Bê bối chạy điểm thi ở Mỹ: 33 phụ huynh đã ra hầu toà
Trong số 50 người bị buộc tội, có 33 phụ huynh đã phải ra hầu tòa và nếu bị kết án, cái giá mà họ phải trả cũng rất nghiêm khắc.
Vụ chạy điểm thi gây rúng động nước Mỹ
Vụ bê bối chạy điểm thi tại Mỹ bị phanh phui hồi đầu tháng 3 vừa qua gây rúng động bởi các phụ huynh chạy điểm cho con em họ là những ngôi sao hàng đầu của Hollywood như Felicity Huffman hay Lori Loughlin, những ông chủ của các tập đoàn lớn như Greg Abbot và vợ Marcia Abbot, nhà sáng lập của International Dispensing; Jane Buckingham, CEO của Trendesa; Gordon Caplan là đồng chủ tịch công ty luật Willkie Farr & Gallagher; Douglas Hodge, cựu CEO công ty quản lý quỹ đầu tư Pimco; William McGlashan Jr., giám đốc điều hành TPG Capital; Agustin Huneeus, doanh nhân ở Thung lũng Napa.
Felicity Huffman (thứ 2 từ phải sang) đang phải trả giá cho những sai lầm liên quan đến bê bối chạy điểm cho con của bà. Ảnh: Reuters
Hơn thế nữa, các trường mà họ muốn con em họ được vào đều là những trường nổi tiếng về bề dày truyền thống giáo dục và tuyển lựa sinh viên khắt khe như Đại học Yale, Đại học Georgetown, Đại học Stanford, Đại học Nam California (USC) và Đại học Texas.
Chính vì thế, họ không ngần ngại chi tổng cộng 25 triệu USD cho William Rick Singer, kẻ chủ mưu vụ này, dưới hình thức các khoản từ thiện vào quỹ Key Worldwide Foundation để hắn lo lót tiền cho những người có liên quan. Trong đó nổi bật nhất là Igor Dvorskiy, hiệu trưởng của một trường tư ở Los Angeles, bởi ông này nắm quyền quan trọng trong các kỳ thi ACT (thi chuẩn hóa năng lực) để quyết định việc vào đại học ở Mỹ.
Những đối tượng sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc
Không có gì ngạc nhiên khi kẻ chủ mưu Singer sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất. Nước Mỹ nổi tiếng không khoan nhượng với mọi hình thức gian lận thi cử dù là nhỏ nhất. Thí sinh đạo văn hay quay cóp bị phát hiện sẽ bị đuổi học ngay lập tức. Chính vì thế, theo các công tố viên Mỹ, Singer sẽ phải nộp phạt ít nhất 1 triệu USD và nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với mức án 25 năm tù.
Nếu bị kết án, William Rick Singer có thể phải ngồi tù tới 25 năm. Ảnh: AP
Cũng theo các công tố viên Mỹ, trong số 50 người bị buộc tội, có 33 phụ huynh đã phải ra hầu tòa và nếu bị kết án, cái giá mà họ phải trả cũng nghiêm khắc không kém gì Singer. Những người dính líu sâu vào việc chạy điểm hoàn toàn có thể bị kết án tới 20 năm tù. Tuy nhiên, nếu chịu hợp tác và nộp khoản tiền phạt 20.000 USD, họ sẽ được đề xuất giảm nhẹ mức án tù.
Làn sóng tẩy chay những ngôi sao mua điểm
Dù đã lên tiếng xin lỗi người dân Mỹ về hành vi sai trái của mình, các ngôi sao Hollywood cũng không tránh khỏi làn sóng tẩy chay các sản phẩm có sự tham gia của họ. Felicity Huffman là người bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi bộ phim hài lãng mạn Otherhood mà cô thủ vai chính đã bị Netflix dừng lịch công chiếu vào ngày 26/4 vừa qua. Theo giới quan sát, động thái này của Netflix là nhằm xoa dịu “cơn giận dữ của đa số phụ huynh người Mỹ khác trước những bất công mà Huffman và những sao Hollywood khác gây ra cho con cái của họ”.
Video đang HOT
Nhiều ngôi sao hàng đầu Hollywood cũng đã phản ứng gay gắt trước bê bối gian lận thi cử mà các đồng nghiệp của mình có liên quan. Nghệ sĩ hài Ben Dreyfuss không ngần ngại mỉa mai: “Tôi vào đại học theo cách rất cổ điển: Đó là để danh tiếng của cha mình làm hộ mọi thứ”. Nghệ sĩ Lena Dunham cũng thẳng thắn chỉ trích: “Tất cả những người có dính líu đến bê bối chạy điểm nên tự gom tiền thành lập một trường đại học “danh tiếng” của riêng mình và mời Lori Loughlin (1 trong những ngôi sao dính bê bối-ND) đến đứng lớp với nụ cười thật tươi”.
Lời chỉ trích rất sâu cay của nữ nghệ sĩ Lena Dunham dành cho người đồng nghiệp Lori Loughlin trên trang twitter cá nhân của cô.
Trong khi đó, các thí sinh có liên quan đến bê bối chạy điểm đều bị xử lý theo nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, những học sinh đang nộp đơn vào các trường sẽ bị từ chối tiếp nhận, trong khi những sinh viên đã vào học sẽ bị xem xét cho thôi học tùy từng trường hợp cụ thể.
Thậm chí, một số huấn luyện viên thể thao có tên trong cáo trạng của các cơ quan điều tra Mỹ trong vụ việc này cũng đã bị các trường sa thải ngay lập tức. Cụ thể, đại học Stanford đã sa thải huấn luyện viên đội đua thuyền John Vandemoer. Ông này bị buộc tội nhận tiền để đưa học sinh vào chương trình đào tạo đua thuyền tại Stanford. Trong khi Đại học California tại Los Angeles (UCLA) cũng đã đình chỉ công tác đối với Jorge Salcedo, huấn luyện viên trưởng đội bóng đá của trường với lý do tương tự Đại học Stanford.
Dù vậy, với nhiều sinh viên tự thi vào các trường đại học bằng chính năng lực của mình, điều này là chưa đủ. Isabel Li, sinh viên trường đại học California chia sẻ: “Hàng nghìn sinh viên như tôi đã phải làm việc miệt mài, nhận vài công việc để làm một lúc, tham gia rất nhiều hoạt động vì cộng đồng và nỗ lực để đạt điểm cao bằng thực lực lại ít có cơ hội để vào những trường mà chúng tôi mơ ước chỉ vì những kẻ như họ”.
Cùng chung quan điểm với Li, Thomas David, một sinh viên Đại học Yale, bày tỏ sự thất vọng: “Tôi thấy thật buồn khi những người xứng dáng có một chỗ học tốt lại bị đẩy ra rìa bởi một lũ trẻ nhà giàu mà bố mẹ chúng sẵn sàng bỏ tiền để lót đường cho cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn cho chúng”.
Trần Khánh
Theo VOV.VN
Hé lộ những "kỹ thuật ngầm" trong đường dây chạy trường rúng động nước Mỹ
50 bị cáo, trong đó có những ngôi sao Hollywood, những doanh nhân giàu có; phạm vi gian lận diễn ra trên phạm vi 6 bang là những con số đáng chú ý trong phiên tòa xét xử đường dây chạy đại học lớn nhất từng được phát hiện ở Mỹ.
Singer - kẻ chủ mưu trong đường dây
Tình tiết bất ngờ
Đường dây "chạy" đại học gây chấn động nước Mỹ được đưa ra ánh sáng một cách hết sức tình cờ. Khoảng 1 năm trước, các công tố viên liên bang Mỹ ở thành phố Boston trong quá trình điều tra về một vụ lừa đảo chứng khoán được nghi phạm tiết lộ có thông tin về một đường dây gian lận tuyển sinh đại học quy mô lớn với hy vọng được đổi lấy sự khoan hồng.
Sau khi đạt được thỏa thuận, nghi phạm tiết lộ danh tính huấn luyện viên môn bóng đá của trường Đại học Yale tên Rudolph Meredith đã đề nghị phụ huynh hối lộ 450.000 USD để sắp xếp cho con gái của người này vào đội bóng của trường.
Từ tin báo trên, FBI đã quyết định mở cuộc điều tra có mật danh Chiến dịch Varsity Blues, với sự tham gia của hơn 300 nhân viên của FBI. Sau khi thu được bằng chứng về cuộc trao đổi diễn ra tại một khách sạn ở Boston, các nhà điều tra gây sức ép với Meredith, buộc ông ta phải khai ra kẻ cầm đầu.
Và đó là William Singer, 59 tuổi - đôi khi còn được gọi là Rick Singer, một doanh nhân sống tại Newport Beach, bang California, người sáng lập trường dự bị đại học Edge College & Career Network.
Luôn tự hào giới thiệu là chuyên gia về quá trình tuyển sinh đại học Mỹ, Singer từng ra mắt cuốn sách có tên "Getting In: Gaining Admission to Your College of Choice", hướng dẫn các học sinh và cha mẹ về những bí kíp để có thể được nhận vào trường đại học.
Felicity Huffman
Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Singer chỉ đề cập đến những kỹ năng "bề nổi" mà không hề nói gì đến kỹ thuật ngầm - những thứ giúp ông ta thành công trong việc lo lót cho các sỹ tử vào đại học thành công.
Năm 2014, Singer thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên Key Worldwide. Theo tuyên bố, tổ chức này hoạt động với mục tiêu là giúp đỡ các sinh viên nghèo trên toàn thế giới có được điều kiện theo đuổi việc học hành.
Song, đây là một quỹ ngầm, được thành lập để nhận những khoản tiền "tiền từ thiện" nhưng thực chất là tiền mà các phụ huynh chi trả cho việc lo lót cho con họ vào đại học. Không những thế, theo quy định của Mỹ, các phụ huynh này còn được hưởng khấu trừ khoản "tiền từ thiện đó" từ thuế thu nhập cá nhân của họ.
Vạch trần thủ đoạn "lo lót"
Theo cơ quan công tố Mỹ, đường dây của Singer bắt đầu đi vào hoạt động năm 2011. Trong vòng 9 năm, tên này đã nhận của phụ huynh học sinh tổng cộng 25 triệu USD để đút lót cho con cái họ được nhận vào những trường đại học hàng đầu của Mỹ. Người ít nhất đã trả cho Singer 200.000 USD còn người nhiều nhất thậm chí đã trả tới 6,5 triệu USD.
Điển hình là vụ việc một nữ sinh đã được nhận vào trường Đại học Yale sau khi gia đình chấp nhận bỏ ra cho Singer 1,2 triệu USD để làm hồ sơ giả, biến nữ sinh từ một người không biết chơi thể thao trở thành một nữ vận động viên bóng đá xuất sắc. Trong số tiền nhận được, Singer đã trả cho huấn luyện viên trưởng của một đội bóng 400.000 USD để người này vẽ ra thành tích ấn tượng cho nữ sinh gốc Á.
Singer thường thực hiện việc chạy chọt theo 2 cách là gian dối điểm thi hoặc làm giả hồ sơ vận động viên thể thao. Để gian dối điểm thi, Singer thường khuyên khách hàng làm giả chứng nhận y tế rằng con cái họ bị khuyết tật để các thí sinh được cho thêm thời gian làm bài, hoặc được chuyển sang một trung tâm khảo thí mà ông ta có quan hệ.
Theo FBI, Riddell sẽ làm bài thi giúp cho các thí sinh hoặc tuồn câu trả lời vào phòng thi. Một phụ huynh có con có điểm thi tăng thêm tới 400 điểm nhờ cách này. Ngoài ra, Singer cũng có thể bố trí người trong đường dây làm giám thị để hướng dẫn các thí sinh đã "chạy" làm bài thi; hoặc bố trí một người sửa những câu trả lời sai của học sinh thành câu trả lời đúng để tăng điểm bài thi.
Nhà thiết kế thời trang Mossimo Giannulli
Để đổi lấy việc tăng điểm cho con như vậy, các phụ huynh sẽ phải trả từ 15.000 đến 75.000 USD. Singer sẽ thống nhất trước với cha mẹ về số điểm họ muốn con mình đạt được.
Vào được những ngôi trường đại học danh giá hàng đầu ở Mỹ như trường Yale, Georgetown, Stanford hay Harvard... luôn là niềm mong ước của các sinh viên không chỉ ở Mỹ mà còn khắp nơi trên thế giới.
Bởi, những ngôi trường này được xem là bước đệm chắc chắn đảm bảo công việc tốt và mức lương hậu hĩnh sau khi tốt nghiệp. Chính vì lẽ đó nên không khó hiểu khi rất nhiều người muốn được nhận vào các cơ sở đào tạo danh giá này.
Tuy nhiên, thể thao mang lại tiền bạc và uy tín cho các trường đại học của Mỹ nên các trường thường hạ điểm thi để đón nhận những tài năng thể thao vào trường. Lợi dụng chính sách này, Singer móc nối với một số nhân viên tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ để lén mở một cánh cửa hậu cho các sỹ tử chui vào hòng thu lợi bất chính.
Trong trường hợp này, Singer sẽ giúp cha mẹ các học sinh dàn dựng để chụp hình con cái họ chơi thể thao hoặc sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghép mặt các học sinh cần "chạy" vào hình ảnh các vận động viên nhằm thổi phồng thành tích về thể thao của các em. Đơn giản hơn, hắn giúp phụ huynh kéo dài chân, làm giả các chỉ số cơ thể của các học sinh để các em có được hồ sơ "đẹp".
Các huấn luyện viên và quản lý tại trường đại học cũng được trả tiền để lập hồ sơ giả cho những học sinh vốn không có thành tích và khả năng thể thao, nhắm mắt cho qua hay "phù phép" để biến các em thành những vận động viên tuyệt vời để có thể lách qua những cánh cửa hẹp vào các trường đại học của Mỹ, bao gồm từ các trường Đại học Texas ở Austin đến Wake Forest và Georgetown. Sau khi hoàn tất việc chạy chọt, các bậc cha mẹ sẽ thanh toán tiền cho công ty của Singer, được ngụy trang dưới dạng quyên góp.
Trong số đó có nữ diễn viên nổi tiếng Lori Loughlin và chồng là nhà thiết kế thời trang Mossimo Giannulli, nữ diễn viên Felicity Huffman, doanh nhân Agustin Huneeus - chủ hãng rượu chát Huneeus tại Napa Valley, Gordon Caplan - đồng Chủ tịch công ty luật quốc tế Willkie Farr, Manuel Henriquez - Chủ tịch và Tổng Giám đốc Hercules... Những người này bị cáo buộc đã dùng tiền mua cơ hội cho con vào trường tốt dù con cái họ lẽ ra đã trượt.
Ngoài những cáo buộc hình sự liên bang, những bậc cha mẹ trong vụ việc cũng đang đối mặt với những đơn kiện dân sự. Ví dụ, bà Jennifer Kay Toy - từng dạy học tại trường Oakland Unified - đã đệ đơn kiện lên tòa án San Francisco, đòi 2 ngôi sao Hollywood và những bậc cha mẹ có tên trong danh sách các bị cáo phải bồi thường cho bà và con trai vì cho rằng những hành động của những người này đã khiến con trai bà Joshua Toy không được nhận vào một số trường đại học được nêu tên trong bê bối dù Toy học rất chăm chỉ và tốt nghiệp trung học với điểm số khá cao.
Hai sinh viên của trường Stanford trong tuần qua cũng đã đệ đơn kiện các trường Stanford, USC, UCLA, San Diego, Texas, Wake, Yale và Georgetown; cho rằng hành vi gian lận có hệ thống xảy ra ở các trường này khiến họ không có được cơ hội bình đẳng khi cạnh tranh vào các trường đại học ưu tú. Vì quy mô của vụ việc, Quốc hội Mỹ cũng đang xem xét một luật mới nhằm trấn áp tình trạng "chạy". Bộ Giáo dục Mỹ cũng đang xem xét vụ việc.
Minh Ngọc
Theo baophapluat
Chi 6,5 triệu USD chạy vào Đại học Stanford The Wall Street Journal loan tin gia đình của một sinh viên Trung Quốc đã chi tới 6,5 triệu USD (151 tỉ đồng) để con gái họ được nhận vào Đại học Stanford hồi năm 2017. Tháp Hoover vươn cao giữa khuôn viên trường ĐH Stanford ở Palo Alto, bang California (Mỹ) - REUTERS Theo đó, gia đình này đã được một nhân...