Bê bối tình dục học đường sau những tin nhắn “gạ tình” của thầy cô
Sau những bê bối, nhiều chuyên gia cho rằng nên cấm tuyệt đối các hành vi thể hiện tình cảm giữa người đứng trên bục giảng và học trò.
Ảnh minh họa
Năm 2014, một tiến sĩ Sử học giảng dạy ở Trường ĐH Hạ Môn (Trung Quốc) bị cáo buộc có hành vi dụ dỗ các nữ sinh bằng tin nhắn. Trong đó, vị tiến sĩ này mời gọi nữ sinh tới khách sạn và lời hứa hẹn về điểm số.
China Daily cho biết ngay sau khi vụ việc bị phanh phui, chủ nhiệm khoa Sử của trường đã chấm dứt hợp đồng làm việc với thầy giáo trên. Tiến sĩ này nghỉ việc cũng đặt dấu chấm cho vô số câu hỏi chưa được giải đáp về vấn đề bê bối tình dục học đường.
Những vụ xâm hại tới từ tin nhắn
Korea Herald cho biết cuối năm 2018, một giáo viên nữ 32 tuổi của trường trung học đã bị cảnh sát bắt giữ khi quan hệ tình dục với học sinh nam 12 tuổi. Cảnh sát Gyeongnam nhận được tin báo từ gia đình nam sinh này. Cha mẹ cậu bàng hoàng khi nhìn thấy những tấm ảnh không mặc quần áo của cô giáo được lưu trong điện thoại con trai.
“Nữ giáo viên thừa nhận thường nhắn tin tình cảm cho học sinh nam này trước khi họ chính thức hẹn hò bí mật. Hai người đều khẳng định mối quan hệ là tự nguyện”, cảnh sát cho biết.
Ở Hàn Quốc, “yêu” với trẻ thành niên dưới 13 tuổi là vi phạm pháp luật. Nữ giáo viên bị đuổi việc, đồng thời chịu án tù từ tòa án.
Một chuyên gia tâm lý Hàn Quốc thừa nhận áp lực quá lớn về kết quả học tập của quốc gia này là một trong những nguyên nhân tạo ra vô số giáo viên biến chất.
Ở đó, thông thường, các em học sinh sợ hãi nếu phải nói không và nhận điểm số kém. Những nạn nhân bị gạ tình, quấy rối hay xâm hại tình dục thường mất nhiều năm mới dám kể sự thật. Quốc gia thoáng như Mỹ cũng không ngoài quy luật trên.
CNN từng gây xôn xao khi đăng tin một giáo viên nữ dâm ô, tấn công tình dục đồng tính học trò.
Vụ việc chỉ bị phanh phui khi Jamie, một nạn nhân, lên tiếng tố cáo.
“Tôi 28 tuổi và đã chờ 16 năm để có thể nói những gì tôi che giấu. Tôi bị quấy rối, lạm dụng tình dục trong nhiều năm bởi chính cô giáo của mình. Dù quá muộn, tôi vẫn muốn lên tiếng để không còn ai giống như tôi nữa”, Jamie nói.
Video đang HOT
Jamie đưa ra bằng chứng là đoạn video trò chuyện với cô giáo cũ qua điện thoại.
- Cô còn nhớ đã tấn công tôi như thế nào và khiến tôi đau khổ ra sao hay không?
- Tôi nhớ và tôi rất tiếc vì những điều đó.
- Cô nên xấu hổ, tự chỉ trích mình vì những gì đã xảy ra.
- Tôi đã, đang làm như thế.
Chỉ vài tiếng sau bài báo, nữ giáo viên đã bị đuổi việc. Cảnh sát California (Mỹ) mở cuộc điều tra.
Tháng 3/2018, nước Mỹ tiếp tục tranh cãi với vụ việc giáo viên Brtitany Zamora nhắn tin gạ tình và quan hệ tình ái với học sinh 14 tuổi. Nhà chức trách mỹ bắt Zamora chờ điều tra. Trong lúc đó, chồng và con cô đều hy vọng tất cả chỉ là sự hiểu nhầm.
Từ những tin nhắn mời gọi ban đầu đến tội ác tình dục dường như là chỉ cách nhau gang tấc. Khi phụ huynh phát hiện, mọi chuyện thường đi quá xa.
Tại Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á, các trường học đang cố xây dựng những quy định nghiêm ngặt để tránh các mối quan hệ vượt rào.
Kiến nghị cấm chuyện tình cảm giáo viên và trò dưới mọi hình thức
Theo China Youth Daily, giáo sư Viện Công nghệ Bắc Kinh Nghiêm Di Minh trong buổi tọa đàm về tình cảm học đường tỏ ra rất gay gắt.
Ông nói: “Trong những năm gần đây, chúng ta nói quá nhiều về bê bối tình dục giữa giáo viên và học sinh ở các trường trung học, đại học Trung Quốc. Những bê bối phơi bày hết lần này tới lần khác sau khi phát sinh mâu thuẫn hoặc một trong hai phía cảm thấy bị lừa dối tình cảm hay chăng là gia đình tố giác”.
Ông Nghiêm Di Minh miêu tả đây là hành vi “ vô đạo đức và cần cấm triệt để”.
Tân Hoa Xã cho biết tại Trung Quốc thời gian qua xuất hiện nhiều vụ việc thầy giáo hoặc cô giáo chủ động nhắn tin gạ tình, tán tỉnh học trò. Với cương vị nhà giáo, lại nhận được sự tôn trọng từ học trò, họ dễ dàng tiếp cận các cô cậu còn chưa đủ tuổi thành niên.
Phần lớn trường hợp, người nhắn tin che giấu cuộc hôn nhân của mình hoặc miêu tả về cuộc sống gia đình như địa ngục.
Câu chuyện qua lại của hai bên ban đầu là những lời hỏi han động viên trước khi trở nên trầm trọng.
“Chúng ta nên cấm tuyệt đối việc tồn tại tình yêu giữa giáo viên và học sinh, dưới mọi hình thức. Bao gồm những lời nhắn tin gạ gẫm hay hành vi quấy rối, xâm hại”, ông Nghiêm Di Minh nhấn mạnh.
Ông tin rằng đề xuất này nên được xem xét kỹ lưỡng với những lý do khách quan. Đầu tiên, giáo sư Viện Công nghệ Bắc Kinh nhận xét trẻ dưới 18 tuổi chưa trưởng thành về tinh thần và thể chất.
Thêm vào đó, chuyện tình cảm trong nhà trường ảnh hưởng tới yếu tố cạnh tranh công bằng. Công bằng lại là tôn chỉ đạo đức hàng đầu của giáo dục.
“Nói một cách đơn giản hơn, các giáo viên này đang vi phạm các quy tắc tiêu chuẩn của đạo đức nghề nghiệp”, ông nói.
Mydaily cho hay vì “cấm ngầm” nên ở Hàn Quốc, giáo viên thường bị ép thôi việc nếu quan hệ tình cảm với học sinh.
Hà Thanh
Theo vietnamnet
Trải nghiệm hạnh phúc tại lớp học
Trong xã hội công nghệ 4.0, xây dựng lớp học hạnh phúc được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Vì vậy, việc xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cần thiết của cả người dạy và người học.
Cô và trò Trường THCS Đức Thương (Hoài Đức, Hà Nội)
Yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu
Nghiên cứu về hạnh phúc của học sinh trong trường học ở Việt Nam, TS Phan Thị Mai Hương, Viện Tâm lý, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và nhóm các chuyên gia của chương trình truyền hình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" chỉ ra rằng, hạnh phúc ở trường học của mỗi học sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Giá trị bản thân, yếu tố bạn bè, giáo viên, học tập.
Còn ThS Trần Thị Hải Yến, Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục quan niệm: "Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp".
ThS Trần Thị Hải Yến phân tích, khi tiến hành khảo sát 100 sinh viên, kết quả thu được 89 phiếu hợp lệ, trong đó, một tỉ lệ lớn ý kiến (chiếm 44,9%) quan niệm hạnh phúc là tổng hợp các giá trị: An toàn, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, thể hiện bản thân, đạt được nhu cầu. Không nhiều quan điểm cho rằng hạnh phúc là các giá trị riêng lẻ. Không có ý kiến khác bày tỏ quan điểm về hạnh phúc.
Khi chia sẻ quan điểm về lớp học hạnh phúc, phần lớn (chiếm 69,7%) đồng tình rằng lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó cả GV và HS đều cảm nhận được hạnh phúc và cùng chung một hạnh phúc, đều cảm thấy được an toàn, yêu thương, được tôn trọng, thấu hiểu, hài lòng và có giá trị...
Giải pháp giáo dục tích cực
Lớp học hạnh phúc thể hiện sự chia sẻ, yêu thương
Từ các nghiên cứu về hạnh phúc và hạnh phúc trong nhà trường, ThS Trần Thị Hải Yến đã đưa ra cách thức để cải thiện hạnh phúc của học sinh ở trường học: Tiến hành các cuộc khảo sát đầu năm học để tính đến điểm mạnh và những mong muốn của HS, từ đó GV có định hướng thiết kế bài học phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên thực hiện các hành động tích cực trong học tập.
ThS Trần Thị Hải Yến cho rằng: Giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học sẽ góp phần xây dựng hạnh phúc trong lớp học. Ví dụ, thay đổi hình thức giơ tay phát biểu trong lớp bằng việc lựa chọn các viên kẹo ngẫu nhiên ứng với mỗi HSSV; Đánh giá nhanh khả năng hiểu bài của các em bằng kỹ thuật cốc đèn giao thông. Màu đỏ thể hiện chưa hiểu bài, màu xanh thể hiện đã hiểu bài, màu hổ phách thể hiện chưa chắc chắn liệu mình đã hiểu bài hay chưa.
Nếu một số bàn hiển thị cờ màu đỏ, nên tập hợp tất cả lại để giúp học cùng một lúc. Huy động sự tham gia giải quyết nhiệm vụ trong lớp học bằng kỹ thuật bảng trắng mini.
Bên cạnh đó, cần giáo dục giá trị cho người học. Ví dụ, dạy học sinh hài lòng về quá khứ, nuôi dưỡng sự biết ơn và tha thứ cho học sinh trong quá trình dạy học. Lòng biết ơn là một trong những vấn đề quan trọng có thể cải thiện hạnh phúc tổng thể của cá nhân. GV có thể hình thành và duy trì lòng biết ơn của HS bằng cách cho HS viết 5 điều họ cảm thấy có thể làm để cải thiện. Dạy các khái niệm như hạnh phúc, lòng biết ơn và sự hài lòng cuộc sống có thể được thực hiện trong trường học như các biện pháp chính để thúc đẩy cá nhân cũng như tăng tương tác tích cực giữa tất cả học sinh.
Sự thay đổi tích cực trong hành động của các thầy, cô giáo là cách để họ có thể tạo dựng nên những lớp học mà ở đó học sinh tìm thấy sự an toàn, ấm áp yêu thương. TS Phan Thị Mai Hương cho rằng: Học tập là nhiệm vụ chính của học sinh nhưng yếu tố này lại không giữ vai trò quyết định đến hạnh phúc của người học. Hạnh phúc ở trường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan đến mối quan hệ xã hội của trẻ và vị trí của trẻ trong các mối quan hệ đó. Như vậy, thiết lập một mạng lưới quan hệ mang tính hỗ trợ, chia sẻ và đề cao giá trị người học là điều cần thiết để học sinh được trải nghiệm hạnh phúc tại trường học.
"Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và HSSV hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp" - ThS Trần Thị Hải Yến chia sẻ.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên mầm non đánh trẻ Hiệu trưởng Trường mầm non Yến Linh (đường Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, TP Cần Thơ) thừa nhận thiếu sót khi để xảy ra việc giáo viên đánh trẻ. Xác định đó là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo nên trường đã đình chỉ công tác và chấm dứt hợp đồng với giáo viên nói trên. Vết thương ở tai...