Bé gái 1 tuổi đột quỵ
Bệnh nhi xuất hiện triệu chứng co giật nhiều lần, kéo dài khoảng 1 phút, tại bệnh viện địa phương, bác sĩ chỉ định trẻ phải chuyển lên TP.HCM khẩn cấp.
Đầu tháng 8, bé gái P.H.A (1 tuổi, sống ở Cần Thơ) đột ngột co giật tay chân bên trái. Tình trạng này diễn ra trong khoảng một phút rồi bé tỉnh táo. Nhưng vài giờ sau, bé co giật lại nên mẹ vội đưa đi bệnh viện.
Ở bệnh viện địa phương, các bác sĩ quyết định chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Tại đây, trẻ vẫn co giật thêm vài lần và yếu nhẹ tay chân bên trái. Kết quả chụp CT ghi nhận có bất thường ở bán cầu não bên phải.
Các bác sĩ tiếp tục thực hiện các khảo sát tìm nguyên nhân, xác nhận bé bị nhồi máu não bán cầu não phải, hẹp mạch máu não liên với vùng nhồi máu não, trên khảo sát cộng hưởng từ. Hiện Khoa Thần kinh và Khoa Ngoại Thần kinh phối hợp, tìm gải pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhi.
Bé gái 1 tuổi được chuyển gấp đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lê Trung Hiếu, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đây là trường hợp nhồi máu não ở trẻ nhũ nhi, có thể liên quan bất thường bẩm sinh mạch máu não.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hiếu, đột quỵ là bệnh cảnh ít gặp ở trẻ em. Người dưới 18 tuổi bị đột quỵ chiếm tỷ lệ từ 3 – 25/100.000 người, tuy nhiên bệnh vẫn là nguyên nhân tử vong và tàn phế đáng kể.
Đột quỵ ở trẻ em gồm hai dạng là nhồi máu não và xuất huyết não. Khoảng 80% nhồi máu não trẻ em liên quan động mạch não.
Trên thực tế, các nhóm nguy cơ gây nhồi máu não rất nhiều, gồm: bệnh tim mạch, bệnh lí tăng đông, bệnh ác tính về máu, bệnh về huyết học, bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương, bệnh tự miễn, bệnh vùng đầu mặt cổ hoặc các bệnh mô liên kết, chần thương, phẫu thuật não…
Cũng như ở người lớn, nhồi máu não trẻ em thường khởi phát đột ngột với triệu chứng co giật tay chân, yếu liệt tay chân một bên, méo miệng, nói khó. Trong đó, triệu chứng co giật gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn.
Tuy nhiên, việc nhận diện đột quỵ ở trẻ nhỏ khá khó khăn, nhất là các triệu chứng về ngôn ngữ, rối loạn cảm giác. Thêm nữa, vì đột quỵ ít xảy ra ở trẻ nhỏ nên phụ huynh chưa quan tâm và cảnh giác. Biểu hiện ban đầu chưa rõ ràng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ví dụ khi trẻ nhức đầu, mất ý thức tạm thời, lên cơn co giật sễ bị nhầm với bệnh động kinh, yếu liệt tay chân dễ nhầm sang biến chứng viêm não, nôn ói có thể nhầm sang bệnh tiêu hóa.
Bên cạnh đó, việc sơ cứu sai cách đột quỵ như cạo gió, vắt chanh, châm kim ở đầu ngón tay khiến cho việc can thiệp kém hiệu quả. Nguyên tắc quan trọng nhất của sơ cứu đột quỵ là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ để lại những di chứng nặng nề đến suốt đời.
Trẻ nhỏ có thể đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất khả năng nói, khả năng nhận thức, ghi nhớ kém, yếu liệt tay, chân…
Khi tiếp nhận trẻ nghi ngờ đột quỵ, các bác sĩ thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân trong đó có chụp CT não, cộng hưởng từ não, khảo sát mạch máu não trong và ngoại hộp sọ. Bác sĩ Nguyễ Lê Trung Hiếu lưu ý, xấp xỉ 40 – 50% nhồi máu não trẻ em không tìm thấy nguyên nhân.
“Hiện chưa có khuyến cáo điều trị chuẩn cho nhồi máu não trẻ em. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, căn nguyên gây bệnh sẽ được điều trị nội khoa, dùng thuốc để dự phòng tái phát hoặc can thiệp mạch máu não”, bác sĩ Hiếu nói.
Bé trai 13 tuổi bị đột quỵ não
Bé L.Q.N., 13 tuổi, ở TP Hạ Long, nhập viện trong tình trạng co giật, giảm ý thức. Tại bệnh viện, bé được thăm khám lâm sàng và chụp CT não.
Kết quả phim chụp cho thấy, bệnh nhi bị xuất huyết não. Sau khi hội chẩn, bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị xuất huyết não do vỡ khối thông động tĩnh mạch não.
Tiên lượng tình trạng bệnh nhân nặng, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật mở sọ, cắt bỏ khối dị dạng AVM, giải áp, lấy máu tụ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, các bác sĩ tiếp tục chỉ định cho điều trị bằng hồi sức, hạ thân nhiệt để giảm tổn thương, giúp tế bào não nhanh phục hồi.
Sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, phục hồi ý thức, được rút ống nội khí quản và đang tiếp tục phục hồi sức khỏe, vận động tại khoa Nhi.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
Theo BS Nguyễn Sỹ Mạnh, khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, quá trình điều trị hậu phẫu xảy ra tình trạng bé sốt cao không ngừng, gây tăng tổn thương não nặng nề, phù não, tái xuất huyết não, nhiễm trùng... Vì vậy, phương pháp hạ thân nhiệt bề mặt sẽ giúp não giảm phù, viêm, cải thiện tưới máu và cung cấp oxy, tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân, giúp não bộ phục hồi ý thức, vận động tốt hơn.
"Chúng tôi hạ thân nhiệt bề mặt hoặc nội mạch của bệnh nhân từ 37 độ C xuống còn 33 - 36 độ C và duy trì mức này trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó thiết bị sẽ nâng dần nhiệt độ của bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường", BS Mạnh nói.
Bệnh dị dạng mạch máu não hay còn gọi là dị dạng thông động tĩnh mạch não (AVM), là dị tật bẩm sinh, bất thường trong mạch máu não. Bệnh xảy ra khi quá trình phát triển của hệ thống mạch máu não gặp bất thường, tạo ra tình trạng thông giữa động mạch não và tĩnh mạch não, không đi qua hệ mao mạch bình thường của não, không cấp máu cho nhu mô não, khi vỡ gây đột quỵ, chảy máu não...
Dị dạng mạch máu não có thể gây co giật, yếu, liệt cơ, chóng mặt, đau đầu, gặp vấn đề về ngôn ngữ. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng giảm oxy đến mô não, phình, vỡ động mạch não, nguy cơ tử vong cao...
Bệnh dị dạng mạch máu não không có triệu chứng mà được phát hiện qua tầm soát sức khỏe. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Quá trình sinh hoạt, nếu có biểu hiện bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Xử trí và tránh tái phát đột quỵ thế nào Xin hỏi bác sĩ, người từng bị đột quỵ thì cách xử trí khác biệt không so với người có triệu chứng lần đầu, làm thế nào để tránh tái phát? (Huỳnh Toàn, 43 tuổi, TP HCM). Trả lời: Chào bạn, tôi sẽ trả lời hai ý như sau. Khi xảy ra đột quỵ cần cấp cứu thì không phân biệt người đó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ

'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người

Dịch sởi chưa có dấu hiệu dừng lại

Sàng lọc di truyền giúp hiện thực hóa giấc mơ được làm cha mẹ

6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D, sắt, kẽm...

Triệu chứng xuất hiện khi ăn của bệnh ung thư bị ví là 'sát thủ thầm lặng'

Uống sữa tách kem hay sữa nguyên kem tốt hơn cho sức khỏe?

Người đàn ông nguy kịch sau khi bị culi cắn

Nam giới sắp có thuốc tránh thai

6 thắc mắc phổ biến về hội chứng Fanconi
Có thể bạn quan tâm

Thức đêm xem 'Sex Education', nhờ 1 CÂU THOẠI đắt giá mà tôi thêm yêu làn da nâu của mình, không còn buồn khi bị chọc ghẹo, chê bai
Góc tâm tình
21:53:14 17/04/2025
Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel
Thế giới
21:52:44 17/04/2025
Nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình Dương là bạn trai người cô
Pháp luật
21:44:19 17/04/2025
Dấu chấm hết của người yêu cũ Jennie: Comeback tàng hình, bị chê "quay MV như Gen Z tập làm vlog"
Nhạc quốc tế
21:43:34 17/04/2025
"Người cũ" nói 5 chữ thẳng thừng, nhắc đến tiền bạc khi được hỏi về Sơn Tùng khiến netizen rần rần
Nhạc việt
21:40:05 17/04/2025
Hot: Rosé (BLACKPINK) lọt top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới, được 1 mỹ nhân đình đám khen ngợi hết lời
Sao châu á
21:22:10 17/04/2025
Showbiz Việt có 1 sao nữ nhận sính lễ 88 cây vàng trong ngày cưới, số lãi ở hiện tại gây sốc nặng!
Sao việt
21:19:26 17/04/2025
Bi kịch giữa biển khơi của nữ minh tinh huyền thoại: Hơn 40 năm không lời giải đáp, là tai nạn hay còn điều gì ẩn chứa phía sau?
Sao âu mỹ
20:49:29 17/04/2025
Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng
Tin nổi bật
20:25:02 17/04/2025
Bé sơ sinh bị bỏ rơi bên bụi chuối ở Hà Nội, cơ thể có nhiều vết bầm tím, côn trùng đốt: Ai là người thân liên hệ bệnh viện ngay!
Netizen
20:23:11 17/04/2025