Bê bối giáo dục Hàn Quốc: Bố làm nghiên cứu rồi đề tên con để được tuyển thẳng vào Đại học
Đây được coi là bê bối chấn động ngành giáo dục Hàn Quốc trong năm 2019.
Đài KBS dẫn báo cáo của Bộ Giáo dục Hàn Quốc: Có 17 trường hợp mà giảng viên Đại học đã khai khống tên tác giả của các nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Trong đó hầu hết là tên tuổi của… học sinh cấp III, thậm chí có trẻ đang học cấp II. Sở dĩ các giảng viên này làm như vậy vì muốn con em mình được tuyển thẳng vào Đại học.
Cụ thể, 5 trong số 17 giảng viên đã đề tên con vào phần “tác giả nghiên cứu”, 1 trường hợp để tên con của người quen. Những trường hợp còn lại được xác định là “mua bán chất xám” vì tác giả thực sự không hề có bất kỳ liên hệ nào với những đứa trẻ được khai khống.
Trên thực tế, những kẽ hở như trên đã xuất hiện tại Hàn Quốc từ năm 2007. 12 năm trôi qua, có ít nhất 24 nghiên cứu khai khống tên tuổi tác giả đã bị lộ tẩy.
Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng của kỳ thi Đại học Hàn Quốc (hay còn gọi là Suneung), xứ sở kim chi đã cho điều tra gắt gao những trường hợp “con nhà có điều kiện hoặc gần gũi với giới tinh hoa” thường được tuyển thẳng vào Đại học.
Vào hồi tháng 5 năm nay, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã phát hiện 9 trường hợp tương tự: Các giảng viên đề tên trẻ em, thiếu niên vào phần tác giả nghiên cứu.
Ở Hàn Quốc, việc khai khống tên tác giả, chiếm đoạt tác quyền được coi là hành vi vi phạm cực nghiêm trọng. Hình thức xử phạt sẽ bắt đầu từ khiển trách, đình chỉ hoặc sa thải.
Video đang HOT
Những hành vi ghi khống tên trẻ em vào bài báo khoa học đã được Hàn Quốc rà soát mạnh từ cuối năm 2017, sau khi một đồng tác giả nghiên cứu là trẻ em được phát hiện ở Đại học Quốc gia Seoul.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae cho hay: Tính đến tháng 10/2019, Bộ đã phát hiện ra tổng cộng 794 ấn phẩm khoa học có đồng tác giả là… trẻ em. Thậm chí, 549 trong số đó đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, chỉ 24 ấn phẩm bị nghi ngờ tác quyền. Báo cáo nói trên cũng không trình bày rõ những bài viết đó được đăng trên tạp chí nào.
Tham khảo Nature/KBS
Theo Helino
Trường nhà giàu và tầng lớp 'ngậm thìa vàng'
Bộ Giáo dục Hàn Quốc vừa thông báo: Từ tháng 3/2025 sẽ bãi bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu trên khắp cả nước.
Đây được xem là một phần nỗ lực cải thiện sự công bằng trong hệ thống giáo dục. Vấn đề này từ lâu đã râm ran trong xã hội Hàn Quốc "thời hậu công nghiệp" cũng như khiến người ta liên hệ tới cuộc tranh cãi về tầng lớp "ngậm thìa vàng" ở nước này.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae (thứ 2 từ phải sang) tại cuộc họp báo hôm 7/11. Ảnh: Yonhap.
Nỗ lực xóa bỏ trường nhà giàu
"Vào năm 2025, tất cả các trường tư thục tự chủ, trường chuyên ngoại ngữ, trường quốc tế sẽ trở thành trường bình thường và chúng ta sẽ đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục tín chỉ và hướng đến tương lai đối với trường trung học" - Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae cho biết trong cuộc họp báo tại Seoul hôm 8/11.
Bà Yoo nhấn mạnh, dân chúng đã và đang lo ngại sự chênh lệch trong giáo dục sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội. Bà Yoo cũng không quên khẳng định chất lượng giảng dạy tại các trường trung học công lập sẽ được nâng cao bằng các chương trình giảng dạy đa dạng và hệ thống tín chỉ mới, cũng bắt đầu từ năm 2025. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phân bổ khoảng 2.000 tỉ won (1,73 tỉ USD) để cải thiện năng lực của trường thông thường trong giai đoạn 5 năm.
Một nhận định trên tờ The Korea Herald cho rằng, thông tin về sự thay đổi nói trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng trường dành cho con nhà giàu đã khiến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục. Theo đó, các trường loại này trở thành phương tiện để vào các trường đại học danh giá mà tấm bằng từ trường đó sẽ là một trong những yếu tố quyết định tương lai của một con người, từ công việc cho đến hôn nhân.
Được biết, học phí tại trường con nhà giàu cao gấp 3 lần mức trung bình. Tính đến tháng 4/2019, Hàn Quốc có 79 "trường nhà giàu", thu hút khoảng 4% học sinh trung học. Trong khi đó, khoảng 1.555 trường trung học bình thường đang giảng dạy cho hơn 1,1 triệu học sinh.
Dù vậy, không phải ai cũng hoan nghênh kế hoạch nói trên. Liên đoàn các Hiệp hội giáo viên Hàn Quốc (KFTA) gọi đây là động thái từ bỏ tính đa dạng của trường học, không phù hợp với hướng đi mà các nước phát triển đang theo đuổi.
Tầng lớp "ngậm thìa vàng"
Tới nay người dân Hàn Quốc vẫn "băn khoăn" về một "thế giới không đặc quyền" được Tổng thống Moon Jae-in nêu ra. Hiểu một cách đơn giản thì đó là một xã hội Hàn Quốc phát triển đồng đều, mọi người đều có cơ hội như nhau. Tuy nhiên vụ gia tộc của tân Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk vướng vào nhiều cáo buộc tham nhũng, trong đó có vợ ông - người bị buộc tội giả mạo hồ sơ học vấn để đưa con gái vào trường Y - như một cáo buộc động trời trong xã hội coi học vấn là con đường quan trọng nhất dẫn tới thành công. Công tố viên cũng cáo buộc em trai ông Cho tội biển thủ và hối lộ thông qua một trường học tư nhân.
Vụ bê bối đã trở thành một ví dụ về những người sinh ra đã "ngậm thìa vàng trong miệng"- thuật ngữ được dùng để chỉ đặc quyền của con cái, người thân tầng lớp tinh hoa ở Hàn Quốc- giải thích của giáo sư trợ giảng Đại học Yonsei ở Seoul, ông An Jun-seong. Đa phần người Hàn xem tranh cãi về tầng lớp "ngậm thìa vàng" là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh kiểu mới trong ngành giáo dục, khi mà họ có một gia đình (hay gia tộc) quá giàu có từ đó bằng những cách khác nhau đã nhận được vị trí tốt trong những trường học chất lượng cao. Điều đó đủ bảo đảm để họ tiếp tục "ngậm thìa vàng" suốt cuộc đời.
Trở lại câu chuyện của giáo sư An, ông này cho rằng con đường học vấn danh giá của con gái Cho Kuk, từ trường trung học quốc tế tới đại học Y đã được sắp xếp tỉ mỉ, khéo léo với sự giúp sức của "vài giáo sư nổi tiếng". Họ được cho là những người có lợi ích kinh tế hoặc chính trị với nhau.
Chính vì thế, việc bà Bộ trưởng Giáo dục Yoo Eun-hae quyết tâm xóa bỏ "trường nhà giàu" được coi là một cuộc cách mạng ở Hàn Quốc, tất nhiên là nếu nó thành công.
Thế Tuấn
(Nguồn tham khảo: The Korea Herald, SCMP)
Theo daidoanket
Hàn Quốc xóa bỏ trường "con nhà giàu" Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ yêu cầu các trường tư, trường quốc tế sẽ tuyển sinh tương tự như các trường công. Báo Hàn ví von đây là một cách "xóa bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu". Phát biểu tại buổi họp báo tổ chức tại Seoul, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hae cho biết,...