“Bẩy” thói quen tiêu dùng để triển khai tài chính toàn diện
Thu nhập thấp, thói quen chi tiêu… là những cản trở khiến cho việc phát triển tài chính toàn diện gặp khó, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng thu nhập thấp, đối tượng là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa… Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng, thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, diễn ra sáng 10/9/2020 tại Hà Nội.
Tài chính toàn diện (financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững.
“Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng có thể dẫn tới một bộ phận người dân bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển chung và là nhân tố dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội. Bởi vậy, mô hình tăng trưởng bao trùm hướng tới sự bền vững trong dài hạn, trong đó đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển con người đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia và khu vực. Thực thi tài chính toàn diện cũng chính là phát triển lĩnh vực tài chính hướng tới phát triển bao trùm. Kết quả triển khai thực hiện tài chính toàn diện được ghi nhận là đã đóng góp lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết.
30% khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.
Theo số liệu của NHNN, năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 89 triệu tài khoản cá nhân, tương đương 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tăng 180%. Tại nhiều ngân hàng như VCB, TPBank, VPBank… lượng khách hàng giao dịch qua kênh trực tuyến chiếm hơn 90%, khách hàng giao dịch tại quầy chỉ dưới 10%.
Tuy nhiên, 30% khách hàng chưa có tài khoản còn lại là những khách hàng khó mở rộng, tiếp cận nhất, đây cũng là đối tượng rất cần tới tài chính toàn diện. Ví dụ, tại vùng sâu, vùng xa, nơi người dân sống xa chi nhánh ngân hàng đến cả trăm km và thu nhập chỉ 500 nghìn đồng/tháng thì không thể hi vọng họ sẽ bỏ chi phí nửa tháng thu nhập để đến chi nhánh mở tài khoản. Thế nhưng, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng đến tận từng xã cũng rất khó.
Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là chiến lược lớn của NHNN. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, sự hỗ trợ của công nghệ và hành lang pháp lý vô cùng quan trọng. Chiến lược tài chính toàn diện sẽ khó đạt mục tiêu nếu người dân không được mở tài khoản trực tuyến, không có hệ thống tài khoản đa cấp độ, không có hệ thống đại lý ngân hàng – cánh tay nối dài của nhà băng – để làm điểm nạp và rút tiền…
Ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển rất mạnh thời gian qua, những người đã từng thanh toán qua điện thoại hầu như đều không quay lại thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, hành lang pháp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, “hòn đá tảng” trong thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang là thói quen. Để phá vỡ “hòn đá tảng” này, cần những đòn bẩy chính sách và sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cũng cần hoàn thiện hơn nữa. Ông Dũng kỳ vọng, ngay trong tháng 9/2020 này, NHNN sẽ trình được các Nghị định liên quan đến vấn đề lớn như: Đại lý ngân hàng, tiền điện tử, thanh toán quốc tế, Mobile Money.
Video đang HOT
“Xu hướng hiện nay đang hướng tới ngân hàng không chi nhánh, giao dịch viên thành chi nhánh viên, điều này cũng đang trở thành hiện thực tại Việt Nam. Tại hầu hết ngân hàng lớn, khách hàng giao dịch qua mạng nhiều hơn khách hàng đến giao dịch tại quầy. Tuy nhiên, để thúc đẩy tài chính toàn diện, có ba nội dung phải xử lý: eKYC, điện toán đám mây, tín dụng cho khách hàng cá nhân”, ông Dũng nói.
Được biết, hiện nay ở nhiều ngân hàng, việc cấp một khoản vay cá nhân vẫn phải kéo dài hàng tuần trong khi một số ngân hàng (đơn cử như TPBank), việc cấp tín dụng cá nhân có thể giải ngân chỉ trong vòng 20 phút đến 1 tiếng, hạn mức lên tới 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, eKYC chính là vé gửi xe để mở rộng tài khoản cá nhân, cơ sở để thúc đẩy tài chính toàn diện. Theo dự thảo hướng dẫn của NHNN, khách hàng mở tài khoản tại quầy sẽ được cung cấp đầy đủ hạn mức, còn mở tài khoản eKYC thì được cấp hạn mức 200 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hòa, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) nêu ý kiến cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản; hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính. Ngoài ra, cần áp dụng các nhóm giải pháp về phía người tiêu dùng tài chính và các giải pháp hỗ trợ khác, như xây dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về tài chính toàn diện…
Từ phía người triển khai, nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho biết đã lồng ghép các mục tiêu của tài chính toàn diện vào trong kế hoạch kinh doanh và quá trình chuyển đổi số.
Đơn cử với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ hướng tới đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện. Theo đó, Ngân hàng đa dạng các kênh phân phối, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng; sắp xếp hệ thống mạng lưới hoạt động các kênh phân phối truyền thống tại chi nhánh, quầy giao dịch… an toàn, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của điểm giao dịch lưu động, tổ vay vốn…Cùng chung giải pháp này, Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương (TYM) cũng có những điều chỉnh kế hoạch riêng để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc TYM cho biết Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương đã mở rộng phạm vi địa lý, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô cho người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi; đa dạng hóa sản phẩm; đổi mới hệ thống công nghệ thông tin; hiện thực hóa chiến lược bằng một số biện pháp như lập kế hoạch mở rộng địa bàn hàng năm; xây dựng hệ thống core banking (hoàn tất chuyển đổi trong 2020)…
Thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Phó Thống đốc yêu cầu các đơn vị thường xuyên tự rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, xác định khả năng đạt được nhiệm vụ được giao để có giải pháp phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho rằng thực tiễn phát triển kinh tế ở không ít quốc gia cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống với mục tiêu tăng trưởng nhanh đã dần bộc lộ những khiếm khuyết của nó khi vấn đề nghèo đói, không phải luôn được cải thiện, bất chấp nền kinh tế có tăng trưởng. Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng có thể dẫn tới một bộ phận người dân bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển chung và là nhân tố dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội.
Vì vậy, theo theo Phó Thống đốc, việc ban hành và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia là một bước tiến quan trọng, vừa tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua, đồng thời hướng tới mục tiêu toàn diện hơn, mở rộng hơn cho toàn nền kinh tế. Để trong tương lai, mọi người dân và doanh nghiệp Việt Nam đều sẽ 'được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững'.
Phó Thống đốc yêu cầu các đơn vị cần lồng ghép nội dung của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng vào chiến lược, kế hoạch phát triển của đơn vị mình. Đặc biệt, thường xuyên tự rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, xác định khả năng đạt được nhiệm vụ được giao để có giải pháp phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Tài chính toàn diện (financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu. Qua đó, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững.
Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới. Đến nay, hơn 60 quốc gia đã xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Nhiều quốc gia đã đưa ra các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tập trung vào việc giảm chi phí, nâng cao tính an toàn và thuận tiện của các dịch vụ tài chính.
Tại Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững... đã cho thấy một trong những mục tiêu tiên quyết của Chính phủ Việt Nam là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản.
Agribank là một trong những ngân hàng luôn chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợ khả năng tiếp cận, nhu cầu, đặc điểm giá trị giao dịch nhỏ lẻ cho đối tượng khách hàng khu vực nông thôn. Qua đó, đã đạt được kết quả tích cực góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank duy trì mức xấp xỉ 70% tổng dư nợ cho vay, chiếm trên 50% thị phần trong nước.
Ông Nguyễn Hải Long-Phó Tổng Giám đốc Agribank nhấn mạnh: "Trong thời gian tới Agribank sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho đối tượng mục tiêu tài chính toàn diện tiếp cận thanh toán không dùng tiền mặt trên cả nước."
Còn ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết người dân có thể dùng điện thoại di động để mở tài khoản ngân hàng.
Ông Dũng cho biết dự kiến trong tháng này Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành thông tư về mở tài khoản điện tử (eKYC).
Với eKYC, người dân có thể dùng điện thoại di động để mở tài khoản. Nếu như khách hàng mở tài khoản tại quầy thì không có giới hạn giá trị giao dịch còn mở tài khoản ekyc thì giới hạn giao dịch sẽ là 200 triệu đồng/tháng.
"Nhiều người vẫn nói phải tăng số tài khoản ngân hàng nhưng vẫn bắt khách hàng đến quầy, vẫn phải có chữ ký tươi thì làm sao tăng được tài khoản. Khi người dân không có tài khoản ngân hàng thì không thể sử dụng dịch vụ sản phẩm của ngân hàng được. Do đó, việc người dân mở tài khoản bằng điện thoại di động cần phải được thúc đẩy sớm," ông Dũng chia sẻ.
Ngoài mở tài khoản ngân hàng bằng điện thoại di động, khách hàng cũng có thể mở bằng phương thức video call với ngân hàng.
Một điểm quan trọng dự kiến sẽ được nêu trong thông tư, ông Dũng nhấn mạnh đó là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu khi mở tài khoản eKYC cho khách hàng thì các ngân hàng phải kiểm tra số điện thoại giao dịch bằng eKYC, chứng minh thư để đảm bảo không có việc người này mở tài khoản nhưng người khác lại giao dịch./.
Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 24/7/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Kế hoạch hành động là căn cứ để các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị. Đây cũng là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chiến lược trong mỗi giai đoạn, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Chiến lược tài chính quốc gia: Mở cửa nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển mạch Một trong những điểm nổi bật của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2020 là việc mở cửa, cho phép các DN tham gia thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử nhằm tạo sự cạnh tranh, giúp giảm chi phí, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt....