Bé gái 14 tuổi mất cả ông bà, cha mẹ vì Covid-19: “Bây giờ em chỉ có thể gặp cha mẹ trong những giấc mơ mà thôi”
Mới 14 tuổi nhưng cô bé Mai K. ( Bình Chánh, TP.HCM) lần lượt chứng kiến cảnh ba mẹ và ông bà ngoại lần lượt ra đi vì dịch Covid-19.
“Giờ thì em phải ăn cơm một mình, tự giặt đồ, phơi đồ cũng chỉ còn đồ của em thôi”
Trong căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp cuối con hẻm ngoắt ngoéo ở huyện Bình Chánh (TP.HCM), bé Mai K. vẫn đều đặn nhang khói cho bàn thờ của 4 thành viên gia đình.
Trong đôi mắt của cô bé 14 tuổi như chất chứa bao nỗi buồn không thể diễn tả hết bằng lời. Chỉ trong 1 tháng qua, em lần lượt chứng kiến cảnh ba mẹ và ông bà ngoại qua đời vì Covid-19.
Người đầu tiên nhiễm bệnh là ba của K. Đầu tháng 7, ba em sốt, ho nhưng lại không biết đó là triệu chứng của Covid-19 nên nghỉ ngơi, tự chữa bệnh. Đến ngày 10/7, K. đến trò chuyện, hỏi thăm ba thì thấy ba nằm sấp.
Lay ba dậy hồi lâu không được, em mới để ý ba đã qua đời từ lúc nào. Hoảng hốt gọi mẹ rồi hai mẹ con báo với cơ quan chức năng.
K. kể lại những ngày bi kịch trong tiếng nức nở với PV báo Thanh Niên: “Công an gọi đội mai táng đến để lo hậu sự, mẹ vẫn chưa hết sốc vì cha ra đi quá đột ngột. Được vài hôm thì mẹ mệt và khó thở, người nhà đưa mẹ đi viện xét nghiệm mới biết mẹ nhiễm Covid-19. Trước khi đi viện mẹ còn dặn em ở nhà tự lo, mai mốt hết bệnh mẹ về, mà mẹ đi luôn không về nữa”.
Đau lòng hơn, trong thời gian mẹ em mắc Covid-19, ông bà ngoại em cũng nhiễm bệnh và mất sau đó không lâu. Ông bà, bố mẹ đều đã mất, K. chỉ còn một mình trong 4 bức tường cô đơn lạnh lẽo của căn nhà ông bà ngoại để lại.
Hình ảnh những bữa cơm gia đình, sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ bây giờ chỉ là những kỉ niệm xa xăm. Những ngày được cha mẹ nhường đồ ăn ngon, lo cơm nước, hai mẹ con giặt đồ rồi cùng phơi đồ đều là những kỷ niệm quý giá.
Video đang HOT
“Giờ thì em phải ăn cơm một mình, tự giặt đồ, phơi đồ cũng chỉ còn đồ của em thôi. Đi ra đi vào nhìn thấy ảnh gia đình, chiếc máy may của mẹ, làm gì cũng trống rỗng, cô đơn và nhớ cha mẹ hết. Những đêm ngủ em thường mơ thấy cha mẹ, cả nhà nói cười, nhưng bừng tỉnh dậy thì chỉ có một mình em. Nhớ cha mẹ em lại khóc nhưng ráng nằm ngủ tiếp, rồi lại thấy hình ảnh mẹ… Bây giờ em chỉ có thể gặp mẹ trong những giấc mơ mà thôi”, Khanh nghẹn ngào nói với báo Thanh Niên.
Cậu cháu cùng mồ côi, cả gia đình đã mất gần 1 tháng mới có thể bình tâm
K. sống một mình trong căn nhà ông bà ngoại để lại cạnh căn nhà của cậu bé là anh Nguyễn Thanh H. (49 tuổi) nên được cậu lo cơm nước, động viên tinh thần hàng ngày.
Trò chuyện với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, anh H. cho biết, đã 2 tháng kể từ khi ba mẹ và ông bà ngoại của bé (cũng là ba mẹ anh) lần lượt ra đi mãi mãi vì Covid-19. Cậu cháu cùng mồ côi, cả gia đình đã mất gần 1 tháng mới có thể bình tâm
“Đợt trước bé tận mắt chứng kiến ba mất nên đã khóc rất nhiều. Lúc hay tin mẹ của bé không qua khỏi, tôi đã kiềm lòng không nói cho bé biết vì bé bị cao huyết áp, nếu quá xúc động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi cũng chăm sóc bé hằng ngày, rồi quan sát thấy bé nguôi dần nỗi đau mất ba, tôi mới dám nói chuyện mẹ bé đã qua đời. Là một người cậu, chứng kiến cháu mình như thế tôi đau lòng lắm”, anh Hùng xúc động nói với nguồn tren.
Cậu của K. thất nghiệp nhiều tháng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên kinh tế rất khó khăn, phải chắt chiu từng ngày để đủ lo cho vợ con và Mai K.
Anh H. vốn làm nghề giữ xe cho quán ăn nên lương rất thấp, nay thất nghiệp nên có gì ăn nấy, nhà chỉ còn ít lương thực do chính quyền hỗ trợ đủ ăn qua ngày.
“Ba mẹ bé lúc trước cũng không khá giả, qua đời cũng không có gì để lại cho K. Lúc ba bé mất, mẹ bé đi mượn 50 triệu đồng để lo mai táng. Mẹ bé đi trị bệnh cũng tạm ứng của bệnh viện hơn 30 triệu. Tiền chưa kịp trả cho người ta thì mẹ bé đã qua đời”, cậu của Mai K kể.
Khi PV báo Tuổi Trẻ hỏi: “K ơi, sau này con muốn làm nghề gì?” thì mắt cô bé rạng rỡ một chút: “Con muốn học nghề trang điểm, làm tóc. Mẹ nói 16 tuổi sẽ cho đi học”.
Anh H. tâm sự thêm với nguồn trên rằng K. được cha mẹ cưng lắm, học khi chưa hết cấp I đã đồng ý cho K nghỉ vì thấy học không vô, sau này học nghề cũng được.
Mẹ K. vốn làm thợ may ở nhà, mỗi khi K. muốn phụ, mẹ em đều mắng yêu “còn nhỏ, tay chân vụng về, biết gì mà làm”.
“Khanh mê trang điểm, làm tóc lắm. Hi vọng qua dịch, bé sẽ có cơ hội đi học nghề để tương lai có thể tự lo cho bản thân khi tôi đã lớn tuổi. Mong bé có thể nguôi được nỗi đau mất ba mẹ và sống một cuộc sống tốt hơn” cậu của Mai K. kết thúc cuộc trò chuyện.
Tổng hợp
Tình yêu của cặp chị em hơn 15 tuổi, gần 70 năm nên duyên vợ chồng
Trong các mối quan hệ yêu đương, đa phần mọi người thường quen với những cặp đôi nam giới lớn tuổi hoặc bằng với nữ giới.
Thế nhưng, không ít cặp đôi "chị em" đã vượt qua rào cản tuổi tác, hòa chung nhịp đập để kết thành tình yêu viên mãn, đẹp như mơ.
Như mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết kể về mối tình chị em đặc biệt của 2 ông bà đã ngoài 80 tuổi.
Bài đăng đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, bạn Tú Oanh (20 tuổi, quê ở Đắk Nông) - chủ nhân bài viết chia sẻ: " Đây mới gọi là cặp đôi phi công bền bỉ nhất mình từng thấy. Ông bà ngoại mình đó. Lúc này, ông đã 85 tuổi, còn bà thì 100 tuổi rồi ". Dòng trạng thái trên được đính kèm với hình ảnh chụp trong ngày lễ thượng thọ của cặp vợ chồng lớn tuổi. Trong một số hình ảnh được đăng tải, khoảnh khắc cụ ông nắm chặt tay vợ làm "tan chảy" không biết bao nhiêu trái tim.
Đó là hình ảnh trong ngày lễ mừng thọ vào năm 2020 của cụ Nguyễn Kim Hoàn và cụ bà tên Cao Thị Nhân. Hai cụ hơn nhau 15 tuổi, hiện đang ở Đắk Nông và có chuyện tình đẹp tới mức ngay cả con cháu trong nhà cũng phải ngưỡng mộ.
Lễ thượng thọ của cặp vợ chồng bà 100 tuổi, ông 85 tuổi ở Đắk Nông. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ với chúng tôi, Tú Oanh - cháu ngoại của 2 cụ cho biết, từ năm 31 tuổi, bà Nhân đã yêu thương, chăm sóc ông Hoàn. Thời điểm đó, ông mới 16 tuổi, đang đi bảo vệ tổ quốc nhưng cụ bà quyết ở vậy, chờ ông trở về. Tình yêu của hai người lớn dần nhờ những lá thư từ chiến trường gửi về hậu phương và ngược lại. Sau khi ông Hoàn xuất ngũ, hai người mới chính thức tổ chức đám cưới.
Hơn nhau tận 15 tuổi, thế nhưng chuyện hôn nhân của ông bà rất thuận lợi vì ai cũng biết đến sự hi sinh cao cả từ cụ Nhân dành cho chồng. Tính đến thời điểm hiện tại, ông bà đã ở cạnh nhau gần 70 năm, có 2 người con, 13 cháu nội ngoại và 23 đứa chắt.
Cụ ông nắm chặt tay vợ, khoảnh khắc bà mỉm cười hạnh phúc khiến không ít người ganh tị. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ thêm, Tú Oanh cho biết dù đã lớn tuổi nhưng ông bà chỉ thích ở riêng, không sống cùng con cái hay cháu chắt. Bà với ông thay phiên chăm nhau, chỉ khi nào cả hai mệt hoặc có bệnh thì mới nhờ tới con cháu giúp đỡ. Nhiều năm trước, khi còn khỏe, ông thường chở bà đi chợ rồi khi về nhà, cả 2 sẽ thay phiên nhau dọn dẹp, nấu nướng. Hiện tại, do tuổi già sức yếu nên hầu hết là ông chăm bà, từ chuyện nấu nướng đến dọn dẹp nhà cửa đều rất chu đáo.
Trong suốt gần 70 năm sống chung, 2 cụ vẫn thường cãi nhau nhưng lại rất nhanh giảng hòa. Tú Oanh hài hước chia sẻ: " Mỗi lần ông bà cãi nhau, mình trêu rằng bà lớn tuổi hơn nên phải nhường cho ông, còn ông không được cãi vì là "phận em". Nghe thế, ông bà lại nhìn nhau cười trừ, xong hết giận luôn ". Không dừng lại ở đó, dù là chồng nhưng cụ Hoàn vẫn thường xuyên làm nũng vợ để được bà vỗ về, dỗ ngọt.
Trong khoảnh khắc đó, Oanh lại cảm thấy tình yêu của ông bà ngoại mình thật giản dị nhưng sâu sắc và bền chặt. Cứ như vậy, 2 ông bà sống tình cảm, yêu thương nhau như vợ chồng son.
Hình ảnh đời thường của ông bà trong ngày họp mặt với con cháu. (Ảnh: NVCC)
Tú Oanh thổ lộ: " Tình yêu của ông bà giống như vĩnh cửu vậy. Nó bình dị, không náo nhiệt phô trương, cũng không đồ hiệu xa xỉ. Điều đó khiến mình vô cùng ngưỡng mộ ". Chia sẻ thêm, cô cho biết, dù 2 ông bà có chênh lệch tuổi tác lớn nhưng rất tôn trọng nhau. Có lẽ, đó chính là yếu tố khiến 2 người bền chặt, đồng hành cùng nhau trong suốt gần 70 năm qua.
Câu chuyện về "tình yêu phi công - máy bay" hơn nhau 15 tuổi của vợ chồng cụ Nhân hiện đã thu hút hàng chục nghìn lượt thích và rất nhiều sự tương tác từ mạng xã hội. Không ít bạn trẻ bày tỏ sự ngưỡng mộ về tình yêu bất chấp định kiến xã hội, tuổi tác và thời gian của cặp đôi này.
Ông bà hiện có vài chục người cháu, chắt quây quần mỗi khi nhà có sự kiện quan trọng. (Ảnh: NVCC)
Thông qua câu chuyện về tình yêu của 2 cụ, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy bày tỏ quan điểm của bạn dưới phần bình luận nhé!
Chị cả mỗi lần đưa con về nhà mẹ đẻ đều biến mất, em gái lén theo dõi mới ngỡ ngàng trước bí mật vừa buồn cười vừa đáng thương Dù cho mẹ có yêu thương con đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc chỉ muốn tránh xa chúng trong giây lát để bản thân có được một chút thời gian nghỉ ngơi. Làm mẹ là một công việc toàn thời gian, không kể ngày hay đêm. Những ai đã là mẹ mới thấy hiểu được những lúc mệt mỏi, kiệt sức...