Bé gái 8 tuổi mồ côi chở bà đi nhặt ve chai: Ngoại bị bệnh tim, con không dám xa ngoại đâu
Cả tuổi thơ Dưa Hấu đi nhặt ve chai cùng ngoại, 2 năm nay do sức yếu, lại mắc bệnh tim, ngoại đành ngồi sau để cháu chở đi mưu sinh khắp Sài Gòn.
Dưa Hấu tên là Nguyễn Tường Vi, năm nay 8 tuổi. Cái tên của em có một ý nghĩa lạ lắm. Bà ngoại của bé kể, ngày còn nhỏ bé hay được mẹ bồng lang thang ngoài đường xin ăn, mấy lần khóc đói hay được mọi người cho bánh trái, thứ gì cũng không ăn, trừ dưa hấu. Vậy là em được đặt cái tên này.
Cha mẹ Dưa Hấu đều mất vì bệnh. Năm em 5 tuổi thì ông ngoại cũng qua đời do tai nạn giao thông. Sau khi lo viện phí, đám tang của ông cũng là lúc hai bà cháu trắng tay ra đường lượm ve chai.
Sau nhiều ngày ngủ vật ở vỉa hè, hai bà cháu được một người phụ nữ cho mượn căn nhà ở tạm nhưng sau này cũng phải trả lại, đi thuê 1 căn phòng trọ lụp xụp rẻ tiền để lấy chỗ ngủ. Kể từ đó, con đường từ Cầu Ông Lãnh đến phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) là tuyến đường quen thuộc để em và bà đi lượm ve chai.
Công việc đầy vất vả, ban ngày thì nắng, ban đêm thì gió lạnh nhưng cô cháu gái nhỏ đã quá quen với cảnh đó. Có khi ngoại đi kiếm lượm khuya quá thì Dưa Hấu nằm luôn trên đống giấy nhựa ngủ từ bao giờ.
Dưa Hấu và bà ngoại đi lượm ve chai mỗi ngày. (Ảnh chụp từ clip)
Kể về cuộc sống rong ruổi khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn kiếm sống của 2 bà cháu, giọng ngoại trầm buồn: ” 2 năm nay tôi mới phát hiện mình bị bệnh tim, trái gió trở trời thêm chứng đau đầu nên Dưa Hấu thêm vất vả nhiều. Tôi không còn chở được cháu nữa mà đành ngồi phía sau để cháu chở đi.
Con bé mồ côi, nhà nghèo nên càng thương bà lắm. Hôm nào thấy tôi mệt quá nó nhất quyết bảo bà nghỉ thêm. Tôi thương cháu vất vả nhưng Dưa Hấu bảo, ngoại bị bệnh tim, con không dám xa ngoại đâu. Dù thương ngoại lắm nhưng hai bà cháu cũng chẳng có tiền để mua thuốc thang, chỉ cố lo cho đủ tiền ăn ở“.
Dưa Hấu rất thương bà và quyết chở bà cùng đi nhặt ve chai với mình vì lo bà một mình ở nhà ốm đau
Mỗi ngày lượm ve chai của hai bà cháu bán được tầm 100.000- 150.000 đồng, cứ 5.000 đồng ve chai thì lời được 1.000 đồng. Thế nhưng 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng quán đóng cửa hoặc ít khách nên bà cháu thu nhập của bà cháu Dưa Hấu giảm đi hơn một nửa.
Dù sống trong cái nghèo nhưng ngoại vẫn bảo, hai bà cháu cố gắng đi lượm ve chai, dù cực nhưng họ không muốn ngồi không xin tiền.
Năm Dưa Hấu lên 5 cũng được đi học lớp 1 nhưng rồi bà chẳng kham nổi học phí nên bé đành nghỉ. Rồi Dưa Hấu được chuyển qua học bổ túc ở nhà thờ, mỗi tháng 40.000 đồng. Nghỉ dịch, cô bé thỉnh thoảng nhớ lớp, nhớ bạn là bỏ sách ra tự học để không quên bài.
Thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở y tế
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có công văn về việc thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế.
Thanh toán tiền viện phí tại một bệnh viện tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, nhằm đẩy mạnh triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh thành đẩy mạnh việc chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và các bệnh viện, cơ sở y tế.
Cụ thể, UBND tỉnh thành chỉ đạo Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương xây dựng, trình UBND phê duyệt và triển khai Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Kế hoạch này nhắm tới mục tiêu: Thúc đẩy các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo tiên phong áp dụng công nghệ số, nền tảng số, triển khai chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường hình thành thế hệ công dân số và doanh nhân số cho tương lai; Thúc đẩy các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường y tế số văn minh, thuận lợi, an toàn, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân.
Trong năm 2022, kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế triển khai trên địa bàn tỉnh, thành phố cần đạt được các mục tiêu sau: 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và trong các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn đạt 50%.
Văn bản cũng quy định rõ phạm vi, đối tượng tham gia hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế gồm: Các trường học, cơ sở giáo dục và các bệnh viện, cơ sở y tế cùng người dân sử dụng dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở TT&TT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa phương; Các doanh nghiệp cung cấp nền tảng số giáo dục (doanh nghiệp số giáo dục), doanh nghiệp cung cấp nền tảng số y tế (doanh nghiệp số y tế), doanh nghiệp trung gian thanh toán và các ngân hàng hoạt động tại địa phương...
Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho 1.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Trong 2 ngày 8 và 9/1, Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Đoàn bác sĩ Thiện nguyện TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình "Trái tim cho em" khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho 1.000 trẻ...