Bể cá cảnh biển ‘hái’ tiền tỷ của chàng kỹ sư viễn thông Lý Sơn
Đưa những con cá đủ hình dáng, màu sắc đẹp óng ánh từ đại dương về với đất đảo, nuôi trong bể vừa là thú chơi cá cảnh, vừa là nghề nuôi xuất bán khắp mọi miền đất nước – đó là mô hình làm giàu của chàng kỹ sư viễn thông Dương Trung Hậu (SN 1993, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Anh Hậu đặt hàng các thợ lặn trong vùng đi “săn” các loại cá kiểng độc, lạ mắt ngoài khơi, dưới độ sâu từ 10-20m. Ảnh Nguyễn Ngọc
Với đam mê chơi cá cảnh, thời sinh viên tại TP Hồ Chí Minh, nhận thấy nhu cầu nuôi cá biển làm kiểng là rất lớn nên sau khi trở về công tác tại quê nhà vào năm 2017, anh Dương Trung Hậu đã tận dụng thời gian rảnh đầu tư bể nuôi cá cảnh biển làm kiểng để bán, thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/tháng.
Anh Dương Trung Hậu với thú chơi vừa kỳ công, vừa hái ra tiền – Ảnh Nguyễn Ngọc
Từ giữa năm 2017, tận dụng phần đất trống trước sân nhà của gia đình tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Hậu đã đầu tư 15 triệu đồng xây bể khoảng 20m2, mua máy oxy….để nuôi và bán cá biển nuôi làm kiểng.
Giá bán cá thấp từ vài chục nghìn đồng/con, nhiều thì từ 300-500 nghìn đồng/con, thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên lúc đầu do chưa nắm vững được các kỹ thuật nuôi cá biển, độ mặn thay đổi khiến cá cảnh bị chết hàng loạt, khiến Hậu thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Sau thất bại, Hậu đã đi khắp các tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng… để học cách nuôi cá cảnh biển.
“Cá cảnh biển đòi hỏi môi trường nuôi rất nghiêm ngặt và độ mặn phải phù hợp, đa phần là lấy nước biển về nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi lâu dài, độ mặn nước biển có thể thay đổi do ảnh hưởng môi trường và nhiệt độ trên đất liền. Do vậy, nuôi cá cảnh biển rất kén chủ dù rất nhiều người thích vẻ đẹp của nó”, Dương Trung Hậu đúc kết.
Mô hình nuôi cá cảnh biển của anh Dương Trung Hậu như một “đại dương thu nhỏ” ở trên đất liền. Ảnh Nguyễn Ngọc
Những con cá có các tên khá lạ như: đô- ri, cá chim dù, cá mó bảy màu hay cá mó chuột, Hoàng đế, Bắp nẻ xanh, Nẻ điện, Thù lù, Ngòi bút, Chiêm dù, Bê vàng… được anh Dương Trung Hậu mua lại từ những ngư dân hành nghề đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó nuôi những loại cá này để xuất bán khắp nơi.
Video đang HOT
Trung bình mỗi ngày, anh Hậu xuất bán 40 – 45 thùng cá cảnh biển, mỗi thùng trung bình 50 – 70 con. Giá bán tùy theo từng loại cá ít thì từ vài chục nghìn đồng/con, nhiều thì từ 300-500 nghìn đồng/con, thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/tháng, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Bắt cá đem bán – Ảnh Nguyễn Ngọc
Anh Hậu cho cá vào bao để vận chuyển đến cho các khách đặt hàng. Ảnh Nguyễn Ngọc
Theo anh Hậu, cái khó nhất là không có điều kiện đi trực tiếp để bắt. Nên anh đã đặt hàng cho các thợ lặn trong vùng tìm để bắt các loại cá kiểng “độc, lạ mắt” ngoài khơi theo nhu cầu của thị trường hiện nay. Tuy cá biển đẹp có thể nuôi để làm kiểng ở vùng ven bờ nhiều vô kể, nhưng chủ yếu là loại cá kiểng “tạp”, ít giá trị và không thu hút được nhu cầu thị trường. Do đó, việc đi “săn” những loại cá thực sự “độc, lạ” không hề đơn giản. Độ sâu để lặn xuống săn tìm cá độc, lạ khoảng từ 10m đến 20m.
Thức ăn cho cá cảnh biển rất đơn giản, như dùng cá viên nhỏ hay dùng thức ăn bột như nuôi cá nước ngọt. Nhưng một số loài cá cũng cần có rong biển để giúp cá phát triển tốt hơn.
Thức ăn cho cá cảnh biển rất đơn giản dùng thức ăn bột như nuôi cá nước ngọt, hay là cá viên nhỏ. Tuy vậy, một số loại cá cần có rong tảo biển để giúp cá phát triển nhanh hơn.
Tuy chỉ mới chính thức kinh doanh được gần 2 năm, thế nhưng địa bàn tiêu thụ cá kiểng biển của anh Dương Trung Hậu trải rộng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, như Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh,…
Tùy theo nhu cầu của người chơi cá và đơn hàng, anh Hậu đặt hàng cho các thợ lặn trong vùng tìm để “săn” các loại cá kiểng độc, lạ mắt ngoài khơi, dưới độ sâu từ 10-20m.
Hiện tại, anh Hậu đang chuẩn bị làm mô hình nuôi cá cảnh biển ngay trên cảng biển Lý Sơn, môi trường nước biển tự nhiên nơi đây sẽ giúp cho việc nuôi cá thuận lợi hơn.
Một số loài cá cảnh biển độc lạ của anh Hậu
Theo Nguyễn Ngọc/Tiền phong
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp băng giá và chim cánh cụt ở Nam Cực
Nhiếp ảnh gia người Hà Lan có chuyến trải nghiệm thú vị ngắm vẻ đẹp băng giá và đàn chim cánh cụt ở Nam cực.
Ba mẹ con chim cánh cụt tại Nam Cực
Nam cực là nơi giá lạnh nhất trên Trái đất với kỷ lục đo được là âm 89 độ C. Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi nơi đây.
Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét âm 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển... cũng không hề có mặt ở cực Nam. Chim cánh cụt là một trong những loài hiếm hoi có thể sinh sôi phát triển ở vùng đất lạnh giá này.
Nhiếp ảnh gia Albert người Hà Lan có chuyến trải nghiệm thú vị tới vùng đất Nam Cực vào mùa hè. Nhiệt độ khi đó khoảng âm 5 độ. Ông chia sẻ: "Bên cạnh việc chụp ảnh phong cảnh Nam Cực, tôi không thể không ghi lại những hình ảnh dễ thương của chim cánh cụt. Tôi có thể ngồi ngắm loài động vật này hàng giờ".
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Albert đưa ra cảnh báo rằng sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng tác động tiêu cực tới loài chim cánh cụt ở Nam cực và đời sống hoang dã cũng như các thế hệ tương lai.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp băng giá và chim cánh cụt ở Nam Cực do nhiếp ảnh gia Albert ghi lại.
"Gần như là nó đang bay! Thật tuyệt vời. Và tôi cũng thích màu xanh của tảng băng trôi", cư dân mạng bình luận
Ba mẹ con chim cánh cụt đang âu yếm nhau
Một con chim cánh cụt đang cố gắng gọi bầy đàn ...
... "Chúng tôi đến đây" ...những chú chim vui nhộn
Chim cánh cụt có lớp lông đặc biệt, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì
"Chơi một mình cũng không buồn chán lắm nhỉ?" ...
"... nhưng có bầy đàn vẫn vui hơn chứ?"
Hoàng Dung
Theo infonet.vietnamnet.vn
Mồ chôn của sói Bắc Cực: Lụi tàn không phải vì thử thách khắc nghiệt của tự nhiên, thứ gì đang "chôn" chúng? Điều gì khiến sói Bắc Cực có thể sinh tồn đến mức không thể tin nổi tại Bắc Cực lạnh giá? Và thứ gì đang khiến chúng dần lụi tàn? Ở Vòng Bắc Cực (Arctic Circle) xa xôi - Thế giới lạnh giá cùng cực của băng vĩnh cửu, nơi cách xa dấu chân của con người, nơi những loài cây có khả...