Bé bụ bẫm nhưng vẫn có thể còi xương, suy dinh dưỡng,các mẹ đừng nên chủ quan!
Không ít bố mẹ vẫn tâm niệm rằng: Trẻ ăn nhiều, ăn ngon và tăng cân tốt chứng tỏ trẻ khỏe mạnh, không bị còi xương.
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng, hoang mang không hiểu vì sao con mình rất bụ bẫm nhưng khi đi khám lại được bác sĩ chẩn đoán là bị còi xương và suy dinh dưỡng?
Nguyên nhân trẻ bụ bẫm vẫn bị suy dinh dưỡng và còi xương
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trẻ ăn uống tốt, tăng cân đều, thậm chí khá bụ bẫm không có nghĩa sẽ tránh được bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Do mẹ kiêng cữ cho bé quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn uống không cân đối -quá mặn hay quá nhiều đạm làm đảo thải vitamin D qua nước tiểu, trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra còi xương.
Bên cạnh đó, những trẻ ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa ức chế hấp thu canxi. Cùng với đó, những trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu vềcanxi, phốt pho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ còi xương
Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:
Đối với các loại rau củ quả, mẹ nên chọn cho bé ăn những loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, thanh long cung cấp ít năng lượng nhưng lại giàu vitamin, giúp trẻ khỏe mạnh và tránh tăng cân. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh những loại trái cây nhiều đường cho bé như vải, mít… để tránh sự tăng cân nhanh ở trẻ còi xương thể bụ bẫm.
Cùng với đó, mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt nạc, cá tôm, trai, hàu với lượng vừa đủ. Những thực phẩm này giàu chấtđạm nhưng lại ít năng lượng hơn chất béo. Đặc biệt, hàm lượng canxi, kẽm trong các loại hải sản như trai, hàu… là rất lớn và cần thiết cho trẻ còi xương nói chung và còi xương thể bụ nói riêng.
Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻ còi xương uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.
Video đang HOT
Đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm, trong chăm sóc dinh dưỡng mẹ cần xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…
Ngoài ra, những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phômai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sửdụng cho bé.
Một điểm nữa mẹ cần lưu ý đó là nên xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.
Theo www.phunutoday.vn
Thiếu vitamin D sẽ rút ngắn tuổi thọ, vậy làm sao để biết?
Dấu hiệu thiếu hụt chất này thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Vitamin D, thường được gọi là "vitamin ánh nắng mặt trời", là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Nó đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Thiếu vitamin D lâu dài có thể dẫn đến hệ quả sức khỏe nghiêm trọng như đau đầu, huyết áp cao, thậm chí là ung thư. Nguy hiểm hơn, dấu hiệu thiếu hụt chất này thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, thậm chí các chuyên gia y tế cũng bị nhầm lẫn.
Thiếu vitamin D sẽ rút ngắn tuổi thọ, vậy làm sao để biết?
Sau đây là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt vitamin D mà bạn nên biết.
Bị nhiễm trùng thường xuyên
Vitamin D rất quan trọng đối với sức khoẻ của hệ miễn dịch. Nếu cơ thể không đủ vitamin D, các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn.
Vitamin D có vai trò thiết yếu đối với chức năng của hai bộ phận cơ bản của hệ thống miễn dịch: khả năng miễn dịch thích ứng và bẩm sinh. Khả năng miễn dịch thích ứng là những gì ghi nhớ các loại vi-rút mà bạn có - ví dụ như thủy đậu - và đảm bảo bạn không nhận lại chúng. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh của bạn có mặt ở những nơi như mũi để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng hàng ngày. Cả hai đều rất cần thiết và đều cần mức vitamin D đầy đủ để hoạt động.
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng và rất lâu khỏi, hãy làm xét nghiệm. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu mối liên hệ của sự thiếu hụt vitamin D và nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
Căng thẳng, mệt mỏi - đặc biệt là vào mùa đông
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức serotonin trong não. Năm 2014, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medical Hypotheses đã khảo sát 100 bài báo cáo khoa học về vitamin D và tìm ra mối liên hệ cụ thể giữa việc thiếu vitamin D và rối loạn cảm xúc theo mùa xảy ra khi người ta trải qua tâm trạng thấp trong những tháng mùa đông, do thiếu ánh sáng và ánh nắng mặt trời.
Nghiên cứu của Alan Stewart thuộc Đại học Georgia College of Education cho biết: "Mức vitamin D dao động trong cơ thể theo mùa, liên quan trực tiếp đến ánh sáng mặt trời có trong mùa.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Vitamin D rất cần thiết trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thực phẩm thành năng lượng. Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể cơ thể đang thiếu vitamin D. Điều này khiến cho cơ thể không hấp thủ đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, khiến cho tế bào cơ thể bạn thiếu năng lượng.
Vitamin D cũng rất cần thiết cho hoạt động và hiệu quả của ty thể (được gọi là pin tế bào) trong cơ. Tin vui là, điều này có thể được khắc phục nhanh chóng bằng cách bổ sung vitamin D. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Medicine cho thấy bổ sung vitamin D đã cải thiện đáng kể mức độ mệt mỏi.
Bị đau khớp hoặc xương yếu
Vitamin D cần thiết để điều chỉnh lượng canxi và phosphate trong cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của các khớp, cơ và răng và giúp ngăn ngừa chứng mềm xương và loãng xương. Khi bạn thiếu vitamin D, xương bị yếu và dễ gãy xương. Điều này liên quan đến vai trò thiết yếu của vitamin D trong việc kiểm soát sự hấp thu canxi. Một nghiên cứu vào năm 2014 dự đoán rằng những người trên 50 tuổi thường bị thiếu vitamin D dễ bị đau khớp hông và khớp gối hơn.
Đau cơ bắp
Vitamin D hỗ trợ chức năng cơ bắp vì các thụ thể của nó nằm trên khắp cơ thể, bao gồm cả trong cơ. Có nhiều chứng đau cơ nói chung là dấu hiệu của sự thiếu hụt Vitamin D. Vitamin D được chuyển hóa vào các tế bào cơ, giúp tăng cường sự co cơ, xây dựng cơ bắp và xương thông qua các hoạt động thể chất. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa đau mãn tính không đáp ứng với điều trị và thiếu vitamin D và việc bổ sung đã được chứng minh là có ích.
Cơ thể bạn có đủ vitamin D không?
Cơ thể có đủ vitamin D hay không phụ thuộc vào mức độ bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người có da sẫm màu tự nhiên sản sinh ít vitamin D, vì melanin trong da của họ tự nhiên tối hơn bảo vệ chống lại tia UV. Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin bao gồm:
- Người cao tuổi
- Nhân viên văn phòng
- Tín đồ tôn giáo
- Những người làm việc ca đêm và ngủ ngày
- Bất cứ ai có lối sống ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Làm thế nào để bổ sung vitamin D?
Hầu hết mọi người có thể bổ sung vitamin D dưới ánh nắng mặt trời hàng ngày trong khoảng thời gian ngắn khoảng 20 phút cùng với tay, chân trần dưới ánh nắng và không bôi kem chống nắng từ cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 đến cuối tháng 9.
Ngoài ra, một số thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ cũng như lòng đỏ trứng gà, pho mát, gan và thực phẩm bổ sung vitamin D như như một số ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành và ngũ cốc.
Huyền Nguyễn
Theo Ngôi sao.vn
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách giúp mẹ trị chứng biếng ăn của trẻ Chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì vậy, khi bé xuất hiện những biểu hiện của chứng biếng ăn, mẹ cần biết cách để điều trị giúp bé ăn ngon và nhiều hơn Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh...