Bé 2 tuổi lười ăn vẫn cao hơn 95cm, bí mật phía sau khiến nhiều người kinh ngạc
Dinh dưỡng không chỉ đảm bảo chiều cao mà còn ảnh hưởng đến phát triển toàn diện ở trẻ. Nếu bố mẹ lơ là, không chú trọng bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng cho con từ nhỏ thì tương lai sẽ phải hối hận.
Thông thường, khi nhìn thấy một đứa trẻ cao lớn hơn đám bạn đồng trang lứa, người ta sẽ nghĩ rằng hẳn đứa trẻ này ăn uống rất tốt mới có được thể trạng như vậy. Thế nhưng câu chuyện dưới đây sẽ khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Bảo Bảo là cậu bé lên 2 tuổi và cao tới 95 cm. Mọi người đều khen ngợi cậu bé khi sở hữu chiều cao nổi trội như vậy bởi ở độ tuổi đó, chiều cao trung bình của trẻ chỉ là 88,5cm. Bảo Bảo khiến nhiều người đoán rằng cậu bé ăn uống rất năng nổ nhưng thực tế, mẹ của Bảo Bảo tiết lộ, cậu bé cực kỳ kén ăn, không thích ăn và việc Bảo Bảo cao như vậy không phải chỉ phụ thuộc vào ăn uống. Nhiều bậc cha mẹ cũng tin rằng, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào gen và sự hấp thụ mà thôi.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, Dinh dưỡng khi mang thai, Chế độ ăn uống, giấc ngủ, cảm xúc của trẻ.
Dành cho bé trai
Dành cho bé gái
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố như:
Sự phát triển trí não
Nghiên cứu khoa học cho thấy sự phát triển của não trẻ cần có cơ sở dinh dưỡng, đủ protein, chất béo và các nguyên tố vi lượng để thỏa mãn sự phát triển của hệ thần kinh. Trẻ em được cho là phát triển tốt khi có chu vi vòng đầu lúc mới sinh là 35cm, đến khi 2 tuổi rưỡi tăng 15cm và từ 2,5 tuổi cho tới khi lớn sẽ tăng từ 5 đến 6cm.
Chế độ ăn uống khoa học còn giúp trẻ thông minh hơn (Ảnh minh họa)
Sự phát triển của chu vi đầu có liên quan đến sự phát triển của não. Thời kỳ phát triển trí não cao nhất tập trung trước 6 tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi 0-3. Miễn là bạn nắm bắt được thời kỳ phát triển trí não và bổ sung đủ dinh dưỡng, con bạn sẽ thông minh trong tương lai.
Hệ miễn dịch của trẻ
Video đang HOT
Khả năng miễn dịch của trẻ cũng liên quan mật thiết đến tình trạng dinh dưỡng. Trong thời kỳ bào thai, trẻ có được khả năng miễn dịch chủ yếu bằng cách hấp thụ kháng thể từ người mẹ. Sau khi một đứa trẻ được sinh ra, nguồn kháng thể chính là sữa mẹ. Tất cả chúng ta đều thấy rằng những đứa trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng có sức đề kháng mạnh nhất và hiếm khi bị bệnh.
Sau 6 tháng, nếu thức ăn không được bổ sung đúng cách và sữa mẹ không còn đảm bảo được dinh dưỡng, trẻ sẽ dễ dàng bị bệnh. Về lý thuyết, nếu trẻ thiếu protein, tuyến ức sẽ nhỏ hơn, trọng lượng giảm, số lượng tế bào T và khả năng tiêu diệt vi khuẩn bị giảm, hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm và trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Khả năng miễn dịch của trẻ cũng liên quan mật thiết đến tình trạng dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của trẻ em, không chỉ về chiều cao. Chúng ta không thể tự mãn vì trẻ em mà chiều cao của trẻ không bị ảnh hưởng, đó chỉ là thời điểm mà thôi.
Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ kén ăn?
Không có đứa trẻ nào tự nhiên kén ăn, chỉ có cha mẹ đã không điều chỉnh đúng chế độ để kích thích niềm đam mê ăn uống ở trẻ. Người lớn có nhiệm vụ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, khiến trẻ coi việc ăn uống là một sự yêu thích. Chính một số sai lầm dưới đây của cha mẹ đã vô tình khiến trẻ trở nên biếng ăn, kén ăn:
Không bổ sung đủ thực phẩm cần thiết
Mặc dù hiện nay các bậc cha mẹ rất coi trọng việc chăm sóc trẻ, nhưng cũng có nhiều cha mẹ không chu toàn trong vấn đề cung cấp lượng thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Rất nhiều người mẹ chỉ chú trọng cho con ăn cơm, ăn tinh bột mà không cho trẻ ăn rau, bổ sung chất xơ. Họ đánh đồng việc ăn tốt cơm, cháo là đã đủ chất rồi.
Nấu ăn không hấp dẫn, không ngon miệng
Đa phần những bà mẹ trẻ hiện nay đều quá bận rộn. Họ là những người được nuôi dạy, hỗ trợ rất nhiều từ ông bà, chỉ tập trung vào học và công việc nên khi trở thành mẹ, kỹ năng nấu nướng của họ không thực sự tốt. Do đó, những món ăn mà họ chuẩn bị cho con không hấp dẫn về thị giác, mùi vị cũng không thực sự tạo được cuốn hút. Đó là nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ không muốn ăn và trở nên kén chọn.
Cách chế biến đồ ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ (Ảnh minh họa)
Nhiều bà mẹ còn chia sẻ rằng, họ chỉ có thể làm những món đơn giản như chiên, hấp và cũng rất ít món. Trẻ có thể ăn lần đầu tiên nhưng đến lần thứ 2 là cảm thấy chán. Đôi khi, thấy trẻ lười ăn, chúng ta đổ lỗi tại trẻ nhưng thực tế, chính người lớn mới là nguyên nhân tạo nên phản ứng đó ở trẻ.
Không hướng dẫn trẻ ăn uống cân bằng, chiều theo sở thích quá nhiều, tạo thói quen không tốt
Trẻ em sẽ luôn có những món ăn khoái khẩu và người lớn vì muốn chiều theo con mình, muốn con ăn được nhiều hơn nên thường sẽ dễ dàng đáp ứng những món này và dần dần hình thành thói quen kén ăn ở trẻ. Lâu dài, trẻ sẽ không ăn đa dạng các món mà chỉ chịu ăn những món mà bé thích. Thói quen xấu này hoàn toàn không có lợi cho chế độ ăn uống đa dạng của trẻ.
Tóm lại, muốn tốt cho sức khỏe tổng thể của trẻ, vẫn cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và để trẻ yêu thích việc ăn uống một cách lành mạnh.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao của một đứa trẻ chứ không phải chỉ có vấn đề ăn uống, thế nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ ăn uống kém sẽ vẫn phát triển bình thường. Dinh dưỡng không chỉ đảm bảo chiều cao mà còn ảnh hưởng đến phát triển toàn diện ở trẻ. Nếu bố mẹ lơ là, không chú trọng bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng cho con từ nhỏ sẽ phải hối hận trong tương lai.
Trên thực tế, một đứa trẻ lười ăn nhưng vẫn cao sẽ chỉ là “cú lừa” tình thế mà thôi. Chắc chắn sẽ không thể có chuyện trẻ ăn uống kém, không đảm bảo dinh dưỡng mà lại có thể cao lớn. Ở một giai đoạn nào đó, trẻ lười ăn trông vẫn cao hơn các bạn nhưng trong tương lai, khi thiếu hụt dinh dưỡng, sự phát triển của cơ thể sẽ kém đi, không thể nào tốt được nữa.
Một người mẹ cũng cho biết, khi 2 tuổi, con của cô trông cao hơn các bạn, nhưng vì lười ăn nên dần dần tụt lại so với bạn bè cùng trang lứa. Chiều cao của cậu bé 2 tuổi từng khiến mẹ tự hào nhưng khi con càng lớn lên thì lại càng khiến bà phải lo lắng vì con lùn hơn chúng bạn.
Trong một nghiên cứu từ 600 trẻ em được nuôi ngoại trú cho thấy, có tới 60% trẻ em có vấn đề về chế độ ăn uống như lười ăn, chỉ thích ăn vặt… sẽ bị lùn hơn các bạn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em được cung cấp đủ dinh dưỡng, trung bình sẽ tăng chiều cao cao hơn từ 3 đến 5 cm mỗi năm so với những đứa trẻ bình thường. Điều này đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với chiều cao của trẻ.
15 sai lầm trong ăn uống cha mẹ thường ép khiến trẻ lười ăn trong tương lai
Những sai lầm trong việc cho bé ăn uống có thể làm ảnh hưởng đến thói quen trong tương lai của bé mà cha mẹ không ngờ.
Cha mẹ thường quan tâm đến sức khỏe của trẻ nên đôi khi áp đặt thói quen ăn uống của bản thân vào bé mà không hề biết rằng, đối với trẻ lại là sai lầm.
1. Mua chuộc bé bằng món tráng miệng
Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng nhưng cần nhớ, thực phẩm không bao giờ nên được sử dụng như một phần thưởng. Điều này vô tình tạo ra cái nhìn của trẻ vế thực phẩm "tốt" và "xấu".
2. Ép con ăn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ép trẻ ăn quá mức có thể tạo nên cảm giác sợ hãi, tiêu cực của bé đối với loại thực phẩm đó trong tương lai.
3. Giấu những thực phẩm không lành mạnh đi
Cha mẹ thường lo sợ trẻ không kiểm soát được bản thân mà ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, càng làm thế càng khiến trẻ cố gắng tìm kiếm chúng khi bố mẹ vắng nhà. Cách tốt nhất là hạn chế mua các thực phẩm không lành mạnh, thay vào đó là những thực phẩm tốt cho bé để bé tự ăn.
4. Món ăn nhạt nhẽo, nhàm chán
Trẻ thường rất không thích ăn rau. Vì vậy hãy chế biến món rau có chút hương vị hấp dẫn sẽ kích thích nhu cầu ăn uống của bé.
5. Chấp nhận con là một đứa trẻ kén ăn
Đừng bao giờ nản lòng trước sự kén ăn của bé vì ngay cả những đứa trẻ bướng bỉnh nhất cũng có thể thay đổi suy nghĩ nếu được cha mẹ ở bên cạnh động viên.
6. Cho con ăn quá nhiều
Bụng trẻ con nhỏ hơn rất nhiều so với bụng người lớn. Vì thế đừng bao giờ chuẩn bị cho bé các suất ăn nhiều, dễ phát triển thói ăn uống tiêu cực ở bé
7. Buộc trẻ phải ăn hết mọi thứ trên đĩa
Điều này có thể dẫn đến việc trẻ sợ thực phẩm mà mình phải ăn hết. Vì thế, hãy để mỗi thứ một ít để trẻ có thể vui vẻ thưởng thức khi ăn.
8. Không cho trẻ cùng nấu ăn
Cho trẻ cùng nấu ăn và giúp trẻ hoàn thành món ăn của mình sẽ kích thích ham muốn ăn ở bé.
9. Không cho phép bé chơi với thức ăn
Chơi với thực phẩm khi ăn, trẻ thường làm bẩn nhà và điều này hầu hết cha mẹ đều rất ghét. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì trẻ có nhiều khả năng thích thưởng thức các thực phẩm mà bé được phép chơi cùng.
10. Đĩa ăn ít màu sắc
Một đĩa thức ăn nhiều màu sắc khác nhau, với những tạo hình khác nhau sẽ hấp dẫn các bé hơn.
11. Bản thân cha mẹ là người kén ăn
Nếu bạn thể hiện mình là một người kén ăn trước mặt con thì khả năng đứa trẻ cũng hành động tương tự trong tương lai.
12. Cho trẻ ngồi ăn và xem tivi
Đây là thói quen của nhiều gia đình nhưng nó không hề lành mạnh chút nào. Trẻ dễ dẫn đến việc ăn nhiều và thừa calo.
13. Ăn kiêng trước mặt con
Trẻ nhỏ thường không thích và thích những thực phẩm giống như bố mẹ của bé. Vì vậy khi bé nhìn thấy cha mẹ có một chế độ ăn kiêng, bé cũng có nguy cơ bị rối loạn trong ăn uống.
14. Cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ gây hại cho sức khỏe của bé vì độ tiêu thụ thực phẩm lành mạnh của trẻ sẽ kém đi. Vì vậy, không nên cung cấp cho trẻ nhiều hơn 2 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
Muốn con cao ráo đẹp đẽ, mẹ cần hạn chế cho ăn những thực phẩm này Nhiều bà mẹ than phiền đã cho con uống canxi, ăn nhiều chất vậy mà không đạt được chiều cao như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân? Có bà mẹ cho biết, khi con bắt đầu ăn dặm, chị đã bổ sung thuốc canxi cho con vậy mà lớn lên bé vẫn không cao như mong muốn. Theo Chuyên gia Anh Nguyễn,...