Bé gái mặt đầy lông
Bé Supatra Sasuphan (người Thái Lan) thường bị bạn bè trêu ghẹo và gọi với cái tên &’người sói’ hoặc &’người khỉ’ do mặt bé mọc đầy lông. Càng lớn lên, lớp lông trên mặt càng dày.
Bé Supatra mắc bệnh di truyền rất hiếm gặp khiến mặt đầy lông. Những giọt nước mắt tội nghiệp đầy mặc cảm của cô bé thường lăn dài trên má do bị bạn bè trêu ghẹo hay người đi đường soi mói. Càng lớn, lông mọc càng dày khiến mẹ cô bé phải cắt thường xuyên giúp con gái.
Năm nay bé Supatra, nickname là Nat, đã tự tin hơn nhiều. Cô bé vừa nhận được danh hiệu Người nhiều tóc nhất thế giới do Kỷ lục Guinness trao tặng. Giờ cô bé thường xuyên tham gia các lớp ca hát, khiêu vũ và diễn viên.
Bé Supatra Sasuphan
Mẹ bé phải cắt lông mặt cho con gái thường xuyên.
Cô bé trong trang phục tới trường.
Không chỉ có lông trên mặt, lông còn mọc ở cánh tay, ngực và lưng.
Cùng bố mẹ
Ánh mắt soi mói của người qua đường.
Giờ cô bé đã tự tin hơn và tham gia các môn thể thao.
đỗ quyên
Theo Telegraph/Bưu Điện Việt Nam
Khóc trong đêm tân hôn vì bệnh di truyền
Cố gắng "gìn giữ" cho nàng đến tận ngày cưới, trong đêm tân hôn, Quốc bàng hoàng nhận ra cô dâu 27 tuổi của mình có cơ quan sinh dục chưa trưởng thành.
Ảnh minh họa
Không ít cô gái, chàng trai đã bàng hoàng vỡ mộng ngay trong đêm đầu tiên là vợ chồng của nhau. Nguyễn Thị Hương, 25 tuổi, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội, là một trong số đó.
"Hơn một năm làm vợ, em vẫn là con gái. Cuộc sống vợ chồng tẻ ngắt chẳng khác nào bạn bè. Anh ấy không phải là đàn ông. Trước ngày cưới, em luôn cảm phục anh ấy vì đã yêu và giữ gìn cho em đến tận ngày cưới nhưng nào ngờ...", cô tức tưởi khóc.
Trịnh Văn Quốc (tổ 4, phường Lê Hồng Phong, thị xã Phủ Lý, Hà Nam) sau bốn năm đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc về quê đã khấp khởi mừng vì người anh yêu vẫn thuỷ chung chờ đợi. Không muốn nàng phải chờ đợi thêm hay đánh giá thấp mình, anh xin cưới và "bấm bụng" chờ đến đêm tân hôn. Nhưng mọi chuyện không đẹp như ý nghĩ ban đầu. Đêm tân hôn, Quốc chết điếng khi nhận ra rằng nàng dâu 27 tuổi nhưng "cô nhỏ" trinh nguyên đến độ chưa trưởng thành.
Trần Lệ Thu (phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) cũng gặp phải tình huống trớ trêu không kém. Sau khi kết hôn chưa đầy hai tháng, cô bắt đầu thấy sức khoẻ của mình suy kiệt. Thấy Thu gầy guộc và yếu ớt, mẹ cô đã đưa con đến Tổ chức Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) để kiểm tra sức khoẻ. Qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ đã cho biết tin dữ: Thu có dấu hiệu ung thư sớm cổ tử cung. Vậy là vừa cưới chồng, cô đã biết mình có thể mất khả năng làm mẹ.
Thu thổ lộ qua làn nước mắt: "Em ân hận vì đã không đi khám sức khoẻ sớm hơn. Anh ấy là người mà em hết sức yêu thương và muốn gắn bó cả đời. Em muốn sinh cho anh ấy những đứa con khoẻ mạnh kháu khỉnh nhưng không ngờ đã kéo anh ấy phải chịu chung nỗi khổ với em. Nếu biết trước điều bất hạnh này em sẽ không để anh ấy phải khổ vì mình".
Trong khi đó, theo các chuyên gia về y tế, chỉ cần một cuộc thăm khám nhỏ cho cả hai người trước hôn nhân là tất cả những điều "kín đáo" đó sẽ lộ diện. Hai người vẫn có thể tiến tới hôn nhân nhưng đã được chuẩn bị kỹ về mặt tinh thần.
Hiện nay, việc khám sức khoẻ tiền hôn nhân ở Việt Nam mới dừng ở mức độ khuyến khích trong khi ở các nước tiên tiến, đây là quy định bắt buộc của cả nam và nữ trước khi kết hôn. Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn chỉ là cuộc trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc diễn ra giữa bác sĩ chuyên khoa và người có nhu cầu. Nội dung tư vấn bao gồm các rối loạn chức năng sinh dục, biện pháp tránh thai, sức khỏe sinh sản, bệnh di truyền, bệnh nội tạng (tim, gan, phổi...), bệnh cơ quan sinh dục, bệnh tâm thần.
Thao tác chuyên môn gồm có hai phần chính. Một là xem xét bệnh sử đôi bên, các tiền căn về rối loạn tâm thần, viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền, kém phát triển trí tuệ, bệnh tim, gan, thận, tình trạng kinh nguyệt/xuất tinh, các quan hệ huyết thống, bệnh sử gia đình, tình trạng sinh đẻ (với người đã từng lập gia đình)... Hai là kiểm tra sức khỏe như chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, test tâm thần kinh, thăm khám hiện trạng bệnh lý đang theo dõi điều trị, thăm khám cơ quan sinh dục ngoài và trong, với bạn gái trẻ chưa có gia đình thì thăm khám qua đường hậu môn nếu cần thiết để biết tình trạng tử cung siêu âm, chụp nhũ ảnh, xét nghiệm máu, nước tiểu nếu cần.
Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Phó Giám đốc tổ chức LIGHT, cũng khẳng định: "Tư vấn di truyền không cản trở sự kết hôn mà chỉ đưa ra những phương hướng giúp phòng tránh các rủi ro sinh con có khuyết tật di truyền, hoặc hướng dẫn cách nuôi tối ưu với những trẻ có bệnh về chuyển hóa. Bên cạnh đó, khi khám và tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân, các bạn trẻ cũng được kiểm tra và biết trước tình trạng của mình đối với một số bệnh như viêm gan B, C... Trên cơ sở đó, họ có thể tiêm phòng trước khi kết hôn, tránh tình trạng lây nhiễm cho vợ hoặc chồng và đặc biệt tránh lây truyền cho con trong quá trình mang thai".
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Gia Đình
Thấp khớp - Sự thật và ngộ nhận tai hại Chúng ta vẫn nghĩ, bệnh thấp khớp tấn công duy nhất khớp xương và chỉ liên quan đến người cao tuổi... Đó chỉ là ngộ nhận tai hại. Những gì còn cần biết về chứng bệnh có thể hành hạ nhiều người? 1. Bệnh thấp khớp chỉ tấn công khớp xương? Sai. Chúng bao gồm cả cơ bắp (trong đó có cơ fibromialgia),...