Bé gái phải xa mẹ trong một chiều buồn, lưu lạc 45 năm, ngày trở về nức nở thấu sự tình
Là mẹ của 4 cô con gái, đã lên chức bà ngoại, mỗi khi ôm con, ôm cháu trong tay, chị Nga lại nhớ về người mẹ của mình.
Cả nhà ly tan rồi làm thất lạc con, đứa trẻ cực khổ hơn 20 năm mới trở về Ham chơi nên bỏ nhà đi, biết lối nhưng không về, đứa trẻ thất lạc 45 năm, ân hận tột cùng
Hai ký ức buồn của người phụ nữ thiệt thòi
Trong trí nhớ của chị Hồ Thị Kim Nga (tức Lê Thị Chiến) có nhiều ký ức buồn. Đầu tiên là tiếng bom đạn đã cướp đi ba và anh hai của chị. Thứ hai là khi mẹ dắt theo chị và chị gái, tay ôm em út lên xe lam đi tìm họ hàng mà không thấy do chiến tranh.
Chị Nga nhớ hôm ấy, mẹ mua mấy chiếc kem cho các con ăn. Bỗng dưng, chị Nga khóc rồi nói: ” Mẹ ơi, mẹ ăn đi, con không ăn đâu“. Vài ngày sau, mẹ chị làm giấy để cho chị đi làm con nuôi. Đó là một chiều tháng 4/1971.
Chị Nga có quê gốc ở xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nhưng sau nhiều năm lưu lạc, chị về sống ở quận 9, TP.HCM, làm nghề thợ may. Sau này khi đã làm vợ, làm mẹ, trong thâm tâm chị Nga không trách mẹ, chị đã đồng ý việc mẹ cho mình đi, đổi lấy chút tiền nuôi chị gái và em út.
Chị Nga (tức chị Chiến), thất lạc gia đình từ năm 1971.
Khi trưởng thành, chị Nga xin mẹ nuôi cho xem tấm giấy cho con mà mẹ ruột chị viết năm xưa. Nhờ đó, chị mới biết được quê hương của mình ở đâu.
Chị Nga kết hôn rồi sinh được 4 cô con gái, đã lên chức bà ngoại. Vợ chồng chị sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc, ông xã luôn yêu thương chị. Mỗi lần ôm con, ôm cháu, chị lại nghĩ về người mẹ của mình.
” Mẹ tôi có lẽ còn khổ gấp tôi trăm lần. Trong lòng tôi lúc nào cũng mong tìm được mẹ và các chị, em. Nhưng tôi không biết đâu mà tìm vì không có thông tin, hình ảnh gì của mọi người“, chị Nga thổ lộ. Chị đem khao khát đó gửi gắm tới chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”.
Chị Nga khao khát tìm lại người thân ruột thịt.
45 năm mới được về với mẹ
Dựa theo những thông tin chị Nga cung cấp, chương trình đã tìm về xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và được biết, ba của chị Nga là ông Lê Hiên. Phần mộ của ông vẫn nằm tại Quảng Nam và được một người cháu họ là ông Lê Hường thờ cúng. Ở đây chỉ còn những người họ hàng của gia đình chị Nga. Khi nghe tin về chị, ai cũng bất ngờ vì suốt mấy chục năm qua, họ không có tin tức gì, cứ nghĩ chị đã qua đời cũng nên.
Ngược về quá khứ, không lâu sau khi chị Nga đi làm con nuôi, em trai của chị là anh Lê Lỳ (nay đã đổi tên thành Hoàng Thịnh, theo họ của người ba dượng) mới 6-7 tuổi cũng phải đi trông em cho người ta.
Video đang HOT
Mẹ của anh, bà Đặng Thị Nhuận sau đó lập gia đình mới để có nơi nương tựa, sinh thêm 3 người con. Sau này, ba dượng đưa cả gia đình đi kinh tế mới ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, anh Thịnh mới tìm về chung sống.
Mẹ và em trai của chị Nga.
Người phụ nữ thiệt thòi được gặp lại người thân sau gần 50 năm lưu lạc.
Năm 1987, kết hôn xong, anh tìm về quê cũ theo trí nhớ thời thơ ấu, mất một tháng mới tìm được. Về quê, anh xây lại phần mộ cho ba.
Nhớ lại ngày phải đành đoạn cho đi đứa con gái dứt ruột đẻ ra, để mong con có cuộc sống tốt hơn, bà Nhuận bùi ngùi: ” Hồi đó cực quá, tôi thì chẳng biết làm sao, con nhỏ quá, không biết lấy gì cho con ăn. Có hai vợ chồng ông đó không có con, ông ấy muốn xin con bé về nuôi, tôi viết giấy rồi hai vợ chồng ông ấy dẫn Chiến đi.
Tôi rất mong con gái về, được gặp con, mai này có nhắm mắt xuôi tay cũng an lòng“.
Năm 2019, chị Nga đã chính thức được đoàn tụ với gia đình, được gặp lại mẹ, các dì, cậu, các em,… Chị khóc vì xúc động, vì hạnh phúc, vì còn may mắn tìm lại được gốc gác của mình.
Ham chơi nên bỏ nhà đi, biết lối nhưng không về, đứa trẻ thất lạc 45 năm, ân hận tột cùng
Bỏ nhà đi khi đã 13-14 tuổi, ông Hùng nhớ nhiều thông tin về gia đình, nhớ cả lối về nhà.
Nhưng ông đã giấu tất cả điều đó, cũng vì bản tính ham chơi.
Ham chơi nên bỏ nhà đi, giấu thông tin vì không muốn trở về
Ông Nguyễn Văn Hùng (tên thật là Võ Xuân Trang, quê gốc ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) là con trai trong một gia đình có 4 anh em. Ông Hùng là con thứ ba, trên ông có một người anh đã mất, một người anh nữa tên Khoa và một cô em gái tên Mai.
Bố là liệt sĩ, mẹ gửi ông Hùng, ông Khoa lên nhà chú ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nhờ nuôi giúp. Còn con gái út ở với mẹ. Ở nhà chú được một thời gian thì ông Khoa lên TP. HCM đi làm, ông Hùng ở lại với chú. Nhưng vì ham chơi, ông Hùng hai lần bỏ nhà đi.
Lần đầu, ông được thím tìm về. Nhưng lần thứ hai thì gia đình không thể tìm ra ông nữa. Hóa ra, ông đã đi lạc đến xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đó là vào năm 1977, ông Hùng lúc đó độ 13-14 tuổi.
Ông Nguyễn Văn Hùng tức Võ Xuân Trang, bỏ nhà đi năm 1977.
Một người bộ đội dẫn ông Hùng vào UBND xã, rồi được thanh niên xung phong chăm sóc. Sống cùng thanh niên xung phong được mấy tháng, ông Hùng được bà Thu Nguyệt, khi đó làm công an xã đưa về nhà nuôi dưỡng. Ở đây, ông sống cùng bà Nguyệt và bà Hai Phi (mẹ bà Nguyệt), may mắn được dạy dỗ trở thành một người lương thiện. Đám trẻ ở đây thấy ông Hùng dũng cảm, cứ gọi là "anh hùng, anh hùng" nên ông có cái tên là Hùng từ đó.
Tính ham chơi chưa bỏ được, thấy nơi ở mới này vui quá, có hồ sen, mọi người bắt cá, chơi đùa nên ông Hùng thích thú, chưa muốn trở lại nhà chú ngay. Do đó, dù nhớ nhiều thông tin về tên tuổi của mình, địa chỉ nhà chú nhưng ông Hùng đã giấu bà Nguyệt và bà Hai Phi.
Mãi tận sau này khi muốn tìm về cội nguồn, ông Hùng mới nói ra điều này khiến bà Nguyệt và bà Hai Phi ngỡ ngàng. Ông Hùng từng có một thời gian được gửi về nhà một người cô không có chồng ở Bình Dương nuôi dưỡng. Nhưng chỉ ở thời gian ngắn, ông lại quay về Thống Nhất, Đồng Nai.
Ông Võ Văn Khoa, anh trai ông Hùng.
Bà Võ Thị Mai, em gái ông Hùng.
Chú thím của ông Hùng xúc động khi hay tin về cháu.
Ông Hùng nhớ, chú của mình là ông Võ Văn Thanh, nhà ở gần chợ Long Thành, ven quốc lộ 1, gần nhà có 2 cây dương liễu. Ông nhớ mẹ tên là Thái, có anh trai tên Khoa, không nhớ tên thật của em gái mà chỉ nhớ mẹ hay gọi là "cái Năm".
Ông Hùng có 2 đời vợ. Người vợ đầu quê ở Thanh Hóa. Ông Hùng từng về quê vợ sống nhưng không chịu được cái lạnh của miền Bắc Trung Bộ nên được một thời gian thì đưa vợ con quay về Đồng Nai. Nhưng rồi, ông và vợ chia tay, một mình nuôi 2 cô con gái. Không may, con gái út mất vì tai nạn giao thông vào năm 2009.
Quá đau buồn, ông Hùng để nhà lại cho con gái lớn rồi lên TP. Biên Hòa buôn sầu riêng, làm nghề mài dao, phục vụ quán cơm kiếm sống. Thời gian sau, ông tái hôn với người vợ thứ 2 và có cuộc sống hạnh phúc. Từng trải qua nhiều đắng cay trong cuộc đời nên sau này, ông Hùng rất hay giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống. Vợ chồng ông rất hài lòng với hiện tại.
Ông Hùng rất ân hận, khao khát tìm được gốc gác.
Gặp lại ruột thịt sau 45 năm, ân hận tột cùng
Khoảng năm 1982, ông Hùng từng vài lần tìm về được nơi ở cũ của người chú. Tuy nhiên, hàng xóm láng giềng cho biết cả gia đình chú đã chuyển đi nơi khác. Dần dần, đường xá cũng thay đổi nhiều, ông Hùng về tìm nhưng không nhớ đường nên không có thêm tin tức gì.
Xem chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", ông Hùng thấy xúc động trước nhiều cuộc đoàn tụ. Người ta tìm được nhau, ôm nhau, khóc,... tự nhiên ông nghĩ: " Mình cũng phải đi tìm dòng họ của mình thôi".
" Biết đâu cuộc đời thử thách tôi, cho tôi xa gia đình để cảm nhận được tình thương ruột thịt. Ra dòng đời biết được cái đắng, cái cay rồi mới thương họ hàng ruột thịt. Chứ ở gần mãi có khi tình cảm lại chẳng ngọt ngào đậm đà, xa rồi giờ gặp lại mới ngọt ngào thì sao.
Tôi chỉ muốn tìm được gia đình, tìm được anh, em, biết được mẹ mình còn hay mất", ông Hùng rơi nước mắt nói.
Cuộc đoàn tụ xúc động của 3 anh em ông Hùng sau 45 năm.
Phải mất 6 năm trời, chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" mới tìm được anh trai của ông Hùng là ông Võ Văn Khoa. Gia đình ông Khoa hiện đang sống ở xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Ông Khoa không thốt lên lời khi biết tin em trai đang đi tìm mình. Bản thân ông đã từng tìm về ngôi nhà cũ của chú để hỏi thăm tin tức về em trai nhưng không được. Vì không biết và cũng không có điều kiện nên ông Khoa chẳng biết làm cách nào để tìm em.
Rời nhà chú, ông Khoa đưa gia đình lên Lâm Đồng làm kinh tế mới. Ông bà có 7 người con, tất cả đều đã khôn lớn, trưởng thành. Mẹ của ông đã mất vào năm 1990. Chú Thanh và thím vẫn mạnh khỏe, rất vui mừng khi biết đã tìm được cháu. " Được gặp lại em thì tôi mãn nguyện lắm", ông Khoa nói.
Và rồi sau 45 năm, ông Khoa, ông Hùng, bà Mai mới được gặp lại nhau, siết chặt cái ôm xúc động. Nghe những điều anh trai kể về mẹ, ông Hùng bật khóc: " Anh! Em có lỗi với mẹ".
Đưa con đi chữa bệnh rồi thất lạc, cha đau khổ hóa khờ suốt 26 năm và điều kỳ diệu bất ngờ Ngày con trai thất lạc, ông Oanh hoảng loạn, mất trí nhớ. Gia đình đưa ông đi chữa bệnh khắp trong Nam, ngoài Bắc, mất 26 năm mới khỏi. Đứa trẻ bị thất lạc khi vào bệnh viện chữa bệnh "Tôi xem chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", thấy có nhiều gia đình tìm lại được nhau mên vô cùng...