Bé Lù Văn Chiến 7 năm đi bằng đầu gối giờ vui vẻ chống nạng dự lễ khai giảng năm học mới ở Kon Tum
Sáng 5/9/2020 hòa cùng niềm vui học sinh cả nước tưng bừng khai giảng năm học mới 2020-2021, bé Lù Văn Chiến vui vẻ chống nạng đi dự lễ khai giảng. Năm học mới này của bé Chiến hoàn toàn khác hẳn những năm học trước.
Năm học mới này của bé Lù Văn Chiến hoàn toàn khác những năm học trước vì bé đi khai giảng ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Kon Tum), cách xa vùng núi cao Hoàng Su Phì ( Hà Giang) hàng ngàn cây số, trong không khí vui tươi, rực rỡ cờ hoa, bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh.
Ở quê hương Hoàng Su Phì Chiến đang học dở lớp 2, có vốn tiếng Kinh ít ỏi nên giờ đây bé sẽ học lại lớp 2 ở quê hương thứ 2 là TP Kon Tum. Để bé Chiến nhanh hòa nhập vào lớp học mới ở môi trường hoàn toàn mới mẻ, chị Trần Mai Vy (nhà từ thiện nhận nuôi dưỡng chăm sóc bé Chiến) đã chuẩn bị cho bé Chiến bước vào năm học mới vững vàng bằng cách trước đó nửa năm gửi bé tới nhà cô giáo Lan để học tiếng Việt. Các buổi tối bé được anh Voi (Trung Dũng – là con trai thứ hai của chị Mai Vy) kèm học Toán và tiếng Anh, rồi cùng bé tập vật lý trị liệu rèn luyện đôi chân thêm cứng cáp.
Tạm thời thì bé Chiến đi học bình thường. Trường thì gần nhà nên chị Mai Vy cũng tiện đưa đón. Bé Chiến đang quen dần việc đến lớp hàng ngày, vui vẻ và kết bạn nhanh. Cô giáo Lan nhận xét là bé Chiến khá hiếu động, thông minh và lanh lợi nên tiếp thu bài tốt. Chữ viết thì thời gian đầu hơi cứng, nhưng giờ thì ổn rồi.
Bé Lù Văn Chiến vào lớp học lần đầu tiên ở quê hương thứ hai.
Bé Chiến cũng rất nhớ bà nội, muốn về thăm bà nội và các thầy cô, bạn bè ở thôn Nậm Khòa (Hoàng Su Phì, Hà Giang), bé nói về chơi mấy ngày rồi “trở lại nhà với các anh”. Giờ bé Chiến đã trở thành con chung của rất nhiều ân nhân, trở thành con trai út ít trong nhà chị Mai Vy, với cuộc sống vui vẻ, thuận tiện cho sự hồi phục đôi chân của con.
Chị Mai Vy đang nhờ các nhà từ thiện làm giấy tờ, thủ tục để nhận bé Chiến làm con nuôi và xin nhập hộ khẩu cho bé vào gia đình chị. Việc nuôi dạy “3 chàng vệ sĩ” có vất vả hơn, nhưng cũng là động lực để chị làm việc tốt hơn, làm từ thiện giúp thêm nhiều bé khác có hoàn cảnh không may mắn. Cũng từ khi có bé Chiến, gia đình chị thêm vui, 3 cháu rất vui vẻ, hòa thuận. Hàng ngày chị nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn của những bà mẹ đang sống trong bế tắc vì bệnh tật của các con và cái nghèo đeo đẳng, chị đã trò chuyện và gieo cho họ hy vọng vào tương lai rộng mở hơn.
Video đang HOT
Chị Mai Vy – người nhận nuôi bé Lù Văn Chiến.
Chị Mai Vy cho biết thêm, những biến cố trong đời và những suy nghĩ tích cực cho chị nhận ra cuộc sống này đáng quý và ý nghĩa biết bao khi sống là để cho đi, để thấy được niềm vui và nụ cười trong mắt những đứa trẻ. Mỗi ngày trôi qua dù biết bao điều phải lo lắng, phải suy nghĩ, phải phiền lòng… nhưng chị luôn thấy mình may mắn vì được làm từ thiện, được chia sẻ…. Đó là lý do chị có hai con trai nhưng vẫn mở lòng đón bé Chiến bị tàn tật về nuôi dưỡng, chăm sóc với mong muốn giúp bé có lại những bước đi bình thường, có tương lai tốt đẹp hơn.
Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin về bé Lù Văn Chiến (9 tuổi, dân tộc Nùng, học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Khòa, Hà Giang) bị khoèo chân từ nhỏ, Bé Lù Văn Chiến 7 năm đi bằng đầu gối, đã được chị Võ Thảo – một nhà hảo tâm ở Úc – kết nối yêu thương với các “Mạnh Thường Quân” khác đưa sang Úc chữa trị. Khi bé trở về đã được chị Trần Mai Vy (phố Đoàn Thị Điểm, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nhận nuôi dưỡng.
Bé Chiến có hoàn cảnh xót xa: Mẹ thì mất sớm, bố mắc vòng lao lý, bản thân thì tật nguyền, chỉ có bà nội già yếu nuôi dưỡng. Thương bé với đôi chân vừa phẫu thuật trở về vùng cao không có người thân đủ kiến thức để chăm lo hậu phẫu, rồi dạy bé bỏ xe tập đi… thì uổng công các anh chị đã tìm cách đưa bé đi Úc chữa bệnh, uổng phí công Giáo sư Tôn phẫu thuật cho bé, chị Trần Mai Vy (phố Đoàn Thị Điểm, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã xin với các nhà từ thiện đưa bé về Kon Tum để tiện chăm sóc. Sau này bố bé đi làm, có điều kiện sống tốt hơn sẽ đón bé về sau.
Bảo đảm chất lượng dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Nhằm bảo đảm việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm học 2020-2021, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Kon Tum đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến mục tiêu đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương.
Đến nay, công tác nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị... chuẩn bị cho năm học mới đã sẵn sàng.
Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum tham gia bồi dưỡng Modun 1, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bằng hình thức tự học qua mạng.
Dự kiến năm học 2020-2021, toàn TP Kon Tum có 119 lớp 1 trong tổng số 34 trường (14 trường Tiểu học - Trung học cơ sở và 20 trường Tiểu học); 3.568 học sinh trong đó có 1.309 học sinh là người dân tộc thiểu số; bình quân đạt 30 em/lớp.
Đến ngày 5-5, các trường đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, công bố công khai danh mục sách giáo khoa sử dụng trong nhà trường, báo số lượng với các nhà xuất bản để bảo đảm tất cả học sinh không thiếu sách khi bước vào năm học mới.
Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Kon Tum Phạm Văn Phụ cho biết: Để thực hiện đầy đủ Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPTM) theo đúng lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung, hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh các cấp học và điều kiện của nhà trường, địa phương. Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, tự giác phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh phổ thông. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng xã hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Biểu dương kịp thời và nhân rộng các tập thể, cá nhân triển khai, thực hiện tốt Chương trình GDPTM.
Xác định nhân lực đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện Chương trình GDPTM, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Kon Tum đã tạo điều kiện, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm chất lượng, đạt chuẩn trình độ. Bảo đảm 100% giáo viên được bồi dưỡng trước khi giảng dạy Chương trình GDPTM.
Cô Phan Thị Đông, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Kon Tum cho biết: Từ ngày 11 đến 17-6, trường đã cử 10 giáo viên và cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng mô-đun 1, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bằng hình thức tự học qua mạng. Phần mềm học năm nay rất hay, bắt buộc các thầy cô phải tham gia học nghiêm túc và hoàn thành bài kiểm tra cuối khóa bồi dưỡng... Để chọn được bộ sách lớp 1 mới phù hợp, nhà trường đã thành lập hội đồng 17 thành viên chọn một trong năm bộ sách gồm: Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy lớp 1, giáo viên dạy môn chuyên và đại diện hội phụ huynh.
Theo cô Nguyễn Thị Thủy, Tổ trưởng Tổ 1, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, bộ sách mới có thiết kế hình rõ, đẹp, chữ ít hơn, giấy trắng, màu sắc bắt mắt, hình ảnh sinh động phù hợp với trình độ các em lớp 1. Nội dung SGK có tính mềm dẻo, linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh, với năng lực chung của đội ngũ giáo viên tại địa phương. Chương trình giáo dục mới lấy các em học sinh làm trung tâm, rèn tính tự học nhiều hơn, phát huy năng lực học sinh.
Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum, hiện có 513 em học sinh, 100% các em học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó có 40 em ở thôn Kon Klor, vùng đặc biệt khó khăn. Hằng ngày, nhiều em học sinh để đi đến trường học phải đi rất xa, qua đập tràn nguy hiểm. Trường gồm một điểm chính và bốn điểm lẻ tại các thôn: Kon K'Tu, Kon Klor, Kon Jơ Dri và Kon Tum Kơ Pơng.
Năm học 2020-2021 dự kiến trường tuyển sinh bốn lớp 1, gồm 97 em học sinh, tại bốn điểm trường, điểm chính không có lớp 1. Để chuẩn bị cho năm học mới, trường đã sửa chữa hệ thống điện, quạt, bảo đảm điều kiện cho các em học sinh học hai buổi/ngày.
Cô Doãn Kim Huế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hội đồng chọn sách của trường đã chọn bộ sách phù hợp với kiến thức, cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, địa lý của địa phương và khung chương trình linh hoạt. Nhà trường thông qua cuộc họp phụ huynh, cuộc họp xã để thông báo đến phụ huynh nắm bắt được nội dung Chương trình GDPTM, đến nay phụ huynh không thắc mắc gì.
Ngày 20 và 21-7 tới, trường cử tám giáo viên, cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 1 theo phương thức trực tiếp do Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum phối hợp Nhà xuất bản tổ chức.
Cô Nguyễn Thị Tuyết, Tổ trưởng Tổ 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình cho biết: Thời điểm tổ chức bồi dưỡng Chương trình GDPTM bằng hình thức tự học qua mạng vừa qua, rơi vào thời điểm cuối năm nên việc bố trí thời gian học hơi bị cập rập. Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả việc học qua mạng thì phải học qua máy vi tính. Các thầy cô đều nỗ lực vượt qua khó khăn về mặt thời gian, phương tiện, ai không có máy vi tính thì đi mượn để học, cố gắng hoàn thiện chương trình.
Bộ SGK mới có màu đẹp, chữ rõ ràng, hình ảnh sinh động giúp học sinh hứng thú trong việc học tập. Thế nhưng, với mặt bằng chung của người dân nơi đây, đa số là con em hộ nghèo, gia đình đặc biệt khó khăn, bộ SGK mới có giá hơi cao, chưa kể vào năm học mới còn rất nhiều thứ phải mua như quần áo, cặp, bút... nên phụ huynh gặp nhiều khó khăn để mua được sách.
Như thấu hiểu sự trăn trở của giáo viên với hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh, cô Doãn Kim Huế tiếp lời: "Để mỗi ngày đến trường là một niềm vui cho con trẻ, bớt đi nỗi lo của gia đình và vì tương lai của các em học sinh thân yêu, nhà trường đã chủ động kêu gọi, vận động các mạnh thường quân tặng sách cho các em.
Đến nay, nhà trường đã vận động được toàn bộ sách lớp 1 cho các em. Như vậy, năm học mới đến, 100% học sinh lớp 1 của trường có đủ SGK mới. Đối với các khối lớp khác, nhà trường tổ chức kiểm kê thư viện, tiến hành cho các em học sinh mượn sách. Trong cuộc họp phụ huynh vừa rồi, nhà trường đã thông báo đến phụ huynh đợi khi vào năm học mới, thầy cô thống kê danh sách sách vở, đồ dùng học tập từng em gửi về phụ huynh, thiếu gì thì mới mua".
Với sự chuẩn bị kỹ càng từ nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đến khâu lựa chọn SGK, ngành giáo dục TP Kon Tum đang chủ động, đầy tự tin, nhiệt huyết bước vào năm học đầu tiên áp dụng Chương trình GDPTM, bảo đảm mọi điều kiện tốt nhất cho các học sinh lớp 1 vui bước đến trường.
Nữ sinh THPT Võ Thị Sáu rạng rỡ trong ngày khai giảng đặc biệt nhất, háo hức gặp lại bạn bè Sáng 5/9, học sinh TP.HCM dự lễ khai giảng. Năm nay, lễ khai giảng diễn ra với thời lượng ngắn, hạn chế các hoạt động không cần thiết. Dù vậy, ngày đầu tiên của năm học mới, học sinh không giấu được niềm phấn khích và hào hứng khi được gặp lại bạn bè. Tại trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM), các bạn...