Bé 12 tuổi sốc phản vệ sau khi ăn con cù kỳ
Trẻ được đưa vào Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng sốt nhẹ, ban sẩn đỏ toàn thân, ngứa nhiều.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị phản vệ độ I và được xử trí theo phác đồ.
Đại diện Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) cho biết, mới đây một bệnh nhi 12 tuổi (trú tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) nhập viện vì nổi ban dị ứng toàn thân sau khi ăn con cù kỳ.
Người thân bệnh nhân cho hay, tối 29/7, cháu bé có ăn con cù kỳ, tuy nhiên đến khoảng 4h hôm sau, trẻ thấy ngứa khắp người và ban đỏ toàn thân. Lúc này, gia đình cho trẻ uống thuốc dị ứng nhưng không đỡ, ban nổi ngày càng nhiều kèm theo sẩn ngứa. Sau đó gia đình đưa trẻ vào viện, được biết trẻ chưa có tiền sử dị ứng trước đó.
Video đang HOT
Bệnh nhân được đưa vào Khoa Nhi trong tình trạng sốt nhẹ, ban sẩn đỏ toàn thân, ngứa nhiều. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị phản vệ độ I và được xử trí theo phác đồ. Sau điều trị, tình trạng của bệnh nhi dần ổn định và hiện đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Nhi.
Bệnh nhi 12 tuổi ở Hải Dương bị sốc phản vệ độ I sau khi ăn hải sản.
Các bác sĩ cho biết, dị ứng hải sản là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với protein trong một số loại hải sản. Trường hợp dị ứng nhẹ, trẻ cảm thấy ngứa, triệu chứng tự biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, dị ứng hải sản nặng có thể gây ra suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim, nguy cơ dẫn đến tử vong. Những triệu chứng này rất nguy hiểm đến tính mạng cần phải được cấp cứu kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng thường diễn biến trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn.
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên hay đồ ăn lạ, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện như: nổi mẩn ngứa, phát ban, sưng môi, sưng mặt, khó thở, tức ngực, thở nhanh, tím tái, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt… cần nhanh chóng đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh các diễn biến nặng hơn của bệnh.
Suýt chết vì sốc phản vệ sau khi tự đi tiêm thuốc giảm đau
Bệnh nhân lao động thường xuyên nên hay bị đau hông lưng phải. Cách nhập viện 15 phút, bệnh nhân có đến cơ sở y tế tư nhân để khám và tiêm thuốc giảm đau...
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công rất nhiều trường hợp sốc phản vệ từ nhẹ đến nặng.
Theo đó, bệnh nhân là N.V.N. (nam, 72 tuổi, ngụ tại tỉnh Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng ngứa toàn thân, co cứng người, mệt, khó thở, huyết áp 80/40mmHg. Người nhà cho biết, bệnh nhân lao động thường xuyên nên thường đau hông lưng phải. Cách nhập viện 15 phút, bệnh nhân có đến cơ sở y tế tư nhân để khám và tiêm thuốc giảm đau.
Sau tiêm bệnh nhân có biểu hiện ngứa toàn thân, khó thở, triệu chứng ngày càng nhiều nên được người nhà nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua quá trình thăm khám và khai thác bệnh sử rất chi tiết và cẩn thận từ người thân, được biết bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ trước đó 2 năm.
Các bác sĩ nhanh chóng xác định loại thuốc bệnh nhân tiêm trước đó và nhận định đây là trường hợp sốc phản vệ độ III thuốc Diclofenac.
Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu xử trí thuốc chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế bằng thuốc Adrenalin, Solumedrol và Dimedrol. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Nội tổng quát để tiếp tục điều trị và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể tích tụ độc tố Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường như hít thở, qua da, ăn uống... chúng ngấm vào máu rồi đi vào gan. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tích tụ độc tố. Độc tố những chất hóa học gây hại cho sức khỏe cơ thể. Chúng tích tụ nhiều khiến cơ thể bị...