Bé 11 tuổ.i phát bệnh dại t.ử von.g sau 3 tháng bị chó cắn
B.é tra.i 11 tuổ.i không được tiêm vaccine sau khi bị chó cắn, dẫn đến bệnh dại giai đoạn toàn phát.
Khi bị chó cắn, mèo cào, người dân nên đi tiêm vaccine ngay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh dại. Ảnh: Shutterstock.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, địa phương vừa ghi nhận trường hợp t.ử von.g nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là ca t.ử von.g liên quan đến bệnh dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn.
Bệnh nhân là bé Y.N.H. (11 tuổ.i), trú tại xã Băng A Drênh, huyện Krông Ana. Ngày 1/1, bé khởi phát các triệu chứng như nôn ói, mệt mỏi, sợ nước, sợ gió, được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa Thiện Hạnh. Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây
Nguyên với chẩn đoán mắc bệnh dại giai đoạn toàn phát và theo dõi nhiễ.m trùn.g huyết.
Đến chiều ngày 4/1, gia đình xin cho bé về nhà và bé t.ử von.g một ngày sau đó. Theo gia đình, khoảng 3 tháng trước khi nhập viện, bé bị chó nuôi trong nhà cắn vào cánh tay trái nhưng không được tiêm vaccine phòng dại.
Video đang HOT
Sau khi ghi nhận ca bệnh, CDC tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành điều tra và báo cáo theo quy định, đồng thời phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Krông Ana để xử lý.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp t.ử von.g do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố.
Bệnh dại có tỷ lệ t.ử von.g gần như 100% khi xuất hiện triệu chứng. Hiện chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
Người dân nên tiêm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó, mèo cắn, không tự ý điều trị hoặc nhờ thầy lang.
Hạn chế buôn bán, giế.t mổ chó, mèo để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus dại.
Khi nghi ngờ mắc bệnh dại, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Hà Nội: Thêm 1 ổ dịch bệnh dại tại Sóc Sơn
Theo CDC Hà Nội, tuần qua, thành phố ghi nhận ổ dịch dại trên chó tại Sóc Sơn.
Ngày 9/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội thông tin, tuần qua (từ ngày 29/11 đến ngày 6/12) thành phố ghi nhận thêm ổ dịch dại trên chó tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
CDC Hà Nội khuyến cáo, chó dại cắn người nên nguy cơ có thể có ca bệnh dại trên người trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Ảnh minh họa.
Trước đó, ngày 4/12, CDC Hà Nội nhận được thông tin của Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn về 1 trường hợp bị chó dại cắn tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Ngày 5/12, CDC Hà Nội đã phối hợp với Chi Cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú Y Hà Nội xuống làm việc với UBND xã Bắc Sơn cùng các đơn vị liên quan để điều tra dịch tễ, đán.h giá nguy cơ và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.
Kết quả xác minh trên đàn chó tại địa bàn thôn Đô Tân, xã Bắc Sơn đã ghi nhận 1 con chó mắc bệnh dại, giống chó ta, 2,5 tháng tuổ.i, nặng khoảng gần 3 kg, chưa được tiêm vaccine phòng dại.
Chủ của con chó dại này là chị S. đã mua lại con chó từ nhà hàng xóm ngày 18/11 (con chó mẹ của con chó bị dại đã được tiêm phòng dại, đẻ được 9 con chó con trong đó 8 con được mang đi bán, gia đình giữ lại 1 con để nuôi hiện tại vẫn khỏe mạnh bình thường).
Đến ngày 29/11, con chó có biểu hiện ốm, bỏ ăn và bị chế.t vào ngày 1/12. Sau khi con chó bị chế.t, chị S. đã chặ.t đầ.u chó theo hướng dẫn của thú y địa phương và gửi Trung tâm chẩn đoán Thú Y Trung ương làm xét nghiệm, ngày 2/12 có kết quả dương tính với virus dại.
Kết quả điều tra dịch tễ ghi nhận 2 trường hợp người phơi nhiễm với virus dại (là chị S. và người con). Người con là N.Đ.A bị chó cắn vào cổ tay ngày 21/11, vết thương độ III đã được tiêm huyết thanh và vaccine mũi 1 và mũi 2 tại TTYT huyện Sóc Sơn. Chị S. chăm sóc chó lúc ốm (cho ăn uống thuố.c chặt đầu chó gửi xét nghiệm) đã tiêm vaccine mũi 1.
Ngay sau khi ghi nhận ổ dịch dại, UBND xã Bắc Sơn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Trung tâm Y tế huyện tổ chức điều tra xử lý ổ dịch, xác minh nguồn gốc con chó và tư vấn người phơi nhiễm với virus dại đi điều trị dự phòng.
Đồng thời tổ chức kiểm tra khu vực nguy cơ và tiêu hủy động vật mắc dại; phun khử khuẩn tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực hộ gia đình có chó dại.
Xã đã thành lập và kích hoạt đội bắt chó thả rông trên địa bàn xã hoạt động trong vòng 21 ngày (đặc biệt là tại thôn Đô Tân). Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh xã về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các quy định pháp luật có liên quan đến phòng chống bệnh dại.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 14 trường hợp bị chó dại cắn.
Loại virus nguy hiểm ủ bệnh nhiều năm, chờ thời cơ bùng phát Trong một số trường hợp hiếm hoi, virus dại có thể ủ bệnh rất nhiều năm trong cơ thể nạ.n nhâ.n thay vì 2-8 tuần như thông thường. Trong một số trường hợp, virus dại có thể tồn tại trong có thể người và phát bệnh sau 10 năm. Ảnh: National Geographic. Mùa nắng nóng thường là thời điểm bệnh dại có xu...