Bé gái 9 tuổi bị ép kết hôn với cụ ông 78
Khi mới 9 tuổi, bé gái Younis đã bị cha mẹ sắp xếp để kết hôn với một người đàn ông đáng tuổi ông mình, theo truyền thống người Samburu địa phương.
Josephine Kulea – cô gái quyết tâm phá vỡ hủ tục Samburu của bộ lạc mình – Ảnh: CNN
Đây là những lời tâm sự đầy nước mắt của Younis, bé gái người Kenya – nạn nhân của tục tảo hôn đầy man rợ theo thông tục Samburu truyền thống tại địa phương.
Ngay từ khi lên 9 tuổi, bé Younis đã bị ép gả cho một người đàn ông đáng tuổi ông nội mình. Tuy nhiên, với lòng can đảm và sự quyết tâm, Younis cùng các bé gái khác đã dám đứng lên chống đối tục tảo hôn đầy man rợ này, và ra đi tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.
“Cháu biết được có một người phụ nữ đang giúp đỡ những đứa trẻ. Từ Baragoi, trên đôi chân trần, cháu đi bộ đến Maralai. Lúc đó cháu thậm chí còn không có nổi một đôi giày để mang. Cô Kulea đã đón cháu đến văn phòng trẻ em của cô, và cô ấy đã cứu cháu”, Younis nói.
Vào thời điểm đó, văn phòng của cô Kulea cũng đang tiếp nhận 8 bé gái khác có hoàn cảnh tương tự như Younis. Đối với các em, cũng như 200 bé gái khác từng được cưu mang và giúp đỡ bởi Tổ chức Bé gái Samburu do chính Kulea sáng lập, cô chính là một người mẹ thứ hai của các em khi các em bị chính gia đình mình chối bỏ.
Cuộc đấu tranh dai dẳng
Bé gái Younis, một trong những nạn nhân của nạn tảo hôn được Kulea cứu thoát – Ảnh: CNN
Video đang HOT
Kulea đang chiến đấu chống lại những hủ tục Samburu mà cô phải chịu đựng ngay từ khi được sinh ra. Ngay sau khi được đến trường và học một khóa y tá, cô bắt đầu tự hỏi bản thân về chuyện gì đang xảy ra đối với cộng đồng Samburu nơi cô đang sinh sống.
“Tôi nhận ra chúng tôi là những người duy nhất thực hiện cắt âm vật, những cộng đồng khác không làm như thế – cô kể – Tôi nhận thức được rằng có điều gì đó không đúng ở đây, và tôi phải tạo ra sự khác biệt, đó là cách mà tôi đã cứu lấy các bé gái”.
Cô Kulea cho biết mặc dù Chính phủ Kenya đã ra lệnh cấm tục cắt âm vật và tảo hôn từ năm 2011, nhưng ở Manyara hay một vài nơi khác, những hủ tục truyền thống vẫn rất khó bị bãi bỏ.
“Lớn lên từ cộng đồng này, mọi người đều nhìn tôi như thể “cô phải giống như chúng tôi, cô không được chống lại chúng tôi”. Đó thật sự là một mối nguy đối với tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục tiến về phía trước”.
“Tôi vẫn còn hi vọng. Tôi biết rằng một khi chúng tôi đưa được nhiều trẻ em đến trường hơn trong tương lai, sẽ có sự khác biệt trong cộng đồng của tôi”, cô khẳng định.
Theo Tuổi trẻ
Ngôi làng không bóng đàn ông
Jane là một cư dân ở Umoja, một ngôi làng không có đàn ông ở vùng đồng cỏ Samburu, phía bắc Kenya. Cô bỏ trốn đến đây sau khi bị người khác cưỡng hiếp và phải chịu những trận đòn roi của chồng.
Cư dân của ở làng Umoja. Ảnh: Guardian
"Tôi cảm thấy rất xấu hổ và không thể nói chuyện đó với những người khác. Họ đã làm những điều tồi tệ với tôi. Khi kể với chồng về vụ hãm hiếp, chồng tôi đã đánh tôi bằng gậy. Vì vậy, tôi bỏ trốn cùng các con đến đây", người phụ nữ khắc khổ so với tuổi 38 kể lại.
Tại Umoja, nơi ở là những túp lều được làm từ phân bò, tre, cành cây. Phụ nữ làm đồ trang sức để bán cho khách du lịch. Họ mặc trang phục truyền thống của Samburu với áo sáng màu, váy in họa tiết hoa văn và quấn vải kanga qua vai. Trang sức đeo trên cổ là những chiếc vòng được làm từ chuỗi hạt nhiều màu sắc. Cuộc sống không khác biệt so với một ngôi làng điển hình ở Samburu, ngoại trừ một điều là không có đàn ông.
Ngôi làng này được 15 phụ nữ gây dựng nên từ năm 1990. Họ đều là những người sống sót sau khi bị binh lính Anh ở địa phương hãm hiếp. Cư dân của Umoja giờ đây còn có cả những cô gái trốn chạy khỏi nạn tảo hôn, những người bị cắt bộ phận sinh dục (FGM), nạn nhân của bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục.
Những cư dân đầu tiên của làng Umoja đến từ các ngôi làng nằm rải rác khắp thung lũng Rift. Từ đó đến nay, nhiều phụ nữ và cô gái trẻ đã đến đây để định cư, học cách nuôi dạy con cái và bắt đầu cuộc sống không còn sợ hãi vì bạo lực hay phân biệt đối xử.
Làng Umoja hiện có 47 phụ nữ và 200 trẻ em. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, họ vẫn có một khoản thu thập ổn định để chi trả cho nhu cầu hàng ngày. Những người đứng đầu còn quản lý một khu cắm trại nhỏ, nơi du khách nghỉ lại.
Những số phận
Rebecca Lolosoli là người đứng đầu của Umoja. Trước đây, bà từng phải điều trị vết thương sau khi bị một nhóm đàn ông tấn công vì dám xây dựng một cộng đồng chỉ có phụ nữ. Nhiều người trong làng kể lại rằng dù đối mặt với nhiều mối đe dọa, bà Lolosoli vẫn không hề nao núng.
Một người phụ nữ bày những chiếc vòng tay để bán cho du khách. Ảnh: Guardian
Trong nghi lễ "xâu hạt" truyền thống của Samburu, cô gái nhận chiếc vòng cổ đầu tiên từ người cha sẽ được cha lựa chọn một "chiến binh" làm chồng và bước vào cuộc hôn nhân tạm thời. Việc mang thai bị cấm trong khi không hề có biện pháp tránh thai. Nếu mang thai, người đó buộc phải phá.
Những người có kinh nghiệm hơn ở làng Umoja sẽ giáo dục cho nữ giới từ các ngôi làng quanh Samburu về vấn đề tảo hôn và FGM. Milka, người điều hành trường học dành cho trẻ em ở các ngôi làng quanh Samburu, cho biết nếu phải kết hôn sớm, một bé gái sẽ không đủ năng làm mẹ. Vì còn quá trẻ, việc sinh con sẽ khiến chúng phải đối mặt với nhiều vấn đề.
"Tôi đã được học cách làm những điều mà phụ nữ thường bị cấm đoán. Tôi được tự kiếm tiền và khi một du khách mua vòng hạt, tôi cảm thấy rất hạnh phúc", Nagusi, bà mẹ của 5 đứa con, nói.
Judia đến sống ở Umoja cách đây 6 năm sau khi bỏ trốn khỏi nhà vì không muốn dính vào một cuộc mua bán hôn nhân. "Mỗi ngày, tôi đều mỉm cười khi thức dậy vì luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người", cô gái 19 tuổi chia sẻ.
Năm 1998, Memusi chạy trốn chồng chỉ một ngày sau khi kết hôn. Cô bị cha gả bán để đổi lấy bò năm 11 tuổi, trong khi người chồng 57 tuổi. Còn đối với Seita Lengima, phụ nữ ở Umoja có tự do, khác với những người phải sống dưới sự kiểm soát của đàn ông.
Những đứa trẻ ở trường mẫu giáo trong làng. Ảnh: Guardian
Đàn ông không được phép ở làng nhưng một người phụ nữ cho biết họ vẫn muốn có con dù chưa kết hôn. Với họ, điều tồi tệ không hẳn là chưa kết hôn và sinh con, mà là không có đứa con nào.
Nhiều người phụ nữ Umoja cho biết kể từ khi đến đây, họ không thể tưởng tượng mình có thể sống với một người đàn ông như thế nào. Jane nói rằng cô muốn ở lại làng để có thể nhận được sự hỗ trợ và cho các con đến trường.
Thùy Linh
Theo The Guardian
Gái bán dâm thừa nhận trộm tiền vì bị ép uống nước bột giặt trộn tóc Thảo buộc phải thừa nhận lấy trộm 10 triệu đồng của ông chủ nhà nghỉ do bị ép uống cốc nước trộn nước bột giặt và tóc. Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Duy Hải (29 tuổi, ở Nghệ An) và Nguyễn Văn Hưng (28 tuổi, ở Thái Bình) cùng nhau mở nhà nghỉ trên phố Trần Duy Hưng (Hà Nội). Tin tức...