Trên đường về nhà, nữ điều dưỡng kịp cứu sống trẻ sơ sinh đã ngưng thở
Ngày 12/7, thông tin từ Bệnh viện tr.ẻ e.m Hải Phòng cho biết, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (SN 1990, đang làm việc tại Khoa Hô hấp Bệnh viện tr.ẻ e.m Hải Phòng) vừa cứu sống trẻ 7 ngày tuổ.i đã ngừng thở do tình cờ gặp trên đường.
Khoảng 21h ngày 4/7 vừa qua, trên đường chở con về nhà tại thôn 6, xã Kiền Bái (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) chị Thảo gặp một người đàn ông bế trên tay em nhỏ sơ sinh đã ngừng thở, tím tái chạy ra xe taxi, phía sau là một người phụ nữ vừa chạy theo vừa khóc thảm thiết.
Ngay lập tức, chị Thảo đã gửi lại con, chạy theo xe taxi và giới thiệu mình là nhân viên y tế, sau đó lên xe, đỡ cháu bé trên tay người đàn ông rồi nhanh chóng cấp cứu, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp.
Sau quá trình nỗ lực cấp cứu, cháu bé đã hô hấp trở lại, toàn bộ sự việc được camera hành trình trên xe taxi ghi lại.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (áo trắng) chăm sóc bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện tr.ẻ e.m Hải Phòng.
Tiếp đó chị Thảo đã cùng gia đình đưa cháu bé đến Bệnh viện đa khoa huyện Thủy Nguyên. Sau khi được sơ cứu tại Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, bé được chuyển tới Bệnh viện tr.ẻ e.m Hải Phòng tiếp tục điều trị chuyên sâu.
Lãnh đạo Bệnh viện tr.ẻ e.m Hải Phòng cho biết, khi tiếp nhận nhập viện, cháu bé trong tình trạng bóp bóng nội khí quản, môi chi tím, da tái, nhịp tim rất nhanh, phổi thông khí kém, mạch yếu, chỉ số PH trong má.u nhỏ hơn 6,8, chỉ số đán.h giá tình trạng bệnh nhân (lactate) đạt ngưỡng rất cao là trên 15 (gấp 7 lần bình thường) và tiên lượng t.ử von.g rất cao.
Qua điều trị, hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã đỡ hơn rất nhiều, các thông số trong má.u đã dần trở về bình thường, Bệnh viện đang tiếp tục theo dõi, điều trị phục hồi sức khỏe cho bé.
Theo thông tin từ bố của bệnh nhi là anh Hoàng Minh T., vào tối hôm xảy ra sự việc, anh T. pha bình sữa là 400ml cho con uống, sau đó cháu bị sặc sữa, gia đình lại không biết cách sơ cứu nên khi thấy con có biểu hiện ngưng thở, tím tái đã vô cùng hoảng loạn, chỉ biết bế con chạy xuống nhà gọi xe để đưa đi cấp cứu.
Lãnh đạo Bệnh viện tr.ẻ e.m Hải Phòng cho biết thêm, trước khi làm việc tại Khoa Hô hấp, điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo từng làm việc ở Khoa Sơ sinh nhiều năm nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Hành động của điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo trong sự việc trên đã thể hiện tinh trần trách nhiệm và tính nhân văn rất cao, góp phần làm đẹp hơn hình ảnh của ngành y tế
Cách chăm sóc trẻ ho gà tại nhà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.
Video đang HOT
Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn.
Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh trở nên nặng hơn, gây ho nặng hơn, xuất hiện nhiều đờm dãi. Ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, kiệt sức. Cơn ho dai dẳng khiến cho trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người, vì vậy, có thể bị suy hô hấp, t.ử von.g do nghẹt thở.
Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ảnh minh họa
Trẻ mắc ho gà có biểu hiện gì?
Khi mắc ho gà, trẻ thường có các biểu hiện sau:
Ho rũ rượi từng cơn liên tục, kéo dài, sau cơn ho có lúc ngừng thở, tím tái.
Nôn sau cơn ho, thoạt đầu nôn thức ăn, rồi đến nước dãi trong suốt.
Thở rít vào sau mỗi cơn ho.
Sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp.
Xét nghiệm má.u thấy bạch cầu tăng rất cao từ 15.000 - 50.000/mm, chủ yếu là tế bào Lympho.
Trẻ bị ho gà có kèm theo 1 trong các yếu tố: Trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng; Ăn uống kém, nôn nhiều; Cơn ngừng thở kéo dài; Co giật; Viêm phổi... thì cần chú ý đề phòng trẻ chuyển bệnh nặng.
Chăm sóc trẻ ho gà tại nhà
Với những trẻ mắc ho gà thể nhẹ (số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt) thì có thể cho trẻ ở tại nhà. Chăm sóc trẻ ho gà tại nhà cần lưu ý:
Về chế độ ăn:
Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa do trong giai đoạn bệnh trẻ có biểu hiện biếng ăn và rất dễ rối loạn tiêu hóa.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Không được nấu quá loãng, vì như vậy trẻ sẽ không đủ năng lượng cho cơ thể.
Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, sắt như thịt bò, thịt gà, trứng và các loại rau xanh có màu xanh thẩm hoặc đỏ.
Nên tránh các loại thức ăn sau cho trẻ:
Các thực phẩm ngọt vì những loại thức ăn này sẽ khiến cơn ho ở trẻ nặng hơn.
Các thực phẩm qua chiên rán sẽ làm cho dạ dày trẻ có cảm giác nặng hơn.
Các thực phẩm nhiều chất béo làm cho dịch đờm tiết ra nhiều hơn mức bình thường.
Về chế độ nghỉ ngơi và môi trường:
Đảm bảo môi trường sống tránh chất kích thích như: khói thuố.c l.á, bụi, hóa chất.
Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh kích thích.
Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.
Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Sau mỗi cơn ho vệ sinh sạch đờm ở miệng của trẻ, dùng khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9. Với trẻ lớn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối
Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh
Cho trẻ uống thuố.c theo đơn của bác sĩ (nếu có).
Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ ho gà
Nếu trẻ mắc ho gà kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đi khám ngay:
Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
Trẻ thở nhanh/ khó thở
Ăn kém, nôn chớ nhiều
Ngủ ít
Tóm lại: Ho gà là bệnh dễ lây lan qua đường không khí, vì vậy cách tốt nhất phòng bệnh ho gà cho trẻ là tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà hoặc nghi ngờ ho gà. Đồng thời tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Sơ cấp cứu ở trường học, cộng đồng: Cần thực hành nhiều hơn nữa! Việc sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng, ai cũng có thể làm được nếu chúng ta được đào tạo, được thực hành một cách bài bản và thường xuyên. Gần đây, chúng ta chứng kiến quá nhiều trường hợp ngưng tuần hoàn hô hấp (ngưng tim, ngưng thở) ngoài cộng đồng. Chúng ta có rất nhiều hội thảo, tập huấn về...