Bé gái 12 tuổi bị sốc phản vệ do bọ xít hút máu đốt
Thông tin từ Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Đông Anh vừa tiếp nhận một bé gái 12 tuổi vào viện với biểu hiện mẩn đỏ trên da, nôn, đau bụng, mệt lả…
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tỉnh, không sốt, sẩn đỏ dạng mảng trên da, môi tái, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt. Các bác sĩ nhanh chóng đánh giá đây là tình trạng phản vệ độ III, nguy cơ trụy mạch, tử vong cao, đã tiến hành cấp cứu theo phác đồ của BYT. Qua khai thác thông tin từ trẻ, phối hợp của người nhà và khám lâm sàng, bác sĩ xác định tình trạng phản vệ này là do “ bọ xít hút máu”.
Loại côn trùng này có tên khoa học Triatoma rubrofasciata, là vector truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Bọ xít hút máu người sinh sản trong mùa nóng, chúng thường xuất hiện và phát tán mạnh vào tháng 6,7,8.
Hình ảnh bọ xít hút máu người
Loài bọ xít này có xu hướng đốt trên mặt người. Ban ngày bọ xít thường ẩn mình trong các kẽ hở trong tường vách, các kho tối chứa đồ trong nhà, đặc biệt ưa thích sống trong các vật liệu bằng gỗ, lá… ở những nơi ít người qua lại. Để có thức ăn, thông thường chúng phát tán vào nhà, có tập tính là sống gần người trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ. Chúng thường đốt người vào ban đêm khi ngủ.
Ngoài tình trạng phản vệ như trên, độc tố do bọ xít hút máu còn có thể gây tổn thương trên tim, đường tiêu hóa, hệ thống bạch huyết của cơ thể.
Phản vệ do côn trùng đốt ở trẻ em không phải hiếm gặp, có nhiều mức độ từ nhẹ đến nguy kịch, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Ở bệnh nhân này, sau khi được cấp cứu ban đầu, trẻ tiếp tục được duy trì thuốc vận mạch, bù dịch và theo dõi sát tối thiểu trong vòng 48 giờ để tránh tình trạng sốc phản vệ pha 2. Hiện tại sau 30 giờ điều trị tích cực, trẻ đã thoát sốc, toàn trạng ổn định.
Người dân cần đề cao cảnh giác, nên mắc màn khi ngủ, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, mở cửa cho ánh nắng chiếu vào để ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của loài côn trùng nguy hiểm này. Sau đây là hình ảnh vết đốt và hình ảnh con bọ xít người nhà tìm thấy tại nhà.
Video đang HOT
Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu đông máu sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Chuyên gia đề nghị sau tiêm vắc xin, mọi người chú ý các dấu hiệu cảnh báo tình trạng huyết khối (cục máu đông) sau tiêm. Tình trạng này được báo cáo với tỷ lệ 1-4 phần triệu, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
Ảnh minh họa.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết trên báo chí, đến nay nước ta ghi nhân khoảng 30% người sau tiêm vắc xin Covid-19 không có triệu chứng đặc biệt, hoặc thoáng qua không nhận biết được.
Sau tiêm, các phản ứng như sốt, ớn lạnh, đau vị trí tiêm, người cảm giác mệt mỏi... là rất phổ biến.
Còn các phản ứng sốt, ớn lạnh, sưng đau vị trí tiêm... gặp khá phổ biến và hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng này sẽ hết sau 2-3 ngày, chỉ cần uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây...
Có hai phản ứng sau tiêm nguy hiểm hơn gồm sốc phản vệ và huyết khối (đông máu), cần theo dõi chặt sau tiêm. Trong đó, phản ứng sốc phản vệ thường xảy ra ngay sau tiêm, trong thời gian theo dõi sau tiêm, được xử lý bởi nhân viên y tế.
Cũng theo PGS Cơ, tình trạng huyết khối là một phản ứng muộn sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, có thể xảy ra đến 28 ngày sau tiêm.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh, phản ứng này vô cùng hiếm gặp.
PGS Cơ khuyến cáo người dân chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân đến 4 tuần sau tiêm, đặc biệt chú ý các dấu hiệu:
- Triệu chứng như phù chân, phù tay dai dẳng.
- Có những biểu hiện như tức ngực, khó thở (biểu hiện nguy cơ tắc mạch phổi).
- Biểu hiện đau bụng dai dẳng không tìm thấy nguyên nhân (có thể cảnh báo tắc mạch trong tạng).
- Biểu hiện nôn ói, đau đầu, nhìn mờ, thậm chí co giật, liệt nửa người (có thể cảnh báo tắc mạch máu não).
Những triệu chứng này cần được phát hiện càng sớm càng tốt, đến ngay cơ sở gần nhất để được tư vấn.
PGS Cơ cũng khuyến cáo khi đi tiêm ngừa vắc xin, mọi người cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe bản thân, yếu tố nguy cơ (bệnh nền, đang dùng các loại thuốc...) để chỉ định tiêm chặt chẽ, phòng các rủi ro có thể xảy ra sau tiêm ngừa.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Bộ Y tế khẳng định, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin là biến cố nặng hiếm xảy ra, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Một buổi họp xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Hội đồng chuyên môn bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế. Ảnh: BYT.
Thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của Astra Zeneca (AZ) và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.
Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin Covid-19 cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4) giống như kháng thể HIT.
Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hoá tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm? Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử. Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Suýt mù lòa, để lại di chứng suốt đời vì... "bụi bay vào mắt"

3 món khoái khẩu của nhiều người nhưng gây hại cho não

Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị huyết áp cao

Chế độ ăn tham khảo khi mắc bệnh Babesia

Chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) trên người

Việc cắt giảm viện trợ đang đe dọa cam kết chấm dứt tử vong khi sinh

Lá bưởi có tác dụng gì?

Bạn có đang uống nước sai cách?

Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

Chó nghi dại cắn liên tiếp 5 người cùng xã ở Vũng Tàu

Nghỉ hưu đem lại thay đổi lớn cho sức khỏe não bộ

Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Có thể bạn quan tâm

Các tỷ phú bị mất tài sản trong cuộc khủng hoảng thuế quan
Thế giới
19:00:19 08/04/2025
9X TPHCM sinh 7 con, kể chuyện thú vị khi rèn con tự lập
Netizen
18:37:13 08/04/2025
Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Trắc nghiệm
18:24:27 08/04/2025
Clip sốc: Tài tử Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt tiết lộ áp lực thực hiện cảnh tát "tiểu tam đáng ghét nhất showbiz"
Sao châu á
18:21:48 08/04/2025
Chồng thiếu gia của Midu không để ý có camera lia trúng, liên tục làm 1 hành động lạ giữa sự kiện
Sao việt
18:15:34 08/04/2025
Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió
Ẩm thực
17:08:29 08/04/2025
Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền
Lạ vui
17:03:47 08/04/2025