Bé gái chỉ ước được mẹ hỏi chuyện học: Không cần sữa hay quần áo đẹp
Đối với mỗi đứa trẻ, niềm vui, niềm hạnh phúc nhất chính là được ở bên cạnh bố mẹ.
Được cả hai dẫn đi chơi, đi mua quần áo đẹp, đi họp phụ huynh,… Đó chỉ là những mong ước hết sức đơn giản nhưng nhiều đứa bé không thể có được dù bố mẹ vẫn còn. Cũng bởi vậy người ta thường nói bố mẹ chia tay con cái là người thiệt thòi nhất. Bức thư của bé gái lớp 5 gửi người mẹ đã đi bước nữa dưới đây chính là một ví dụ.
Bức thư nằm trong bài dự thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49. (Ảnh: FB Tiin.vn)
VietNamNet đăng tải, đây là bức thư của một bé gái ở Nghệ An trong bài thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Bức thư này từng gây bão mạng xã hội cách đây 2 năm và giờ đây lại được chia sẻ rầm rộ trở lại khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Trong bức thư, bé gái cho biết ngay từ khi 2 tuổi mình đã phải sống xa mẹ, bố cũng đi làm ăn xa, phải ở với ông bà nội. Dù vậy nhưng có lẽ đó vẫn là khoảng thời gian hạnh phúc nhất với cô bé vì vẫn được mẹ hỏi han, quan tâm thường xuyên.
“Mẹ à, con là K.C – con gái của mẹ đây. K.C của mẹ năm nay đã học lớp 5 rồi. Con đang cố gắng từng ngày để bố mẹ không buồn lòng vì con. Mẹ ạ, từ ngày sinh con được 2 tuổi mẹ để con ở nhà với bố và bà nội rồi mẹ đi kiếm tiền ở xa. Lúc ấy người ta bảo mẹ đi xa lắm tiền lắm. Mẹ gọi điện về bảo kiếm tiền về xây nhà, mua quần áo đẹp cho con.”
Bức thư bé gái lớp 5 gửi mẹ đã đi bước nữa khiến nhiều người xót xa. (Ảnh: FB Tiin.vn)
Tuy nhiên, điều K.C không ngờ chính là ngày mẹ trở về bé chỉ được ở cùng mẹ đúng 1 tuần. Kể từ đó, bé gái không được sống cùng mẹ nữa vì bố mẹ của em đã ly hôn. Thỉnh thoảng, K.C được mẹ về thăm mua cho sữa, quần áo mới rồi lại vội đi. Lâu dần người mẹ cũng lập gia đình mới, những lời hỏi han, quan tâm cũng ít dần đi. Điều khiến nhiều người xót xa chính là cô bé chỉ khao khát 1 lần được mẹ đi họp phụ huynh cho mà vẫn không thể thực hiện.
“Mẹ à, có lẽ mẹ không biết được rằng, con ao ước được mẹ hỏi học hành như thế nào. Mẹ có thể đến thăm trường con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về học tập của con. Ngày nào thông báo họp phụ huynh con cũng khóc mẹ ạ. Con gái khóc thật yếu đuối nhưng khi nào họp cô cũng dặn phải bảo bố mẹ đi nhé.
5 năm học con chưa bao giờ được mẹ đi họp phụ huynh. Bố lúc nào cũng bận đi làm kiếm tiền, còn mẹ đi làm xa cũng để kiếm tiền chỉ có bà nội thôi. Con biết bố mẹ không ở với nhau nữa thì con làm gì có quyền đòi hỏi bố mẹ phải cùng đi họp cho con. Nhưng mẹ ơi, con ước ao một lần được mẹ đi họp cho con.”
Cô bé chỉ khát khao được mẹ đi họp phụ huynh cho 1 lần. (Ảnh: FB Tiin.vn)
Dù thiếu thốn tình thương của cả bố lẫn mẹ nhưng bé gái rất hiểu chuyện, chăm chỉ học hành, năm nào cũng được giấy khen. Sở dĩ cô bé cố gắng như vậy vì không muốn bố mẹ buồn lòng. Không chỉ vậy, bé gái vẫn luôn dõi theo mẹ của mình, biết mẹ sống hạnh phúc, K.C cũng rất vui nhưng không khỏi chạnh lòng và vẫn ước ao giá như được ở cạnh mẹ nhiều hơn. Thậm chí, cô bé còn “ghen tỵ” với hai em cùng mẹ khác cha được ở cùng mẹ suốt cả ngày.
“Con xem trên Facebook của mẹ rồi, mẹ lại có thêm em nữa. Con thật ghen tị với 2 em vì được ở bên mẹ suốt ngày, được mẹ cho đi chơi. Giá mà con cũng được ở bên mẹ như thế thì tốt biết bao. Mẹ ơi, mẹ hạnh phúc lắm phải không. Con chỉ mong mẹ hãy hiểu, mẹ vẫn còn một đứa con gái là con đang sống cùng bà nội mẹ nhé.”
Bé gái lo lắng mỗi lần có thêm em là bố và mẹ sẽ càng ít quan tâm đến mình hơn. (Ảnh: FB Tiin.vn)
Càng đọc bức thư, ai nấy đều nghẹn ngào bởi một cô bé lớp 5 lại có thể viết ra nhiều câu nói trưởng thành và xúc động đến vậy. Những khát khao của cô bé chỉ là những việc rất đỗi bình dị mà lẽ ra đứa trẻ nào cũng nên được hưởng. Tuy nhiên, vì bố mẹ không còn ở với nhau nên với bé gái đó chỉ là điều ước xa xỉ. Thậm chí cô bé cũng nhận ra rằng “cứ có thêm một em nữa chắc bố cũng không còn yêu con, giống như mẹ ấy.”
Video đang HOT
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM
Ông nội 86 tuổi gửi thư cho cháu gái trước khi cô đi học xa
Sản phụ gửi thư cảm ơn nhân viên tàu giúp 2 mẹ con vượt cạn thành công
Nhiều đứa trẻ cần sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ hơn là tiền bạc, vật chất. (Ảnh minh họa: Shanghaiist)
Cuối lá thư, K.C bày tỏ mong muốn lần họp phụ huynh tới mẹ có thể gửi em để về họp phụ huynh cho mình. Có thể đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất cũng đủ khiến cô bé hạnh phúc. Bé gái cũng hy vọng mẹ sẽ không quên mình khiến nhiều người xót xa.
“Con chỉ ao ước được ở bên mẹ, được cảm nhận cuộc sống ở cạnh mẹ như thế nào. Mẹ ơi nếu có thể, lần họp phụ huynh sắp tới mẹ gửi em và về họp phụ huynh cho con nhé. Con yêu mẹ. Điều con mong muốn là mẹ luôn hạnh phúc và cũng đừng quên con mẹ nhé.”
Cô bé mong mẹ sống thật hạnh phúc và đừng quên mình. (Ảnh: FB Tiin.vn)
Trước đó, mạng xã hội cũng từng xúc động chia sẻ bức thư của một bé gái lớp 3 gửi bố và bà nội sau khi bố mẹ ly hôn. Cô bé bày tỏ nỗi nhớ với người em gái nhỏ, chỉ mong hai chị em được sống chung với nhau, bé gái có thể dạy em học. Một điều hết sức bình dị nhưng cô bé phải ước ao. Không chỉ vậy, cô bé lớp 3 còn tâm sự về hoàn cảnh của hai mẹ con phải đi ở trọ khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Bố mẹ chia tay con cái chính là người thiệt thòi nhất. (Ảnh minh họa: VnExpress)
Chị T.H. mẹ của bé gái chia sẻ bức thư của con trong một group trên mạng xã hội cho hay dù mới học lớp 3 nhưng cô bé đã trưởng thành hơn trước tuổi rất nhiều. Thậm chí con còn nói nhiều câu khiến chị nghe xong phải nghẹn ngào, muốn khóc cũng không được. “Hè năm con học lớp 2, con bảo với mình là: Mẹ đừng có đi lấy chồng nữa nhé! Con không thích người ta lại làm khổ mẹ như bố và con không thích phải gọi ai là bố, con chỉ có 1 bố thôi. Còn khi mẹ già con sẽ ở với mẹ, mẹ không phải lo đâu.”
Bức thư của bé gái lớp 3 cũng khiến nhiều người phải rơi nước mắt. (Ảnh: FB T.H)
Đúng là có những đứa trẻ hiểu chuyện đến mức khiến người lớn phải đau lòng. Bạn nghĩ sao về bức thư của những cô bé này? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé!
Ở chung phòng trọ với bạn thân: Từ "người quen" hóa "người dưng"
Đối với những người xa gia đình, đi học, đi làm ở thành phố thường lựa chọn ở ghép để san sẻ chi phí sinh hoạt.
Tuy nhiên, để tìm được một người hợp tính, thân quen để ở chung không phải dễ dàng. Chính vì thế, nhiều người lựa chọn ở ghép với bạn thân, bạn từng học chung cấp 3. Bởi cả hai vốn đã quen biết nhau từ trước có thể dễ dàng hơn trong quá trình chung sống. Tuy nhiên, dù là bạn thân thì khi ở chung cũng khó tránh được những mâu thuẫn. Thậm chí có những cặp bạn bè lâu năm còn phải "từ mặt" nhau.
Từ bạn thân hóa người dưng
Vấn đề kinh điển gây ra xích mích nội bộ giữa các cặp bạn thân là việc dọn phòng. Nhiều người đã phải ngao ngán khi chứng kiến người bạn của mình bên ngoài thì sạch sẽ, thơm tho nhưng về phòng quần áo chất đống, bát ăn xong không rửa.
Phòng trọ bừa bãi, ngổn ngang đồ đạc vất khắp nơi là vấn đề khiến nhiều cặp bạn thân xích mích. (Ảnh minh họa: Pháp luật & Bạn đọc)
Một căn phòng trọ khác quần áo, túi xách vứt la liệt dưới sàn nhà. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Chia sẻ với Zing.vn, bạn Thanh Vân (25 tuổi, Hà Nam) không khỏi bức xúc với bạn cùng phòng của mình. "Mỗi lần đi làm về, mình lại phát hoảng khi nhìn cảnh tượng quần áo bừa bộn trên giường, bát đũa ăn xong không rửa, phòng không dọn. Bạn chỉ biết sạch sẽ bản thân còn mọi thứ khác như vô hình."
Dù cả hai đã phân chia lịch dọn dẹp phòng cụ thể nhưng người bạn này thường xuyên "quên" hoặc chỉ làm qua loa cho xong. Khi được góp ý, nhắc nhở cô bạn lại cho rằng đây là những chuyện nhỏ nhặt không đáng để nói đến. Cho dù có thực hiện, người bạn này cũng chỉ ngăn nắp được 3-4 hôm rồi lại đâu vào đấy.
Chiếc giường ngổn ngang từ cốc nước, sách vở, đồ trang điểm không còn chỗ nằm. (Ảnh min họa: Pháp luật & Bạn đọc)
Không chỉ vấn đề dọn dẹp, Thanh Vân còn bức xúc với bạn cùng phòng của mình vì thường xuyên mở nhạc, nói chuyện điện thoại to, mở đèn sáng dù đã rất muộn. Chính vì thế cô chỉ ở với người bạn thân của mình được 3 tháng rồi phải chuyển đi ngay lập tức.
"Trước mọi người hay trêu muốn níu giữ tình bạn đẹp thì không ở chung, mình cũng gật đầu cho qua, nhưng khi sống rồi mới nhận thấy rõ. Mình đã phải chuyển phòng gấp vì không chịu nổi", Thanh Vân chia sẻ với Zing.vn.
Một bài đăng "bóc phốt" bạn cùng phòng từng khiến netizen bức xúc. (Ảnh: Báo Tổ quốc)
Cũng rơi vào tình huống "bạn thân cũng hóa người dưng", Nguyễn Hương sinh viên năm 2 Đại học Ngoại Ngữ chia sẻ với Zing.vn cho hay cô và bạn thân của mình đã "từ mặt" nhau 6 tháng vì những xích mích khi ở chung. Vốn là bạn thân từ thời cấp 3, cả hai thường xuyên tâm sự, chia sẻ chuyện tình cảm cho nhau. Tuy nhiên, khi ở chung, Hương lại cảm thấy khó chịu vì tính sạch sẽ quá mức của bạn.
"Khi nấu ăn dầu bắn lên chưa kịp lau bạn đã liên tục nhắc. Thỉnh thoảng đi học về mệt chưa kịp gấp quần áo bạn cũng cho rằng bừa bộn, không ngăn nắp, sau đó tỏ vẻ hậm hực, quăng đồ trong nhà. Thậm chí, đồ đạc mình đã sắp xếp để tiện sử dụng, bạn cũng tự ý xếp lại và cho rằng để vậy khiến phòng chật chội thêm", cô bạn chia sẻ với Zing.vn.
Việc bạn cùng phòng ăn uống xong chất đống bát đũa không dọn rửa luôn cũng khiến nhiều người khó chịu (Ảnh minh họa: Tổ quốc)
Khi xảy ra mâu thuẫn, Hương cũng chủ động nói chuyện, tìm cách giải quyết với bạn. Tuy nhiên, người bạn này lại mang những câu chuyện nội bộ kể ra bên ngoài. Cũng từ đó mà cả hai không nói chuyện và gần như "cạch mặt" nhau.
Trên trang Confession của một trường đại học tại Hà Nội, một sinh viên cũng đăng bài phản ánh "không chịu nổi vì bạn thân cùng phòng quá sạch".
"Cứ mỗi 2 tuần là nó tổng dọn vệ sinh, sạch sẽ từ cái chén, bát đến quạt, bàn học, máy tính. Ác liệt hơn, hôm về Tết, nó rửa chén bát, giặt chăn gối xong đóng bao. Mình hỏi làm gì, nó bảo 'cho khỏi bụi'. Kinh hoàng nhất là chén bát đựng đồ sống nó để một bên, đựng đồ ăn chín để riêng, mình để nhầm hai loại là xong phim."
Căn phòng từng gây tranh cãi vì bạn thân kỹ tính, "sạch quá khó sống". (Ảnh: FB L.X.T)
Không chỉ vậy, nam sinh này còn cho hay, cứ 11h bắt buộc phải tắt điện đi ngủ, nếu không nhất định cả hai sẽ cãi nhau. Thậm chí, khi người yêu của bạn đến phòng chơi, ở lại ăn cơm, cậu bạn cùng phòng còn bắt bạn nữ đi rửa tay rồi mới được ngồi vào mâm.
Đúng là khi ở cùng rồi mới phát hiện ra, bạn thân cũng có những tật xấu mà mình chưa biết. Vậy là từ người từng thân, từng tâm sự đủ thứ chuyện trên đời bỗng trở thành người xa lạ.
Bí quyết chung sống hòa thuận với bạn cùng phòng
Bên cạnh những cặp bạn thân phải "từ mặt" nhau vì ở chung phòng thì cũng có rất nhiều đôi bạn vì hiểu tính cách nên đã chung sống với nhau rất hòa thuận. Họ đều có một tôn chỉ "mất lòng trước, được lòng sau". Chính vì thế khi có bất cứ vấn đề gì cả hai đều thẳng thắn góp ý và cùng nhau sửa đổi.
Mâu thuẫn vì bạn cùng phòng ở bẩn là câu chuyện muôn thuở khiến nhiều người bức xúc. (Ảnh: Saostar)
Thu Hằng (25 tuổi, Sơn La) chia sẻ với Zing.vn cho hay con gái thường xảy ra nhiều vấn đề, đôi khi chỉ là những vấn đề nhỏ nhưng dồn nén lâu ngày cũng khiến cả hai khó chịu. Chính vì thế, ngay từ đầu cả hai sẽ đưa ra những nguyên tắc của mình để đối phương biết và tránh xảy ra xung đột. Đặc biệt, dù là bạn thân thì cũng không nên tự ý động vào đồ dùng cá nhân của nhau.
Thu Hằng (bên phải) cho rằng để có thể chung sống hòa thuận với nhau cả hai cần đặt ra các nguyên tắc riêng từ đầu. (Ảnh: Zing.vn)
Ngoài ra, cô bạn cũng cho rằng cả hai cần có sự thông cảm cho nhau. Nếu bạn chưa rõ, chưa hiểu thì từ từ giải thích thay vì lập tức chỉ trích bạn. Ngoài ra, thời gian đầu chung sống cũng là khoảng thời gian quyết định hai người có thể gắn bó với nhau lâu dài không. Lúc này cả hai cần kiên nhẫn, lắng nghe nhau cũng như làm rõ các quy tắc của bản thân.
Tương tự, Quốc Huy, sinh viên năm 3, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn cũng đề cao quan điểm "mất lòng trước, được lòng sau". Với cậu bạn, dù là bạn thân cả hai cũng nên rõ ràng, sòng phẳng các khoản chi phí sinh hoạt chung. Ví dụ như tiền nhà, tiền điện nước hay các vật dụng, thực phẩm sử dụng chung cần có sự thỏa thuận từ đầu.
Quốc Huy (bên phải) khẳng định cả hai cần sòng phẳng về vấn đề tiền bạc dù là bạn thân. (Ảnh: Zing.vn)
Bên cạnh đó, cả hai cũng áp dụng biện pháp khi mâu thuẫn sẽ cùng ngồi lại nói chuyện rõ ràng cũng như thỏa hiệp những quy tắc chung. Trong trường hợp nếu không dung hòa được thì mỗi người nên tìm cho mình một người bạn trọ phù hợp hơn để tránh việc phải "cạch mặt" nhau.
Sinh viên thời nay chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ? Nhắc đến thời sinh viên nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cảnh ở ký túc xá, cuối tháng ăn mì tôm hay chắt chiu từng đồng học phí. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển điều kiện kinh tế của nhiều gia đình đã khấm khá hơn. Các bạn sinh viên ngoài sự chu cấp của gia đình còn có thể tự...