Bé gái 5 tuổi nhập viện vì miếng dưa hấu để trong tủ lạnh, khuyến cáo 4 loại hoa quả càng bảo quản lâu càng mất vị, biến chất rất nhanh
Mới đây, tại thành phố Phúc Châu, Trung Quốc đã ghi nhận một trường hợp bé gái 5 tuổi nhập viện cấp cứu sau khi ăn 2 miếng dưa hấu để trong tủ lạnh.
Nhiệt độ mùa hè luôn nóng bức, khó chịu khiến cho chúng ta phải tìm đến rất nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Trong đó, ăn hoa quả mát lạnh là một trong những cách thức vừa hiệu quả lại ngon miệng. Tuy nhiên, đã có biết bao trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì ăn hoa quả làm lạnh sai cách.
Mới đây, tại thành phố Phúc Châu, Trung Quốc đã ghi nhận một trường hợp bé gái 5 tuổi nhập viện cấp cứu sau khi ăn 2 miếng dưa hấu để trong tủ lạnh.
Theo chia sẻ của gia đình, sau khi ăn dưa hấu, cô bé có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao 40 độ và đi đại tiện ra máu. Gia đình lập tức đưa cô bé đến bệnh viện tỉnh Phúc Kiến để cấp cứu và được chẩn đoán bé đã nhiễm vi khuẩn Salmonella – một loại vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính. Theo suy luận của các bác sĩ, cô bé đã bị nhiễm khuẩn chéo do gia đình đã bảo quản dưa hấu bên cạnh hải sản và trứng sống.
Cô bé 5 tuổi cấp cứu sau khi ăn 2 miếng dưa hấu để trong tủ lạnh.
Thực tế, cô bé 5 tuổi này không phải là nạn nhân đầu tiên của việc ăn hoa quả bảo quản sai cách trong tủ lạnh. Vào năm 2018, cậu bé Tiểu Su, 8 tuổi cũng phải vào viện cấp cứu sau khi có dấu hiệu sốt, nôn mửa, tiêu chảy sau khi ăn dưa hấu được cất trong tủ lạnh 2 ngày.
Người đàn ông 65 tuổi bị suy thận sau khi ăn đồ thừa để qua đêm, bác sĩ khuyến cáo: Có 5 món tuyệt đối đừng để lâu vì có thể gây độc
Cùng năm đó, một người phụ nữ đang mang bầu 5 tháng tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang cũng bị nhiễm khuẩn và sảy thai sau khi ăn dưa hấu được bảo quản bên cạnh thịt sống.
Liệu có phải cứ bảo quản dưa hấu trong tủ lạnh là sẽ gây độc?
Nhiều người nghĩ rằng trẻ em ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị tiêu chảy do lạnh bụng, nhưng thực tế là thực phẩm đông lạnh không đáng sợ, thực phẩm nhiễm khuẩn mới thực sự đáng lo.
Chúng ta vẫn có thể bảo quản dưa hấu trong tủ lạnh nhưng cần phải thực hiện đúng cách. Cách tốt nhất là để dưa hấu nguyên vỏ, chưa cắt gọt vào tủ lạnh.
Nếu đã lỡ cắt dưa hấu thành những miếng nhỏ. Bạn nên sử dụng loại dao thớt riêng, không phải loại sử dụng để cắt thịt.
Video đang HOT
Trước khi cho dưa hấu vào tủ lạnh, bạn cần phải bọc nó bằng túi hoặc màng bọc thực phẩm. Cách này sẽ giúp dưa hấu không bị nhiễm khuẩn chéo bởi thịt, cá, trứng trong tủ lạnh.
Thời gian làm lạnh dưa hấu tốt nhất chỉ nên trong vòng 2 giờ, không nên để quá 12 giờ bởi sau thời gian này, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhiều trên bề mặt của dưa hấu. Nếu bạn để quên dưa hấu qua đêm hoặc quá 24 giờ, lúc này số lượng vi khuẩn trên bề mặt đã rất cao, tuyệt đối không nên ăn nữa.
Nếu cố tình ăn, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu, chức năng tiêu hóa kém… sẽ dễ dàng bị viêm dạ dày ruột cấp tính, triệu chứng là buồn nôn, nôn và tiêu chảy nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ bị mất nước, đuối sức, thậm chí hại thận do tiêu chảy không thể kiểm soát.
Có 4 loại trái cây không phù hợp để bảo quản lâu trong tủ lạnh
1. Quả chuối
Chuối là loại trái cây nhiệt đới vô cùng phổ biến và thường được các gia đình tích trữ nhiều trong nhà. Tuy nhiên, chúng ta không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh vì sẽ gây mất mùi vị. Ngoài ra, chuối dễ bị đốm đen, nứt nẻ trên vỏ và vì thế có thể bị nhiễm khuẩn từ các thực phẩm khác, khiến vi khuẩn sinh sản rất nhanh.
Không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh vì sẽ gây mất mùi vị.
2. Cà chua
Cà chua cũng là thực phẩm không thích hợp để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Theo tác giả Harold McGee giải thích trong cuốn sách về “Thực phẩm và Nấu ăn”, cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng. Lúc này, ăn cà chua không chỉ kém hấp dẫn mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.
3. Quả đu đủ
Đu đủ được bảo quản trong tủ lạnh trong một thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng và thậm chí tạo môi trường thích hợp để các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Các đốm đen cũng sẽ hình thành ngày càng nhiều trên vỏ của đu đủ, làm cho đu đủ bị ung thối và hư hỏng.
4. Táo
Táo dù là loại trái cây giàu chất xơ, có thể tăng cường sức khỏe của tim và thúc đẩy giảm cân nhưng chúng ta không nên mua quá nhiều táo cùng một lúc bởi việc bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến táo bị phá vỡ kết cấu dinh dưỡng. Ngoài ra, táo thường thải ra khí ethylene khiến các loại trái cây và rau quả xung quanh có xu hướng nhanh chín hơn.
Nếu muốn bảo quản táo trong tủ lạnh thì địa điểm thích hợp nhất sẽ là kệ trên cùng trong tủ lạnh, cách xa các sản phẩm khác.
Ăn dưa hấu sai cách, bé gái 4 tuổi đột nhiên sốt cao và đi ngoài ra máu
Trái cây vốn rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách, nó cũng là nguồn "độc tố" đầy hiểm nguy.
Theo tờ QQ chia sẻ, bé Xiaowen (4 tuổi) là một cô nhóc rất hiếu động và hay tìm tòi. Bỗng dưng gần đây, cô bé có dấu hiệu lạ từ sáng tới chiều không hề thuyên giảm, bé sốt cao và đi ngoài ra máu liên tục. Trùng hợp thay, ông nội của bé cũng có triệu chứng y hệt mà không rõ đang mắc bệnh gì.
Quá hoảng sợ, người mẹ liền tức tốc đưa cả hai vào viện, riêng bé được chuyển đến Bệnh viện sức khỏe Mẹ và Bé Phúc Kiến (Trung Quốc) để điều trị chuyên sâu. Tình trạng ban đầu cho thấy, mắt Xiaowen đỏ ngầu còn nhiệt độ cơ thể thì tăng lên 40 độ không thể hạ.
Chỉ vì một bất cẩn của người mẹ mà cả hai ông cháu đã bị ngộ độc dưa hấu (Ảnh minh họa).
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ cho biết bé đã bị nhiễm Salmonella - một loại vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính. Theo WHO, mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 16 triệu người mắc bệnh này và hơn nửa triệu trong số đó đã tử vong. Hiện tại nếu không được điều trị kịp thời, cô bé sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn.
Trao đổi với bác sĩ, người mẹ cho biết khi đi học về, bé có ăn 2 miếng dưa hấu để trong tủ lạnh từ đêm hôm trước. Cô ấy không thể ngờ được hậu quả lại nghiêm trọng như vậy, bởi từ trước đến nay có nhiều thực phẩm thừa đều cho vào tủ lạnh để bảo quản.
May mắn thay, sau 7 ngày điều trị, cả hai ông cháu đều có nhiều chuyển biến tích cực. Bác sĩ kết luận rằng, chính thói quen bỏ dưa hấu thừa vào tủ lạnh là nguyên nhân khiến hai ông cháu nhập viện. Trước đây ở thành phố Tây An, 4 người con của gia đình ông Ôn cũng phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn dưa hấu qua đêm.
Tại sao ăn dưa hấu qua đêm lại gây ngộ độc?
Theo ông Zeng Qingshan - trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện liên kết thứ ba của Đại học Y Quảng Châu (Trung Quốc), dưa hấu là loại trái cây ăn cực mát trong mùa hè nên rất nhiều gia đình chọn mua về giải nhiệt.
Tuy nhiều vitamin và khoáng chất là thế, nhưng dưa hấu lại chứa nhiều đường và nước nên vi khuẩn rất dễ sinh sôi. Mặt cắt của miếng dưa hấu dù có dùng bao bì bọc lại đi nữa cũng không thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Dưa hấu rất tốt cho con trẻ nhưng chỉ khi ăn đúng, nếu để qua đêm thậm chí còn phản tác dụng.
Bên cạnh đó, tủ lạnh là nơi bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau, kể cả sống và chín. Chính vì thế nên nó được xem là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong gia đình, huống gì mẹ bé Xiaowen còn để dưa hấu thừa cạnh trứng và hải sản sống nên còn dễ nhiễm khuẩn hơn nữa.
Những người khỏe mạnh bình thường nếu ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn sẽ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Còn người có đề kháng yếu hoặc có sẵn bệnh lý rất dễ bị xuất huyết đường ruột và hoại tử ruột nếu ăn phải.
Làm sao để ăn dưa hấu an toàn trong ngày hè?
Ông Zeng nhắc nhở, các bà mẹ cần phải lưu ý hơn trong việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để ngăn ngừa bị ngộ độc. Theo một nghiên cứu năm 2010 của Hội đồng Y tế Toàn cầu cho thấy, tủ lạnh của mỗi nhà đều chứa khoảng 11,4 triệu vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, thậm chí còn nhiều hơn nhà vệ sinh.
Đối với riêng dưa hấu, hãy chọn mua những quả tươi ngon và ăn hết trong vòng 12 giờ sau khi cắt ra, hạn chế ăn dưa để thừa qua đêm. Nếu muốn trữ trong tủ lạnh thì nên để trực tiếp cả quả chứ đừng cắt ra. Hãy đặt dưa ở tầng cuối của tủ lạnh vì ở nhiệt độ chỉ khoảng 8 - 10 độ C giúp giữ hương vị dưa không bị mất đi.
Khi bổ dưa, các chị em lưu ý phải rửa sạch dao rồi mới cắt và không dùng chung để thái các thực phẩm tươi sống khác. Nếu ăn không hết, hãy bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm rồi đặt ở một ngăn riêng, không để chung với các loại khác để tránh lây nhiễm chéo.
Cuối cùng, ông Zeng lưu ý mọi người chỉ nên ăn dưa hấu vừa phải chứ đừng tham ăn nhiều, đặc biệt là những người có lá lách và dạ dày yếu. Một khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải đến viện điều trị ngay chứ đừng chần chừ.
Phát hiện lưỡi và dây câu trong bụng nữ bệnh nhân Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật và lấy thành công dị vật là lưỡi câu và dây câu nằm trong bụng gây búi lồng ruột của một nữ bệnh nhân ở Quảng Bình. Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật nội soi điều trị thành công một trường hợp lồng ruột mạn tính cho bệnh nhân nữ N.T.Ng. (42 tuổi),...