Bê bối tham nhũng ở Thái Lan lan rộng
Gia đình bên vợ của thái tử Thái Lan Vajiralongkorn được cho là dính líu đến vụ bê bối tham nhũng rúng động giới cảnh sát nước này.
Thái tử Thái Lan Vajiralongkorn và vương phi Srirasmi – Ảnh: AFP
Mối liên hệ giữa gia đình vương phi Srirasmi Akharaphongpreecha và vụ bê bối tham nhũng liên quan đến nguyên Cục trưởng Cục Điều tra trung ương (CIB) Thái Lan Pongpat Chayapan chỉ được truyền thông nước ngoài nhắc đến ngày 29.11 sau khi thái tử Vajiralongkorn yêu cầu tước bỏ họ hoàng gia của gia đình vợ ông, vương phi Srirasmi Akharaphongpreecha.
Tờ Bangkok Post ngày 30.11 chỉ đưa tin thái tử Vajiralongkorn yêu cầu những người mang họ Akharaphongpreecha phải quay trở lại sử dụng họ cũ là Kerdampang. Tuy nhiên, tờ báo này nói thêm rằng đó cũng là họ của ba nghi can bị bắt trong vụ bê bối tham nhũng nói trên.
Trong khi đó, BBC cho biết có 7 nghi can trong vụ điều tra là người thân của vương phi Srirasmi. Nhân vật chóp bu: thượng tướng cảnh sát Pongpat là cậu của vương phi. Ông bị bắt vì tình nghi liên quan đến khối tài sản khổng lồ tích cóp qua việc buôn lậu và tổ chức bài bạc.
Ngoài ra, bốn anh chị em ruột cùng hai người bà con gần của vương phi cũng chung số phận. Họ bị cáo buộc dùng danh tiếng hoàng gia để hưởng lợi, thu nợ, bắt giam người trái phép và tống tiền.
Video đang HOT
Theo BBC, yêu cầu nói trên của thái tử Vajiralongkorn được xem như bước đầu tiên của việc ly hôn. Dù chưa chính thức chia tay nhưng trước đó, mối quan hệ của hai người vốn đã lạnh nhạt từ lâu. Vương phi Srirasmi là vợ thứ ba của thái tử Vajiralongkorn.
Họ cưới nhau năm 2001 và có một con trai 9 tuổi. Khi thái tử kế vị ngôi vương của vua cha, bà dự kiến sẽ trở thành hoàng hậu Thái Lan. Vụ bê bối của gia đình vương phi Srirasmi diễn ra trong một thời điểm khá nhạy cảm, khi sức khỏe của vua Bhumibol Adulyadej, 86 tuổi, đang trong tình trạng xấu.
Vụ điều tra tham nhũng liên quan đến ông Pongpat đã được báo chí Thái Lan đưa tin rộng rãi trong 10 ngày qua. Tuy nhiên, do sự khắt khe của luật khi quân ở Thái Lan, không tổ chức truyền thông nào ở nước này nhắc đến mối liên hệ với gia đình vương phi.
Theo Bangkok Post, trong các hầm bí mật tại 11 căn nhà của Pongpat, cảnh sát phát hiện 1 tỉ baht tiền mặt (700 tỉ đồng) cùng khối tài sản khổng lồ trị giá 10 tỉ baht (khoảng 7.000 tỉ đồng) gồm 24 thỏi vàng, 114 giấy tờ sở hữu nhà đất, hàng trăm tượng Phật hiếm, tranh quý, ngà voi…
Tại nhà nguyên Phó cục trưởng CIB Kowit Wongrungroj, hàng loạt mô tô, xe hơi hạng sang, lá bùa bằng vàng… cũng bị phơi bày. Theo cáo trạng, trong 4 năm từ 2010 đến 2014, Kowit và Akkharawut, cựu quan chức Cơ quan Chống tội phạm Thái Lan, đã nhận hối lộ để chạy chức với giá từ 3 – 5 triệu baht/vị trí (khoảng 2 – 3,5 tỉ đồng). Ngoài ra, theo cảnh sát, Pongpat cùng những người tình nghi thừa nhận tội phỉ báng hoàng gia và nhận hối lộ từ đường dây buôn lậu dầu.
Trung tướng Boonsueb, cựu chỉ huy cảnh sát biển Thái Lan, khai đã nhận 2 – 3 triệu baht/tháng (khoảng 1,5 – 2 tỉ đồng), các thành viên khác nhận từ 12 – 13 triệu baht/tháng (khoảng 8 – 9 tỉ đồng) từ đường dây buôn lậu dầu ở miền nam Thái Lan. Để Cục trưởng và Cục phó CIB là Pongpat và Kowit “ngó lơ”, Boonseub “biếu” hai ông 153 triệu baht (khoảng 100 tỉ đồng).
Một nguồn tin của Bangkok Post ngày 30.11 cho biết, những kẻ buôn lậu dầu hiện đang bị nghi là hỗ trợ tài chính cho những nhóm ly khai tại miền nam Thái Lan và có hơn 30 quan chức cao cấp ở địa phương dính líu đến vụ này, một số đã lên Bangkok để tìm cách “chạy thuốc”.
Lam Yên
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha từ chức vì bê bối tham nhũng
Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Ana Mato đã từ chức sau khi bị nghi có dính líu đến vụ bê bối tham nhũng lớn trong đảng Nhân dân của Thủ tướng nước này.
Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Ana Mato - Ảnh: Reuters
"Tôi đã quyết định từ chức" , AFP dẫn lời bà Mato (55 tuổi) nói trong một phát biểu ngày 26.11 và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã chấp thuận đơn từ chức của bà.
Hàng loạt các quan chức thuộc chính quyền ông Rajoy đang bị điều tra tham nhũng, nhận tiền hối lộ các doanh nghiệp để đổi lấy các hợp đồng, khiến dư luận nước này bức xúc. Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã buộc tội ông Jesus Sepulveda, chồng cũ của bà Mato, nhận hối lộ 625.000 USD đổi lấy các hợp đồng khi ông còn là thị trưởng thành phố Pozuelo de Alarcon.
Bà Mato vẫn chưa bị liệt vào danh sách điều tra tham nhũng chính thức, nhưng bị nghi hưởng lợi từ những vụ ăn hối lộ của chồng cũ. Thẩm phán Pablo Ruz cho biết ông sẽ chất vấn bà về những hàng hóa, quà tặng xa xỉ, những chuyến nghỉ mát, tiền mặt mà doanh nghiệp tặng để đối lấy các hợp đồng lúc bà còn là vợ của ông Sepulveda, theo Reuters.
Truyền thông Tây Ban Nha cho biết các doanh nhân còn "hối lộ" những bữa tiệc tùng, thậm chí tiệc sinh nhật của con bà Mato.
Bà Mato còn bị chỉ trích gay gắt vì vụ một nữ y tá Tây Ban Nha bị nhiễm Ebola sau khi chăm sóc hai bệnh nhân tử vong vì Ebola tại bệnh viện ở thủ đô Madrid.
Vào năm 2013, Thủ tướng Rajoy kháng cự lại áp lực buộc ông từ chức liên quan đến những khoản chi "không rõ ràng" giữa ông và những quan chức đảng Nhân dân.
Tây Ban Nha chuẩn bị tiến hành bầu cử vào năm 2015 và cử tri nước này quan ngại về tham nhũng hơn là tỉ lệ thất nghiệp, theo khảo sát gần đây của Trung tâm Điều tra Xã hội Học (Tây Ban Nha)
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Biểu tình lan khắp nước Mỹ Các cuộc biểu tình từ Ferguson đã lan rộng khắp nước Mỹ. Bên cạnh những điểm biểu tình trong hòa bình, bạo động đã bùng phát tại California, theo Channel News Asia ngày 26.11. Biểu tình dẫn đến bạo động tại Oakland, California - Ảnh: Reuters Ở Ferguson, cảnh sát đã bắt giữ 44 người. Khoảng 2.200 binh sĩ thuộc vệ binh quốc...