BB Group “lướt sóng” cụm quang điện Mỹ Sơn?
Sau khi thâu tóm bộ đôi dự án điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và 2, BB Group đã nhanh chóng nhượng lại 70% cổ phần tại mỗi dự án cho nhà đầu tư Thái Lan với giá 48,1 triệu USD.
Thương vụ “lướt sóng” cụm dự án điện mặt trời Mỹ Sơn của BB Group (Ảnh minh hoạ – Nguồn: Internet)
Nhà đầu tư Thái Lan mà VietTimes đề cập là BG Energy Solutions – thành viên của Bangkok Glass Public.
Theo tìm hiểu của VietTimes, vào tháng 4/2021, nhà đầu tư này đã mua lại 70% cổ phần của CTCP Điện mặt trời Mỹ Sơn 1 (Mỹ Sơn 1) và CTCP Điện mặt trời Mỹ Sơn 2 (Mỹ Sơn 2) – chủ đầu tư bộ đôi dự án nhà máy điện mặt trời cùng tên tại tỉnh Ninh Thuận – từ nhóm BB Group.
Một nguồn tin cho hay, nhà đầu tư Thái Lan đã lần lượt chi ra 26,3 triệu USD cho 70% cổ phần của Mỹ Sơn 1 và 21,8 triệu USD cho 70% cổ phần của Mỹ Sơn 2. Tổng giá trị cho cả hai thương vụ là 48,1 triệu USD, tương đương khoảng 1.100 tỉ đồng.
Sau khi thương vụ hoàn tất, vị trí Chủ tịch HĐQT của Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2 đã được chuyển giao cho bà Amarat Puvaveeranin (SN 1957, quốc tịch Thái Lan). Trong khi đó, ông Đặng Thanh Bình – người của BB Group – giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc tại hai doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 12/2020, nhóm cổ đông liên quan tới BB Group (bao gồm: CTCP BB Power Holdings, bà Vũ Thị Hà và bà Vũ Thị Thu Hằng) đã mua lại toàn bộ số cổ phần chi phối tại Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2 từ CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn – thành viên của Hoàng Sơn Group.
Như VietTimes từng đề cập, bộ đôi dự án nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn có tổng công suất lắp đặt 100 MW, tọa lạc tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Trong đó, dự án nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 có quy mô 80 ha, tổng vốn đầu tư 1.362 tỉ đồng, được khởi công vào tháng 5/2018. Dự án nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2 có quy mô 60 ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 1/2019 và dự kiến đưa vào vận hành trong quý 4/2019.
Trước khi về tay BB Group, vào ngày 26/8/2020, Mỹ Sơn 1 đã phát hành thành công 3 lô trái phiếu trị giá lần lượt 300 tỉ đồng (mã MS1-H2023-001, kỳ hạn 3 năm), 220 tỉ đồng (mã MS1-H2026-002, kỳ hạn 6 năm) và 430 tỉ đồng (mã MS1-H2030-003, kỳ hạn 10 năm). Mỹ Sơn 2 cũng phát hành được 2 lô trái phiếu trị giá lần lượt 380 tỉ đồng (kỳ hạn 6 năm) và 370 tỉ đồng (kỳ hạn 10 năm).
Đến cuối tháng 8/2021, Mỹ Sơn 1 đã thực hiện mua lại tổng cộng 190 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, trong đó có 50 tỉ đồng trái phiếu mã MS1-H2023-001, 50 tỉ đồng trái phiếu mã MS1-H2026-002 và 90 tỉ đồng trái phiếu mã MS1-H2030-003. Như vậy, khối lượng trái phiếu đang lưu hành của Mỹ Sơn 1 hiện còn 760 tỉ đồng (theo mệnh giá).
Tăng năng lực quản lý và kiểm toán trong lĩnh vực năng lượng
Ngày 20/8, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật ngành năng lượng Việt Nam - EU (Dự án EVEF) đã phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương tổ chức hội thảo trực tuyến tham vấn về đề xuất cải tiến chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng theo định hướng học tập suốt đời.
Nhà máy điện mặt trời Cư Jút tại tỉnh Đắk Nông. Ảnh minh họa: Ngọc Minh/TTXVN
Ông Markus Bissel, Trưởng hợp phần hiệu quả năng lượng Dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng - Tổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ Việt Nam cho rằng, để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng, cần nghiên cứu và xây dựng mô hình đào tạo và cấp chứng chỉ theo định hướng "học tập suốt đời" trong lĩnh vực quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng. Điều này sẽ giúp các học viên cập nhật liên tục kiến thức để cải thiện năng lực quản lý và kiểm toán năng lượng.
Theo ông Đặng Hải Dũng, Phó Chánh văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững (Bộ Công Thương), việc quản lý và kiểm toán năng lượng sẽ giúp cho doanh nghiệp và nhà nước chủ động hơn trong hoạch định việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
Hiện nay, với sự tham gia của các công nghệ mới, các công nghệ sản xuất, vận hành cũng liên tục thay đổi. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và hỗ trợ các nhà quản lý năng lượng, Bộ Công Thương sẽ cùng với GIZ tìm ra các phương thức hiệu quả trên thế giới cho nhà quản lý năng lượng.
"Việc triển khai mô hình "học tập suốt đời", cập nhật liên tục là cần thiết để sau khi chứng nhận lần đầu sẽ tiếp tục hỗ trợ người quản lý năng lượng tiếp cận các công nghệ, quy định mới về năng lượng", ông Đặng Hải Dũng nói.
Theo báo cáo tại hội thảo, các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam hiện nay tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp với 3.006 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm vào năm 2019; trong đó, có 2.441 cơ sở thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo danh sách ban hành hàng năm của Thủ tướng Chính phủ bắt buộc bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng, được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận và thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc 3 năm một lần. Như vậy, cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng có một vai trò quan trọng đóng góp vào hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam.
TS. Nguyễn Đặng Minh, đại diện Công ty Vietnam Technology Solutions cho hay, hiện nay, về cơ bản các quy định liên quan điều kiện tham gia cấp chứng chỉ đã được quy định khá rõ ràng và đầy đủ. Các chứng chỉ này được cấp 1 lần. Những năm qua, có nhiều cơ sở, đơn vị đào tạo được cấp phép, nhưng mỗi đơn vị triển khai theo các bước không đồng nhất. Điều này dẫn đến chất lượng đầu ra người học không đồng đều và rủi ro cho người học.
TS Nguyễn Đăng Minh thông tin, tại các quốc gia như: Nhật Bản, Đức, Đan Mạch..., họ yêu cầu ngoài bằng đại học, cao đẳng liên quan cần có 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Ngoài ra, các nước này đều có khuyến khích về mô hình học tập suốt đời, như: đào tạo trực tuyến hàng năm, các khóa tư vấn và đào tạo nâng cao...
Do vậy, TS. Nguyễn Đăng Minh đề xuất, Bộ Công Thương cần ban hành quy trình mới, cập nhật kèm theo các tài liệu hướng dẫn thực hiện quy trình, giúp các đơn vị đào tạo triển khai và thực hiện quy trình đào tạo một cách đồng bộ.
Bộ Công Thương cũng cần viết lại giáo trình và các bài giảng. Bởi, giáo trình và tài liệu giảng dạy hiện nay được làm 10 năm; bổ sung các nội dung về phương pháp quản lý năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống sử dụng nhiều năng lượng.
"Đặc biệt, Bộ Công Thương cần quy định thời hạn của chứng chỉ nhằm khuyến khích người học cập nhật thông tin mới. Nên để thời hạn 5 năm và sau đó, phải tham gia khóa đào tạo liên quan công nghệ mới, quy định mới... để được cấp đổi", TS Minh nói.
Theo khảo sát của nhóm các chuyên gia, hiện nay các phần học về thực hành, hệ thống nhiệt và lò hơi công nghiệp đạt số điểm thấp...
Lý do được các học viên đưa ra là do thời lượng chưa hợp lý với học phần có khối lượng kiến thức lớn; nội dung đào tạo chưa trực quan, thiếu nội dung minh họa...
Khảo sát cũng cho thấy, có 46% ý kiến đề nghị giữ nguyên như hiện nay về giá trị và hiệu lực của chứng chỉ quản lý năng lượng là cấp 1 lần và không thời hạn; 23% cho rằng, cần tự động gia hạn 5 năm/lần. Số còn lại mong muốn gia hạn 5 năm và đảm bảo các điều kiện kèm theo...
Như vậy, có hơn 50% các học viên muốn tái cấp chứng chỉ và việc xét cấp đổi chứng chỉ được xem là cần thiết.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, với tình hình công nghệ biến đổi nhanh như hiện nay, không nhất thiết phải chờ hết 5 năm mới tổ chức đào tạo lại mà có thể liên tục triển khai khi có sự thay đổi về công nghệ, hoặc sự thay đổi của thị trường.
Phát triển điện mặt trời ở Tây Nguyên - Bài 1: Đánh thức tiềm năng Với định hướng phát triển năng lượng tái tạo để giảm áp lực cho ngành điện đồng thời xây dựng một nền kinh tế xanh, giảm ô nhiễm..., trong những năm gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành hàng loạt những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà....