Bé gái bị mắc sợi inox trong thực quản
Bé đang ăn bỗng có biểu hiện nôn, ho, khóc nhiều và được phát hiện sợi kim loại trong thực quản khi nội soi.
Đó là trường hợp bé N.G.L. (nữ, 55 tháng tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội). Bé được gia đình nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và phát hiện dị vật cản quang ở vùng cổ.
Bà N.T.H., mẹ của bé L., cho biết gia đình dùng rây bằng inox để lọc xương lươn nấu cháo. Sau khi các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng và khoa Gây mê hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định nội soi gắp dị vật do nguy cơ xuyên thành thực quản cao. Qua đó, ê-kíp đã gắp thành công một sợi kim loại dài 3 cm khỏi thực quản bệnh nhi.
Sợi kim loại dài 3 cm được lấy ra khỏi thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Trước đó, khoa Tiêu hóa cũng tiếp nhận bé N.A.T. (8 tháng tuổi, trú tại xã Định Tân, huyện Yên Định, Thanh Hóa) có biểu hiện quấy khóc, không bú được và suy hô hấp. Kết quả thăm khám và chụp X-quang cho thấy bé có vật cản quang hình tròn ở thực quản.
Video đang HOT
Bé T. được chỉ định gắp dị vật và lấy ra một chiếc nhẫn kim loại hình tròn. Sau thủ thuật, sức khỏe các bệnh nhi đều ổn định và được xuất viện.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Vân Anh, Trưởng khoa Tiêu hóa, cho biết dị vật đường tiêu hóa là một dạng cấp cứu, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi với nhiều nguyên nhân khi trẻ vô tình hoặc cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, chơi đồ chơi…
Vị chuyên gia này khuyến cáo những dị vật hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, xuất huyết, nhiễm khuẩn. Do đó, với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chuẩn bị kỹ thức ăn cho trẻ, lấy hết xương ra khỏi món ăn. Bên cạnh đó, chúng ta nên tập cho trẻ lớn thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không để trẻ ngậm vật nhỏ ở miệng, đồng thời chọn đồ chơi an toàn.
“Khi phát hiện bị mắc dị vật, cha mẹ phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Tuyệt đối không dùng các bài thuốc nam hoặc mẹo vặt để xử lý vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ”, thạc sĩ Vân Anh chia sẻ thêm.
Nuốt bấm móng tay, nam thanh niên suýt thủng ruột
Trong lúc đùa giỡn, nam thanh niên ngậm bấm móng tay vào miệng rồi vô tình nuốt phải dị vật.
Ngày 4/3, bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện quận 2, TP.HCM cho biết, đơn vị vừa gắp dị vật là bấm móng tay cho bệnh nhân S.N.Q (29 tuổi, ngụ TP.HCM).
Anh Q. cho biết, trong lúc đùa giỡn, anh ngậm bấm móng tay rồi vô tình nuốt phải nên đến Bệnh viện quận 2 cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân được mổ nội soi gắp dị vật.
Dị vật là bấm móng tay được bác sĩ gắp ra từ dạ dày bệnh nhân
Theo bác sĩ Khanh, do ống tiêu hóa có rất nhiều dịch nên bề mặt trơn láng, việc lấy dị vật gặp nhiều khó khăn.
"Thiết bị chuyên dụng được các bác sĩ sáng chế giúp quá trình lấy dị vật không tổn thương niêm mạc", bác sĩ Khanh cho biết.
Sau 30 phút, bác sĩ lấy bấm móng tay kích thước 12x1,2cm ra khỏi đường tiêu hóa của bệnh nhân.
Hiện anh Q. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, không còn đau bụng và được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Khanh cho biết, dị vật có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của đường tiêu hóa từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Tuy nhiên, ở đoạn thực quản và ruột non là hay gặp nhất.
Dị vật thường là xương động vật (gà, vịt, cá, chim), tăm tre, đinh, đồng xu, vỏ thuốc hay các khối thức ăn dạng cơ gân.
Theo bác sĩ Khanh, biến chứng khi bị dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, gây thủng nội tạng xuất huyết, áp xe tại chỗ, nhiễm trùng máu thậm chí gây tử vong.
Mỗi năm Bệnh viện quận 2 tiếp nhận 15-20 trường hợp dị vật đường tiêu hóa.
Gắp đầu bút bi từ phế quản cháu bé 7 tuổi Ngày 14/10, thông tin từ Bệnh viện nhi Thanh Hóa cho biết, đơn vị mới thực hiện thành công ca nội soi gắp dị vật từ nhánh phế quản bên phải cho một bệnh nhi 7 tuổi. Theo người nhà bệnh nhi L.N.D (SN 2013) ở huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa thông tin, cách đây hơn 2 tháng, cháu D. có ngậm...