Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang ( Khánh Hòa), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi bị dị vật thực quản.
Cụ thể: Bé gái 2 tuổi nuốt viên pin cúc áo, viên pin bị kẹt lại ở thực quản. Sau hơn 4 tiếng nuốt viên pin, bé mới được đưa đến khám tại bệnh viện khám.
Tại bệnh viện, qua thăm khám và nội soi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên pin đã làm bỏng thực quản và cháy đen bề mặt. Sau đó, bệnh nhi được nội soi lấy viên pin ra ngoài.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Đơn vị nội soi tiêu hóa cho biết: Khi một viên pin tròn tầm 1,2V trở lên lọt vào môi trường ẩm bên trong cơ thể người (thường là tai, mũi, thực quản, dạ dày…) dòng điện sẽ được sản sinh ra, nó phá vỡ các phân tử nước, sinh ra hydroxide và khí hydro. Các phân tử ion hydroxide ăn mòn mô và gây ra hiện tượng “ hoại tử nước”, làm thủng hay gây xuất huyết các cơ quan, nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng tránh các tai nạn đáng tiếc do pin cúc áo gây ra, bác sĩ Nguyễn Thanh Bình khuyến cáo: Các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác khi để các đồ vật kích thước nhỏ trong nhà, khi bắt gặp những trường hợp tương tự nên nhanh chóng đưa con cháu đến bệnh viện sớm để lấy dị vật ra bằng thủ thuật nội soi tiêu hóa.
Kịp thời lấy đồng xu "mắc kẹt" trong thực quản bé 7 tuổi
Trung tâm Y tế TP Móng Cái tiếp nhận bé H.B.C.P. (7 tuổi, trú tại Ka Long, Móng Cái, Quảng Ninh) trong tình trạng đau vùng cổ, sau khi nuốt phải một đồng xu.
Bác sĩ nội soi lấy dị vật.
Theo lời kể gia đình, vào 12h30' cùng ngày nhập viện, bé tự nuốt vật lạ là một đồng xu. Sau khi phát hiện, gia đình lập tức đưa bé đến viện khám.
Tại đây, kết quả chụp X-quang cho thấy: Hình ảnh dị vật nằm ở vị trí thực quản vùng cổ. Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu và hội chẩn chuyên khoa với kíp nội soi, các bác sĩ chỉ định nội soi tiêu hóa cấp cứu gắp dị vật cho cháu.
Kết quả nội soi ghi nhận: Dị vật là 1 đồng xu ở vị trí thực quản vùng cổ. Với tính chất tròn của dị vật, nếu không loại bỏ kịp thời có thể gây chèn ép đường thở ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Các bác sĩ đã tiến hành dùng kìm gắp dị vật để gắp đồng xu ra ngoài, sau đó soi kiểm tra lại tình trạng thực quản ổn định, không còn dị vật nào khác.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh không nên cho các cháu chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ, dễ làm cho các bé tò mò rồi bỏ vào miệng ngậm, nuốt... sẽ có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
Những câu chuyện "dở khóc dở cười" khi nội soi dạ dày đại tràng Gần 20 năm công tác trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, BS CKII Phạm Thái Sơn (Trưởng đơn vị Thăm dò chức năng Nội soi - Hệ thống Y tế Thu Cúc) từng chứng kiến không ít câu chuyện "cười ra nước mắt" về các vị khách nội soi dạ dày - đại tràng không đau. Cả đời chưa bao giờ được...
Tin mới nhất
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp
21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?
09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp
09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp
09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?
08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng
06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân
06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?
06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng
06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi
06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn
05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh
14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.