Bế giảng lớp thanh tra viên K7
Ngày 26/9, Trường Cán bộ Thanh tra đã bế giảng lớp thanh tra viên K7/2018 cho 57 học viên đến từ 4 bộ, ngành Trung ương và 22 tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
Ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra phát biểu bế giảng lớp học
Sau 1 tháng học tập, học viên đã được nghiên cứu và thảo luận các nội dung liên quan đến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra; thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra; chứng cứ trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; văn bản trong hoạt động thanh tra; nghiệp vụ, kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại hành chính…
9 học viên có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác lớp được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra khen tặng
Kết quả cuối khóa học, 100% học viên đạt yêu cầu được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học. Trong đó có 14 học viên đạt loại xuất sắc, 37 học viên đạt loại giỏi, 6 học viên đạt loại khá. 9 học viên có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác lớp được Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra tặng Giấy khen và phần thưởng.
Phát biểu bế giảng lớp học, ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra chúc mừng các học viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
Video đang HOT
Ông Chiến đánh giá cao các học viên với nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn tạo nên sự thành công của khóa học, đồng thời mong rằng trên cơ sở các kiến thức được trang bị, các học viên sẽ vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác tại đơn vị để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời góp phần của mình vào công cuộc đổi mới và phát triển của ngành Thanh tra.
Phương Anh
Theo thanhtra.com.vn
Chủ nhiệm Lê Thị Nga cầm cuốn SGK Toán lớp 1 trên tay và đặt câu hỏi nhức nhói với Bộ trưởng Giáo dục
Phát biểu tại buổi họp, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã bày tỏ những thắc mắc rất nhức nhói với Bộ trưởng Giáo dục.
Sáng nay (19/9), tại phiên họp 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp.
Báo cáo Thẩm tra của Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Bộ GD-ĐT đã thể hiện sự quyết tâm trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đề án đổi mới cơ bản được thực hiện theo lộ trình.
Việc xây dựng chương trình GDPT tổng thể và dự thảo các chương trình môn học được triển khai khá thận trọng, lấy ý kiến rộng rãi để có căn cứ hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Các khâu biên soạn sách giáo khoa mới, chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cũng đang được gấp rút triển khai cho thấy sự quyết tâm cao của ngành Giáo dục.
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Quốc hội, vẫn còn nhiều băn khoăn về tiến độ và chất lượng triển khai thực hiện Nghị quyết vì Báo cáo chưa nêu được kết quả cụ thể cũng như chưa đánh giá rõ mức độ hoàn thành từng khâu, từng công đoạn trong tổ chức thực hiện, ghi nhận của VOV.
Phát biểu tại buổi họp, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã bày tỏ những thắc mắc về sách giáo khoa và sự lãng phí trong in ấn.
Bà Nga cầm cuốn sách giáo khoa môn Toán lớp 1 giơ lên và cho biết, trước đây bài tập có sách riêng, sách giáo khoa có sách riêng, nhưng bây giờ bài tập lại chung với sách giáo khoa và học sinh buộc phải ghi bài tập vào sách.
"Tại sao bây giờ khác thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2 - 3 thế hệ? Tại sao lại phải ghi bài tập vào sách giáo khoa? Tại sao chúng ta lại để phí mỗi năm chúng ta xuất bản hơn 1 triệu cuốn SGK, xã hội mất 1.000 tỉ đồng, nhưng đến năm sau không dùng được nữa?", báo Thanh niên ghi lời Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện cho rằng, mỗi cuốn sách chỉ 10.000 đến 12.000 đồng nhưng ảnh hưởng muôn nhà.
"Đề nghị Bộ trưởng quan tâm tổ chức thanh tra ngay vấn đề này, có biểu hiện gì ở đây? Thể hiện lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành sách hay không?
Trước đây SGK không phải như vậy nhưng sau đó người ta cứ đưa vào các bài tập, hình vẽ. Nhà in không tự in như thế được mà có thể người đặt hàng người biên soạn yêu cầu sách phải như vậy", báo VOV ghi lời bà Nguyễn Thanh Hải.
"Có phụ huynh nhắn tin cho tôi nói là sách tham khảo mua từ đầu năm nhưng đến cuối năm vẫn còn mới tinh, không dùng gì cả", bà Hải nói thêm và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo phải có tổng kết, đánh giá việc thực hiện việc này.
Theo noichungla
Lùm xùm SGK: Đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thanh tra ngay Liên quan đến lùm xùm SGK thời gian gần đây, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thanh tra ngay. Sáng nay UB Thường vụ QH cho ý kiến về báo cáo tổng hợp của Chính phủ, báo cáo của Chánh án TAND tối cao, VKSND tối cao và cá nhân có liên quan về...