BCIS kỷ niệm 10 năm triển khai chương trình song ngữ
Trường song ngữ quốc tế Canada (BCIS) vừa tổ chức kỷ niệm 10 năm triển khai chương trình song ngữ.
Ban giám hiệu BCIS trao kỷ niệm chương cho giáo viên, nhân viên nhà trường.
Theo đó, cách đây tròn 10 năm (tháng 11 năm 2012), tại cơ sở Phú Mỹ Hưng thuộc quận 7 (TPHCM) BCIS đã chính thức tổ chức lễ khánh thành học xá và chào đón những học sinh đầu tiên đến với một cộng đồng học tập sáng tạo, chắt lọc và kết hợp những điểm ưu tú của hai nền giáo dục Việt Nam và Canada.
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển mạnh mẽ, BCIS đã góp phần tạo nên những thế hệ học sinh toàn diện về tri thức, văn hóa và tính cách.
Với triết lý giáo dục độc đáo “Cội rễ và đôi cánh”, học sinh BCIS được rèn luyện bởi nền tảng giáo dục chất lượng tốt từ môi trường quốc tế, các kỹ năng cần thiết, khả năng sáng tạo và tư duy phản biện để dẫn dắt các em trên hành trình trở thành những công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn bản sắc dân tộc Việt.
Từ khi thành lập đến nay, BCIS đã có 8 thế hệ học sinh tốt nghiệp THPT với tỉ lệ tốt nghiệp 100% qua các năm và gần 1.000 học sinh đang theo học tại trường.
Đặc biệt 100% các em đều đạt trình độ B1 và đa phần các học sinh tốt nghiệp đều nhận được những học bổng giá trị và thư mời nhập học từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới thuộc Ivy League, Oxbridge, Canada, Úc… cũng như rất nhiều đại học quốc tế tại Việt Nam.
Từ năm học 2020-2021, bên cạnh chương trình hiện tại, BCIS đã triển khai chương trình chứng chỉ phổ thông Anh quốc IGCSE, dự kiến tiến đến chứng chỉ phổ thông bậc cao A-levels để mở thêm nhiều cánh cửa khác cho học sinh đến các trường đại học quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị BCIS cho biết: “Cao hơn ý nghĩa là một ngôi trường chất lượng quốc tế, BCIS chính là sự lựa chọn cho một thế hệ trẻ bản lĩnh, năng động, sáng tạo, những công dân toàn cầu tương lai nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, luôn tự hào và giữ gìn những giá trị tốt đẹp truyền thống Việt.
BCIS không ngừng phấn đấu để đổi mới, cập nhật xu thế giáo dục toàn cầu. Cột mốc hành trình 10 năm đã không chỉ giúp chúng tôi có dịp nhìn lại những thành quả từ những nỗ lực không ngừng, tri ân sự ủng hộ của các gia đình, các em học sinh và đối tác mà còn tạo ra động lực giúp BCIS ngày một vững mạnh trên hành trình ươm mầm những nhà lãnh đạo tương lai”.
Video đang HOT
Trong 10 năm qua BCIS đã góp phần tạo nên những thế hệ học sinh toàn diện về tri thức, văn hóa và tính cách.
Cô Nguyễn Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng BCIS chia sẻ, một trong các mục tiêu trong giai đoạn kế tiếp là đưa BCIS trở thành điểm đến học tập về giáo dục song ngữ cho phụ huynh, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước.
Song ngữ không đơn thuần là giảng dạy bằng hai ngôn ngữ mà tại BCIS còn là tích hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam với các chương trình giáo dục quốc tế khác, phát triển học sinh với đầy đủ bản sắc của một người Việt Nam cùng năng lực thích ứng với bất cứ môi trường sống nào.
“BCIS sẽ xây dựng và triển khai chương trình giáo dục dựa trên các căn cứ lý luận và thực tiễn của khoa học giáo dục, khoa học về việc học, sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm của mình cho cộng đồng giáo dục”, cô Huyền nhấn mạnh.
Đạt 8.0 Reading IELTS nhờ học GMAT
Ngọc Anh tự nhận Reading của IELTS là phần cô 'ngán' nhất nhưng việc học GMAT lại giúp cô đạt được mức điểm ngoài mong đợi.
Thí sinh GMAT rèn được khả năng tư duy và sức chịu đựng khi học tập. Ảnh: Pexels.
Năm 2018, Ngọc Anh (sống tại TP.HCM) tham gia một khóa học GMAT trong 3 tháng vì tò mò. Thời gian đó, cô ấp ủ kế hoạch thi GMAT để thử nộp hồ sơ du học nhưng cuối cùng phải tạm hoãn. Không phải bận rộn, "sợ" mới là lý do khiến cô hủy kế hoạch thi cử. Ngọc Anh nói với Zing rằng cô thấy GMAT khó nên chưa dám thi.
Từ bỏ kế hoạch du học, kết thúc khóa học GMAT, Ngọc Anh chuyển hướng học IELTS. Theo đuổi việc học IELTS ở tuổi đi làm, Ngọc Anh không có nhiều thời gian đầu tư cho học tập. Theo quán tính, cô "áp" luôn cách học GMAT cho IELTS, nhất là ở phần Reading. Kết quả, cô đạt 8.0 ở bài thi Reading - phần cô từng thấy chán ngán vì quá lười để học.
GMAT giúp học Reading tốt hơn?
Ngọc Anh cho biết cô làm tốt phần Reading của IELTS vì cô từng luyện nhiều phần Ngôn ngữ trong đề thi GMAT. Nếu phần Reading của IELTS luyện cho Ngọc Anh khả năng đọc hiểu, chọn đáp án đúng dựa trên dữ liệu có sẵn, phần Ngôn ngữ của GMAT lại giúp cô rèn được nhiều kỹ năng hơn thế.
Theo Graduate Management Admission Council, phần Ngôn ngữ trong đề GMAT gồm ba dạng câu hỏi chính là Reading (Đọc hiểu), Critical Reasoning (Lý luận) và Sentence Correction (Sửa lỗi câu).
Trong đó, Reading là phần kiểm tra khả năng đọc hiểu tài liệu của thí sinh. Cụ thể, thí sinh phải thể hiện được các kỹ năng: Phân biệt những thông tin được nêu rõ ràng và ẩn ý có trong đề bài; suy luận dựa trên thông tin có trong văn bản, phân tích cấu trúc đoạn văn, tìm ra thái độ của tác giả về một chủ đề cụ thể. Thông thường, đề tài Reading của GMAT thường liên quan kinh doanh, khoa học xã hội, vật lý, sinh học...
Ở phần Critical Reasoning, thí sinh lại được thử thách khả năng lập luận, đánh giá lập luận và tư duy phản biện. Dạng đề này gồm những câu hỏi không quá 100 từ, hướng thí sinh đến việc phân tích logic của lập luận cốt lõi, củng cố hoặc làm suy yếu lập luận đó. Ngoài ra, thí sinh sẽ được yêu cầu đưa ra giả thiết dựa trên tình huống cụ thể.
Cuối cùng, phần Sentence Correction kiểm tra khả năng ngữ pháp và diễn đạt bằng tiếng Anh của thí sinh. Ở phần này, đề bài đòi hỏi thí sinh phải diễn đạt câu đúng ngữ pháp và cấu trúc, hiệu quả về mặt sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt đó phải ngắn gọn, rõ ràng, không làm sai lệch ý nghĩa ban đầu.
Đề thi Ngôn ngữ gồm 36 câu hỏi kéo dài trong 65 phút, nghĩa là thí sinh chỉ có khoảng 1,8 phút để giải quyết một đáp án. Anh Quang Hưng (giáo viên dạy GMAT tại TP.HCM) cho hay đề thi Ngôn ngữ của GMAT thường rất dài. Đôi khi, thí sinh chưa kịp đọc hết đáp án đã hết thời gian. Do đó, để bắt kịp tốc độ thời gian, thí sinh phải hiểu tư duy ra đề buộc phải học cách đọc, xử lý đề bài thật nhanh.
Đối với Ngọc Anh, phần Ngôn ngữ của GMAT khó hơn nhiều so với Reading của IELTS. Nếu độ khó của phần Ngôn ngữ là 10/10, độ khó của Reading chỉ ở mức 5/10.
Do đã quen với sự đa dạng và những câu hỏi hóc búa của đề Ngôn ngữ trong 3 tháng học GMAT, Ngọc Anh có thể vận dụng lối tư duy làm bài GMAT khi học IELTS. Cô cho rằng đây là một lợi thế khá lớn giúp cô đạt kết quả thi cao hơn mong đợi.
Tuy nhiên, Ngọc Anh nhấn mạnh GMAT chỉ mang nhiều lợi ích cho người học ở phần Reading, 3 kỹ năng khác là Speaking, Listening và Writing thì không hẳn là ứng dụng GMAT để học được. Do đó, nếu muốn đạt điểm IELTS cao ở cả 4 kỹ năng, thí sinh vẫn phải luyện thêm nghe, nói, viết chứ không thể trông chờ vào mỗi việc học GMAT.
GMAT rèn năng lực tư duy và sức chịu đựng
Nếu IELTS đánh giá khả năng ngôn ngữ, GMAT lại đánh giá khả năng đọc hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, lập luận của thí sinh. Do đó, việc làm bài thi GMAT cũng tạo áp lực cao hơn nhiều.
Dạy GMAT nhiều năm, anh Quang Hưng nhận thấy GMAT là một kỳ thi khá khắc nghiệt, không riêng người Việt, người Mỹ cũng gặp khó khăn với kỳ thi này dù tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.
Chung quan điểm với anh Quang Hưng, anh Thành Nhân (người từng đạt 760/800 điểm GMAT vào năm 2020, hiện là giáo viên dạy GMAT) nhận định GMAT là một kỳ thi khá thử thách, nhất là với những người đã quen với lối tư duy "học càng nhiều càng tốt".
Anh Thành Nhân cho rằng lối tư duy "học càng nhiều càng tốt" sẽ khiến việc học GMAT kém hiệu quả. Ảnh: NVCC.
Anh ví GMAT là một bài thi tuyển nhân sự, những câu hỏi trong đề thi được thiết kế không nhằm mục đích kiểm tra khả năng tính toán hay kiến thức của thí sinh, mà nó dùng để đánh giá liệu thí sinh có phù hợp với chương trình MBA hay không.
Do đó, học GMAT cần có định hướng rõ ràng và biết học đúng cách. Nếu học theo kiểu chăm chỉ mà không có định hướng đúng ngay từ đầu, thí sinh rất khó đạt điểm cao dù học liên tục trong 1-2 năm. Chưa kể, thí sinh phải học cách rèn khả năng tập trung khi làm bài vì thời gian thi GMAT khá dài.
Một buổi thi GMAT thực tế sẽ kéo dài trong 3 giờ 7 phút, gồm các phần Viết phân tích (1 chủ đề kéo dài trong 30 phút), Định lượng (37 câu hỏi về toán kéo dài trong 62 phút), Ngôn ngữ (41 câu hỏi kéo dài trong 65 phút) và Lý luận tích hợp (12 câu hỏi kéo dài trong 30 phút).
Nói về thời gian thi GMAT là 3 giờ, anh Quang Hưng giải thích chương trình MBA của Mỹ thường rất nặng và khó. Với những người đã đi làm nhiều năm và không quen đà học liên tục, khi vào trường học MBA, họ rất khó để theo kịp chương trình.
Do đó, việc rèn luyện khả năng tập trung trong 3 giờ làm bài thi GMAT chính là "bước đệm" giúp thí sinh rèn luyện thói quen học tập và tập quen với sự vất vả của chương trình MBA.
Anh Quang Hưng và anh Thành Nhân đều nói rằng GMAT không phải bài thi đánh giá kiến thức mà là bài thi đánh giá năng lực, giúp thí sinh rèn khả năng tư duy và sức chịu đựng.
Có thể điểm thi của bạn không quá cao, nhưng sau khi học và thi xong, bạn sẽ có được nhiều kỹ năng để áp dụng trong mọi công việc, mọi lĩnh vực.
Ví dụ, phần Định lượng giúp bạn rèn khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, ngắn gọn, hiệu quả. Đây là yếu tố mọi người lao động cần có khi bước vào môi trường làm việc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.
Hay sau khi học phần Ngôn ngữ của GMAT, thí sinh học được cách tranh luận nhanh, lập luận chặt chẽ và có thể tìm ra "lỗ hổng" trong các luận điểm khi thảo luận về một vấn đề cụ thể.
GMAT cũng giúp thí sinh rèn được tính kỷ luật vì nếu trong quá trình học, thí sinh dừng vài hôm thì rất dễ đuối vì không theo kịp bài giảng. Do đó, GMAT buộc thí sinh phải không ngừng rèn luyện và rèn luyện đúng cách. Anh Quang Hưng nhận định những học viên GMAT của anh sau khi hoàn thành chương trình học đều có tính kỷ luật khá cao.
Ngoài ra, những kỹ năng tích lũy trong quá trình luyện thi GMAT giúp nhiều thí sinh học được kỹ năng viết khi đi làm. Khác với phần viết nặng tính học thuật trong IETLS, người học GMAT lại học được cách viết ngắn gọn, hiệu quả và trình bày dễ hiểu, nhất là khi làm việc trong môi trường hợp tác, cộng tác.
Nhiều trường đại học châu Âu dạy trực tuyến để tiết kiệm năng lượng Nhiều cơ sở giáo dục đại học châu Âu kéo dài kỳ nghỉ Giáng sinh và chuyển sang dạy trực tuyến vì hóa đơn năng lượng tăng cao. Các trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến vì hóa đơn năng lượng tăng vọt. Các trường đại học ở Slovakia dự kiến đóng cửa sớm một tháng từ ngày 17/11, so với kỳ...