Bé 13 tuổi nâng mũi tổn hại 42% sức khoẻ: Tuổi nào hợp “dao kéo”?
Sự việc bé gái 13 tuổi bị tổn hại 42% sức khỏe khi đi nâng mũi ở Yên Bái từng gây xôn xao dư luận. Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì độ tuổi thích hợp để nâng mũi cũng là vấn đề cần được lưu tâm.
Cuối năm 2019, thiếu nữ sinh năm 2006 đến tiêm Filler (còn gọi chất làm đầy) nâng mũi tại Spa thẩm mỹ “Zô Beauty Center” (số 3 đường Phạm Ngũ Lão, tổ 8, phường Trung Tâm, TX Nghĩa Lộ) do bà Nguyễn Thị Phương Dung làm chủ. Sau khi tiêm thuốc tê và chất làm đầy vào mũi thì bé gái 13 tuổi nâng mũi này đã bị biến chứng, mù một mắt, tổn hại sức khỏe 42%.
Bé gái 13 tuổi bị tổn hại 42% sức khỏe khi đi nâng mũi ở Yên Bái. Ảnh: Internet.
Những năm gần đây, tiêm filler để nâng mũi trở nên rất phổ biến trên thị trường làm đẹp. Dù được coi là phương pháp làm đẹp khá an toàn, tính thẩm mỹ cao, thời gian nghỉ dưỡng ít… nhưng các ca tai biến liên quan đến tiêm filler rất phổ biến.
Lý giải điều này, BS. Tùy cho hay: “Tiêm filler là một kỹ thuật cần được thực hiện bài bản, bởi bác sĩ có tay nghề. Vì một mũi tiêm filler tưởng như đơn giản lại cực nguy hiểm bởi sai kỹ thuật sẽ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Hầu hết các ca tai biến này thường thực hiện tại các cơ sở spa, thẩm mỹ không đủ điều kiện kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng, an toàn khi làm đẹp”.
Bao nhiêu tuổi thì nâng mũi hiệu quả?
Video đang HOT
Bất cứ ai cũng có thể thực hiện nâng mũi để cải thiện chiếc mũi kém xinh của mình, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn và độ thẩm mỹ, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc nhất định, trong số đó độ tuổi thích hợp để nâng mũi cũng là vấn đề cần được lưu tâm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giải phẫu thẩm mỹ thì độ tuổi nâng mũi thích hợp nhất là từ 18 – 45 tuổi. Ảnh: Internet.
Bao nhiêu tuổi thì có thể nâng mũi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công và kết quả cuối cùng của mỗi ca phẫu thuật nâng mũi. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giải phẫu thẩm mỹ thì độ tuổi nâng mũi thích hợp nhất là từ 18 – 45 tuổi. Bởi ở độ tuổi này cơ thể của chúng ta đã phát triển khá hoàn chỉnh, khả năng phục hồi sau phẫu thuật cũng nhanh hơn, khả năng đề kháng và thích nghi với những thay đổi của cơ thể cũng mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, ở độ tuổi này, bạn cũng đã đủ quyền công dân, vì vậy ngoài nâng mũi thì bạn có thể thực hiện được mọi dịch vụ làm đẹp khác.
Kết quả nâng mũi có thành công hay không thì yếu tố tuổi tác là vấn đề cần biết đầu tiên. Bạn không thể phẫu thuật nâng mũi khi bạn còn quá nhỏ, các mô xương đang phát triển liên tục và chưa hoàn thiện. Khi việc nâng mũi đã hoàn thành, sẽ dẫn đến các nguy cơ như lệch mũi do xương phát triển không đều.
Nếu bạn thực hiện phẫu thuật nâng mũi khi đã khá lớn tuổi như độ tuổi trung niên chẳng hạn, khi đó các mô xương hầu như không sản sinh ra mặt khác còn lão hóa hơn. Khi bạn phẫu thuật, việc tái tạo mô xương rất chậm và đôi khi không tạo ra dáng mũi như mong muốn vì da của bạn độ đàn hồi đã không còn tốt.
4 bài tập massage giúp mũi tròn to 'củ tỏi' thành cao thẳng, thon gọn như gái Tây
Sống mũi và cánh mũi của người châu Á thường khá to và thô, làm ảnh hưởng ít nhiều đến vẻ thanh thoát của gương mặt. Vậy làm sao để cải thiện được vấn đề này?
Sống mũi và cánh mũi của người châu Á thường khá to và thô. Điều này là ảnh hưởng ít nhiều đến vẻ thanh tú và tổng thể các đường nét trên khuôn mặt. Nâng mũi hoặc phẫu thuật thu gọn cánh mũi là giải pháp được nhiều cô gái lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn động chạm dao kéo, các bài tập massage dưới đây cũng giúp bạn có được sống mũi cao hơn, thon gọn hơn. Bất kể sống mũi to, thô đến cỡ nào cũng có thể 'cứu vãn' được.
Bài tập 1:
Bước đầu dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai bàn tay đẩy lên xuống hai bên sống mũi và cánh mũi. Cứ 2 giây thực hiện một lần, duy trì nhóm động tác này trong 30 giây. Động tác này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tuần hoàn của mũi từ đó cải thiện các vấn đề về sống mũi thấp hay cánh mũi to bè. Tuy nhiên, bạn cần massage nhẹ nhàng. Massage quá mạnh tay khiến da ở vùng mũi dễ bị lão hóa.
Bài tập 2:
Bóp đầu mũi lại bằng đầu ngón tay, massage lên xuống trong 3 giây. Động tác này giúp định hình mũi và cải thiện tình trạng mũi quá to. Hãy thực hiện động tác này 15 lần mỗi ngày.
Bài tập 3:
Massage các huyệt đạo trên chân mày và trung tâm của lông mày có thể giúp cải thiện tình trạng phù nề. Do đó, massage phần chân mày giúp vùng lông mày mở rộng ra, tổng thể gương mặt trông thanh tú, tràn đầy sức sống. Hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa của lòng bàn tay lên giữa lông mày và từ từ đẩy ngón tay theo hướng tới chân tóc trong 3-5 giây. Hãy thực hiện động tác này 6 lần mỗi ngày.
Bài tập 4:
Cuối cùng, thực hiện massage chỉnh sửa sống mũi tại huyệt trên sống mũi bằng cách ấn hai ngón tay giữa từ trên xuống dưới hai bên sống mũi (theo chiều mũi tên). Lặp lại động tác này 30 lần một ngày.
Chăm sóc sau khi nâng mũi 48 giờ đầu sau phẫu thuật nâng mũi, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp làm nóng vết thương, như: Dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng,... Những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết nơi chấn thương, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trái lại, các biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra rất hiệu...