạt động bình thường, trực tiếp tác động đến sự phát triển thể chất.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường rất thích ngậm đồ trong miệng. Nếu bé ngậm phải những loại trang sức có chứa chì thì sẽ rất nguy hiểm. Thậm chí, có trường hợp còn nuốt vào thực quản, gây hóc di vật, nếu không được xử lý kịp thời hậu quả rất khó lường.
Đeo trang sức ảnh hưởng đến sự an toàn
Khi trên người các bé có đồ giá trị như vòng vàng dễ khiến kẻ xấu để ý, nảy sinh ý đồ trộm cắp. Vì các đối tượng thường nghĩ các em còn nhỏ không đủ sức chống cự, lại dễ bị lừa gạt nên nhiều em trở thành nạn nhân. Hậu quả có thể chỉ bị mất của, nhưng nghiêm trọng hơn là bị thương tật khi bị giật trang sức.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Trẻ tắc ống thực quản vì nuốt mặt dây chuyền
Mặt dây chuyền to, tròn nằm chiếm hết lòng đầu trên thực quản.
Ngày 27-10, BS CK2 Bạch Thiên Phương, Trưởng Khoa tai mũi họng BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết khoa này vừa xử lý gắp thành công dị vật lớn chắn ngang nắp thực quản cho bé trai (hai tuổi, huyện Bình Chánh).
Trước đó, bệnh nhi được chuyển từ phòng khám địa phương đến trong tình trạng thở khó.
Dị vật mặt dây chuyền được gắp ra từ thực quản bé trai. Ảnh: BVCC
Theo lời cô giáo trông trẻ, trong lúc chơi, thấy bé ngậm mặt dây chuyền nên cô giáo la và không cho chơi nữa. Sau đó các cô giáo không thấy mặt dây chuyền nữa mà thấy bé khóc, liên tục chỉ tay vô cổ.
Nghi bé nuốt mặt dây chuyền, cô giáo đã đưa bé đến khám ở phòng khám đa khoa gần trường. Bé được chụp X-quang ngực phát hiện dị vật nên được chuyển ngay đến BV Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, kết quả X-quang cho thấy dị vật mắc trong cổ bé rất to, hình tròn nằm chiếm hết lòng đầu trên thực quản, gần ngay ngã ba thông với đường thở. Khả năng dị vật gây trầy, rách thực quản, hay hóc ngược vào đường thở rất cao nếu xử trí không khéo...
Êkíp nội soi trực tai mũi họng đã quyết định tiến hành gây mê nhẹ, dùng ống soi gắp dị vật ra khỏi thực quản cho bệnh nhi. Kết quả kiểm tra cuối cùng cho thấy lòng thực quản của bé tổn thương nhẹ niêm mạc, có thể nhanh chóng bình phục và sớm xuất viện.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc dị vật là trẻ đột ngột ho, sặc sụa, thở hổn hển hoặc kêu không thành tiếng, không thở được, lịm dần, mắt trợn ngược, môi tái rồi tím dần...
Cấp cứu đúng cách là bước quan trọng quyết định thành công trong việc cứu trẻ bị hóc dị vật. Các bậc phụ huynh khi trông coi con em nên cẩn thận với đồ chơi trong tay các bé. Gia đình, nhà trẻ không để những đồ vật sắc nhọn, có kích thước nhỏ trong tầm với của trẻ em, dễ làm các bé tò mò rồi bỏ vào miệng ngậm.
Trẻ mới biết đi lại có xu hướng cho mọi thứ vào miệng và đôi khi nuốt, dẫn đến hậu quả khó lường. Các vật phẩm tiềm tàng nguy hiểm như đồ sắc nhọn và pin nhỏ có thể làm rách hoặc đốt thực quản nếu trẻ nuốt phải. Những dị vật mắc kẹt hơn 24 tiếng cũng đòi hỏi can thiệp.
HOÀNG LAN
Theo PLO
7 kiểu người tuyệt đối không nên ăn hải sản Hải sản rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên những người sau đây tuyệt đối không nên ăn hải sản để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe: Những người dễ bị dị ứng da không nên ăn hải sản Những người dễ bị dị ứng không nên ăn nhiều hải sản (Ảnh minh họa) Hải sản...