Bé 2 tuổ.i sốc nặng, bác sĩ gắp ra hơn 100 con giun đũa đóng búi trong ruột
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ở TPHCM đã lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột b.é tra.i hơn 2 tuổ.i.
Ngày 2/11, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã nỗ lực cứu một b.é tra.i nguy kịch vì hàng trăm con giun trong ruột.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Hiền Nhân, khoa Ngoại Tổng hợp thông tin, bệnh nhi là người đồng bào vùng cao, hơn 2 tuổ.i, vừa đến Bình Dương sinh sống. Trước đó, bé bệnh ở nhà hai ngày, sốt, tiêu phân lỏng và nhập viện tại bệnh viện tuyến tỉnh điều trị hai ngày nhưng không thuyên giảm.
Bé được chuyển viện đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng sốc nặng, suy hô hấp tuần hoàn, phải đặt nội khí quản. Sau khi thăm khám, trẻ được phẫu thuật khẩn với chẩn đoán tắc ruột, sốc nhiễ.m trùn.g.
Trong ca mổ dài hơn 2 giờ, bác sĩ phát hiện toàn bộ chiều dài ruột non của bé chứa giun đũa lớn, nhỏ hơn 100 con. Ngoài ra, một đoạn ruột non khoảng 70cm bị xoắn hoại tử đã được cắt bỏ, khâu nối. Khó khăn nhất là kíp mổ phải xẻ ruột non nhiều nơi mới có thể lấy hết giun đũa trong lòng ruột ra ngoài.
Hơn 100 con giun đũa được bác sĩ gắp khỏi ruột b.é tra.i (Ảnh: BV).
4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhi hồi phục tốt, ăn uống lại hoàn toàn. Gia đình trẻ đã được bác sĩ hướng dẫn về việc xổ giun định kỳ, trước khi cho xuất viện.
Video đang HOT
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ, giun đũa là loại ký sinh trùng phổ biến, có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Nó thường xuất hiện ở tr.ẻ e.m, đặc biệt là trẻ 2-10 tuổ.i, sống trong môi trường kém vệ sinh, có khí hậu nóng ẩm.
Nguyên nhân hầu hết do tr.ẻ e.m có thói quen cầm nắm, ăn uống mà không vệ sinh tay kỹ, hoặc tiếp xúc với đất cát chứa trứng giun. Sau khi vào cơ thể, trứng giun nở thành ấu trùng, phát triển thành giun trưởng thành.
Búi giun là tình trạng khi một số lượng lớn giun đũa tập trung lại trong ruột, thường là ở ruột non. Khi giun tập trung lại với số lượng lớn, chúng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lưu thông bình thường của đường ruột. Biểu hiện nhẹ hơn là suy dinh dưỡng, đau bụng.
Ads (0:00)
Giun đũa trưởng thành (Ảnh: BV).
Các dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh giun đũa bao gồm: đau bụng dữ dội, nôn mửa (đặc biệt là nôn ra dịch màu xanh vàng hoặc nôn ra giun); bụng chướng, bí trung tiện, bí đại tiện; trẻ quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi và sốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm.
Việc phát hiện chậm trễ, búi giun có thể dẫn đến tắc ruột hoàn toàn, làm giãn và hoại tử đoạn ruột bị tắc, gây ra nhiễ.m trùn.g máu và sốc nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại hậu quả lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.
Trong những trường hợp tắc ruột do búi giun nghiêm trọng, đặc biệt khi có nguy cơ hoại tử ruột, bệnh nhi cần được loại bỏ búi giun và làm sạch đoạn ruột bị tắc. Phẫu thuật được coi là lựa chọn cuối cùng, khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh tình đã diễn tiến nặng.
Để phòng bệnh giun đũa và các biến chứng liên quan, bác sĩ Thạch khuyến cáo phụ huynh cần tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng. Gia đình và nhà trường nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chơi, đặc biệt khi tiếp xúc với đất.
Bên cạnh đó, người dân phải đảm bảo thực phẩm cho trẻ ăn đã được nấu chín kỹ, uống nước sạch, hạn chế các nguồn thức ăn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Người phụ nữ '9 phần t.ử von.g' qua 3 bệnh viện mới thoát cửa tử
Chị K.A (26 tuổ.i) bị phù toàn thân, suy hô hấp, đông đặc phổi, ngưng tim hai lần khi mang thai lần 2. Các bác sĩ của bệnh viện ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM đã nỗ lực cấp cứu qua những thời điểm căng thẳng nhất, giữ được cả mẹ và con.
Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, chị L.T.K.A (26 tuổ.i, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu phù chân hai bên, phù mặt, tình trạng tăng dần. Đến tuần thứ 30, chị bị phù toàn thân, diễn tiến nặng, huyết áp khó kiểm soát.
Ngày 30/10, sản phụ nhập bệnh viện tại địa phương với chẩn đoán sản giật tổn thương đa cơ quan (tổn thương gan cấp, tổn thương thận cấp), chuyển dạ sinh non ở thai kỳ 31 tuần 4 ngày.
Nhận thấy tình trạng người bệnh nguy kịch vượt quá khả năng điều trị tại địa phương, chị K.A được chuyển khẩn lên TP.HCM. Tại Bệnh viện Từ Dũ, ê-kíp tiến hành mổ lấy thai cấp cứu vào rạng sáng ngày 1/10, đón một b.é tra.i cân nặng 1,6kg, khỏe mạnh chào đời.
Người phụ nữ 26 tuổ.i thoát cửa tử một cách ngoạn mục. Ảnh: BVCC.
Tuy nhiên, sau mổ lấy thai, người mẹ diễn tiến suy hô hấp nặng, suy thận cấp tiến triển nhanh, tổn thương gan cấp tiến triển, phù toàn thân tăng nhanh. Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn liên viện với các chuyên gia hồi sức tích cực của Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sau đó, bệnh nhân được chuyển viện vào ngày 5/11.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Giang Minh Nhật, Trưởng đơn vị Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người bệnh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp diễn tiến nguy kịch, được đặt nội khí quản và thở máy xâm lấn. Tổn thương nhu mô phổi vẫn tiến triển nhanh, đông đặc cả hai phổi. Sản phụ không đáp ứng với thông khí xâm lấn, ngừng tim hai lần vì suy hô hấp nặng.
Nhận định đây là ca bệnh rất nặng về tim mạch - sản khoa, các chuyên gia hội chẩn và thống nhất ngay trong đêm, tiến hành can thiệp ECMO.
Sau 8 ngày can thiệp ECMO kết hợp với lọc má.u liên tục, kiểm soát huyết áp, bệnh nhân cải thiện dần chức năng gan và thận, tổn thương phổi phục hồi ngoạn mục. Sản phụ được rút nội khí quản và tự thở khí trời ngày 13/11, ngưng ECMO vào ngày 14/11.
Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Chí Thương, Trưởng khối Sản, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết sản giật là một biến chứng nặng của sản khoa, có thể gây xuất huyết não, suy hô hấp, suy đa tạng, t.ử von.g nếu không được xử trí kịp thời và phối hợp đa chuyên khoa.
Điều may mắn trong trường hợp này là người bệnh đã được hội chẩn liên viện kịp thời và can thiệp bằng phương tiện hiện đại, kỹ thuật chuyên sâu với các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nhờ vậy, người bệnh đã hồi phục ngoạn mục.
Theo các bác sĩ, sản giật thường đi sau tiề.n sản giật, đặc trưng bởi huyết áp cao xảy ra trong thai kỳ và hiếm khi xảy ra sau khi sinh.
Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sản giật trong thai kỳ bao gồm: Tăng huyết áp thai kỳ hoặc mạn tính (huyết áp cao), bệnh đái tháo đường hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến mạch má.u, bệnh thận... Để đảm bảo thai kỳ an toàn, bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ cần khám thai định kỳ, tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Phát hiện con giun còn sống dài 10cm trong mắt bệnh nhân Các bác sĩ tại bệnh viện ở Quảng Ninh vừa gắp được con giun dài 10cm trong mắt một bệnh nhân nữ. Theo thông tin từ khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, (Quảng Ninh), bệnh nhân là người phụ nữ trú tại Thủy Nguyên (Hải Phòng), đến khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Sau khi...