Bé gái 5 tuổi ở TP.HCM sốc sốt xuất huyết nguy kịch
Sau khi nhập viện, bệnh nhi bị tái sốc, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa và suy hô hấp nặng.
Vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tiếp nhận một bé gái (5 tuổi, quê Kon Tum) được BV quận Bình Tân chuyển đến với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue nặng ngày thứ 5.
Sau khi nhập viện, bệnh nhi bị tái sốc, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa và suy hô hấp nặng. Bé được xử trí khẩn trương tại khoa Cấp Cứu và nhanh chóng chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc. Tại đây, bé được điều trị hồi sức bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực ổ bụng nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan.
Các bác sĩ cũng đồng thời truyền dung dịch cao phân tử, máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng cho bé. Lo ngại nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp cho bé, các bác sĩ đã quyết định phối hợp dung dịch albumin 5% để chống sốc cho bé. Tổng cộng, bé gái đã được truyền gần 8 lít dịch cao phân tử, albumin và chế phẩm máu để chống sốc.
Bé gái sốc xuất huyết nguy kịch tính mạng đang được các bác sĩ cứu chữa. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Sau gần 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn. Hiện tại, bé được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định và dự kiến xuất viện trong thời gian tới.
Các bác sĩ khuyến cáo thời điểm này, sốt xuất huyết đã giảm nhiệt nhưng người dân không nên lơ là chủ quan mà phải chủ động phòng chống dịch, luôn theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi bị sốt và đưa trẻ đến bệnh viện nếu sốt cao trên hai ngày kèm theo các dấu hiệu: quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng, nôn ói nhiều; ra máu cam, ra máu chân răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; chân lạnh, trẻ nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
Bé 9 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng khiến máu cô đặc, suy đa tạng
Bé 9 tuổi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tụt huyết áp, sốc sâu. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốc sốt xuất huyết nặng.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng máu cô đặc, suy đa tạng do sốc sốt xuất huyết nặng. Ảnh: BVNĐTP
Ngày 12/12, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi D.T.T. (9 tuổi, ngụ tại Trà Vinh) bị cô đặc máu, suy đa tạng do sốc sốt xuất huyết nặng.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó trẻ bị sốt cao liên tục 3 ngày nhưng gia đình chủ quan không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 4 bệnh nhi có những biểu hiện nặng như đau bụng, ói, tay chân lạnh nên gia đình vội chuyển đến bệnh viện tỉnh.
Thời điểm nhập viện, bác sĩ ghi nhận trẻ bị tụt huyết áp, sốc sâu, cô đặc máu nặng (Hct 54% - Hematocrit là tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ). Bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, được điều trị tích cực bằng truyền dịch chống sốc ban đầu sau đó chuyển cấp cứu lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, bệnh nhi được tiếp tục chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, dùng các thuốc vận mạch phối hợp.
Bên cạnh đó, các bác sĩ đã hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhi với thở áp lực dương liên tục, sau đó bệnh nhi được đặt nội khí quản thở máy sớm. Tuy nhiên, tình trạng Xuất huyết tiêu hóa diễn tiến ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhi rơi vào tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều.
Các bác sĩ đã tiến hành chọc dò màng bụng giải áp, điều chỉnh toan chuyển hóa, điều chỉnh rối loạn đông máu, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc để ngăn chặn tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Sau 14 ngày được điều trị tích cực và theo dõi liên tục, sức khỏe của trẻ đã bình phục hoàn toàn.
Trao đổi với Dân trí, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho hay, mặc dù gần cuối mùa mưa nhưng bệnh sốt xuất huyết vẫn đang rình rập trẻ em và người lớn. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây ra máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, người dân cần vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ; không nên trữ nước trong nhà; tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi; phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
Ngoài ra, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh (sốt cao, phát ban, nôn ói, đau đầu, đau khớp cơ, đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái, hạ huyết áp...) người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mắc bệnh sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện ngay? Đa số người bệnh sốt xuất huyết đều tự điều trị tại nhà cho tới khi bệnh chuyển biến xấu mới bắt đầu nhập viện. Tuy nhiên, người bệnh cần được nhập viện kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết khi nào phải nhập viện ngay? Sốt xuất huyết thường bùng...