Bề mặt mô phỏng lá cây ngăn ngừa hiện tượng tạo băng
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tây Bắc Hoa Kỳ đã phát hiện ra phương thức mới để giảm đáng kể hiện tượng tạo băng trên bất kỳ bề mặt nào.
Phát hiện này có thể giúp giảm nguồn năng lượng cần thiết để phá băng và giảm số chuyến bay bị hủy.
Bằng cách điều chỉnh kết cấu của mọi bề mặt vật liệu, nhóm nghiên cứu có thể giảm đến 60% sự hình thành băng giá. Cấu trúc bề mặt có kích thước milimet chứa rất nhiều các vùng lồi và lõm tối ưu hóa đã được các nhà nghiên cứu quan sát thấy trong tự nhiên. Với cấu trúc này, các nhà khoa học cũng đã chứng minh về mặt lý thuyết sự hình thành băng giá có thể giảm tới 80%.
“Ý tưởng này bắt nguồn từ việc quan sát những chiếc lá”, Kyoo-Chul, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. “Sự tạo thành băng xuất hiện nhiều trên vùng lồi của một chiếc lá. Trên các vùng lõm (gân lá), chúng ta thấy có ít băng hơn nhiều. Chúng tôi đã nhận thấy đó là hình dạng chứ không phải vật liệu chi phối hiện tượng này”.
Những người sống ở vùng khí hậu lạnh quá quen thuộc với hiện tượng băng giá. Nó hình thành khi hơi không khí ẩm tiếp xúc với bề mặt ở mức dưới nhiệt độ đóng băng.
Vào mùa đông, mọi người phải cạo băng khỏi xe ô tô hoặc lo ngại về việc băng giá làm chết cây trồng. Nhưng băng giá còn hơn cả sự phiền toái. Băng tạo thành trên cánh máy bay có thể gây ra lực cản, khiến chuyến bay trở nên nguy hiểm hoặc thậm chí là phải hủy chuyến. Khi băng tích tụ trong tủ đông và tủ lạnh, nó giảm đáng kể hiệu suất của thiết bị.
Tuy nhiên, băng không hình thành trên mọi thứ. Đối với các vật thể như lá cây có dạng hình học gợn sóng, hiện tượng tạo băng chỉ ở trên các vùng lồi nhưng hiếm khi ở các vùng lõm. “Mọi người đã nhận thấy điều này trong vài nghìn năm qua”, Park nói. “Nhưng đáng chú ý, chưa có lời giải thích nào về cách hình thành của những mẫu này”.
Video đang HOT
Thông qua thử nghiệm và mô phỏng tính toán, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự ngưng tụ gia tăng trên các vùng lồi và bị loại bỏ trong các vùng lõm của bề mặt gợn sóng. Một lượng nhỏ nước ngưng tụ trong các vùng lõm sau đó bốc hơi, khiến khu vực đó không tạo băng.
Ngay cả khi ông Park sử dụng vật liệu có bề mặt hút nước, thì nước vẫn bốc hơi khỏi các vùng lõm khi ở dưới điểm đóng băng. Sau đó, ông đã sử dụng thông tin mới này để tìm ra kết cấu bề mặt tối ưu ngăn chặn tạo băng. Bề mặt ưu thế chứa các vùng lồi và lõm cao 1 mm với các góc nhỏ (40-60 độ) ở giữa.
Dù lớp băng mỏng vẫn hình thành trên các vùng lồi của địa hình bề mặt, nhưng nó có thể được phá băng mà chỉ mất rất ít năng lượng. Ngoài ra, cũng không cần sử dụng chất lỏng có điểm đóng băng thấp hơn hoặc lớp phủ bề mặt thấp dễ bị trầy xước.
“Khu vực không tạo băng bắt đầu quá trình phá băng”, Park nói. “Vì vậy, nó sẽ làm giảm các vật liệu và năng lượng được sử dụng để giải quyết vấn đề băng giá. Tất cả những gì chúng ta phải làm là cung cấp cho người khác hướng dẫn để thiết kế các bề mặt răng cưa này”.
N.P.D
Theo dantri.com.vn/Phys
Kỳ lạ ngôi làng cứ đến đêm lại bị vùi lấp trong cát
Shoyna là ngôi làng kỳ lạ nhất nước Nga, bởi cứ đến ban đêm, cả ngôi làng sẽ bị vùi lấp trong cát.
Ngôi làng Shoyna nằm ở phía bắc nước Nga, bên rìa của vòng Bắc Cực. Mặc dù nhiệt độ ở nơi đây khá lạnh, nhưng nó vẫn được xem là một sa mạc với cát trải dài 10km dọc bờ Biển Trắng. Nếu như tối đến, người dân những nơi khác được đi lại thoải mái bên ngoài thì mọi người sống ở Shoyna lại không thể làm được như vậy.
Mặc dù nhiệt độ ở nơi đây khá lạnh, nhưng nó vẫn được xem là một sa mạc với cát trải dài 10km dọc bờ Biển Trắng
Sở dĩ Shoyna được xem là ngôi làng kỳ lạ nhất nước Nga bởi cứ đến ban đêm, nơi đây sẽ bị vùi lấp trong cát. Vào đầu những năm 1990, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện.Những cơn gió tây mang theo các cồn cát dọc theo bờ biển khiến toàn bộ ngôi nhà có thể bị bao phủ chỉ trong một đêm. Người dân Shoyna ngủ thiếp đi trong đêm và đến khi thức dậy, họ nhận thấy mình gần như bị chôn sống. Họ đã phải rất vất vả mới có thể thoát được ra ngoài.Và từ đó, hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại mỗi đêm.
Người dân Shoyna ngủ thiếp đi trong đêm và đến khi thức dậy, họ nhận thấy mình gần như bị chôn sống
Họ đã phải rất vất vả mới có thể thoát được ra ngoài.Và từ đó, hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại mỗi đêm.
Chính vì thế, thay vì được thảnh thơi ngồi trước nhà ngắm sao trời thì người dân ngôi làng Shoyna buộc phải ở trong nhà để tránh bị vùi lấp trong cát. Thậm chí, khi đi ngủ vào ban đêm, họ không bao giờ đóng cửa bởi họ lo sợ sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ không thể mở được cửa nhà.
Trước đây, do số lượng cá và sinh vật biển tươi tốt ngoài khơi, ngôi làng chài nhỏ yên tĩnh này trở thành khu định cư tuyệt vời của 1500 cư dân sinh sống. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu cũng như việc đáng bắt thủy sản quá mức khiến cho nguồn tài nguyên ở đây ngày càng giảm bớt. Mọi người bắt đầu rời ngôi làng để tìm đến những vùng đất mới.
Vào đầu những năm 1990, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện.Những cơn gió tây mang theo các cồn cát dọc theo bờ biển khiến toàn bộ ngôi nhà có thể bị bao phủ chỉ trong một đêm
Hiện tại, làng Shoyna chỉ còn khoảng 300 người dân sinh sống. Giờ đây, người dân Shoyna không còn kiếm sống nhờ nghề đánh bắt cá như trước đây, thay vào đó họ chỉ sống dựa vào những đồng lương hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi. Một số ít thì đi săn ngỗng hoặc kiếm tiền từ việc đào bới cát giúp mọi người thoát ra ngoài.
Mặc dù cuộc sống khó khăn lại phải chịu hiện tượng lạ lùng vào mỗi đêm, nhưng 300 người dân ở đây vẫn cố gắng vượt qua và họ đã dần quen với điều đó
Trong những năm gần đây, một kiến trúc sư tên là Jan Gunnar Skjeldsoy đã tìm đến đây và cố gắng thiết kế cho người dân ngôi nhà có thể chịu được gió và cát. Các nhà khoa học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để ngăn chặn hiện tượng này, nhưng chưa thành công.
Theo Trâm Anh/Khám phá
Rùng rợn với "cổng tử thần" - nơi chim bay qua, chết ngay lập tức Một địa danh kì bí và rùng rợn với truyền thuyết "quạ bay qua là chết" ở Thổ Nhĩ Kì vừa được tìm thấy. Cuối cùng, "cổng tử thần" mà các truyền thuyết cổ đại nói rằng chim chóc bay qua sẽ không còn bảo toàn được mạng sống vừa được công bố là có thực. Di tích "cổng tử thần". Còn theo...