Bay sang Singapore nhận việc, kỹ sư Trung Quốc bị Shopee ‘huỷ kèo’ vào phút chót
Một kỹ sư Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện bị Shopee huỷ kết quả tuyển dụng ngay khi vừa bay tới Singapore để nhận việc.
Mới đây, một kỹ sư Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện trớ trêu khi anh đã bay tới Singapore để nhận việc tại Shopee nhưng lại nhận được thông báo huỷ kết quả tuyển dụng ngay khi vừa đáp xuống sân bay Changi. Bài đăng của anh đã nhanh chóng “gây bão” mạng xã hội Trung Quốc.
” Tôi cùng vợ và cún cưng vừa hạ cánh thì hay tin lời mời làm việc của tôi đã bị Shopee rút lại. Lúc ấy, tôi vẫn còn đang ở sân bay“, người dùng có tên “Lin Ge goes to Nanyang” chia sẻ trên tài khoản WeChat cá nhân.
Shopee buộc phải thu gọn bộ máy trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và lo ngại suy thoái. Ảnh: Shutterstock.
Tương tự như nhiều công ty công nghệ toàn cầu, Sea Limited, công ty mẹ của Shopee cũng đang đẩy mạnh cắt giảm nhân sự trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và lo ngại suy thoái. Hệ quả là Shopee cũng buộc phải thu gọn bộ máy. Trong đó, các vị trí công nghệ tại Singapore, nơi công ty đặt trụ sở, chịu nhiều biến động nhất.
Công ty đã xác nhận với tờ SCMP về việc hủy bỏ một số vị trí công việc liên quan đến công nghệ. ” Chúng tôi đã điều chỉnh kế hoạch tuyển dụng các nhóm công nghệ, vì vậy, một số vị trí tại Shopee không còn nữa. Công ty đang khẩn trương xử lý để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng“.
Video đang HOT
Theo nguồn tin nội bộ, mức bồi thường mà Shopee đưa ra là một tháng lương và chi phí đi lại.
Lin Ge chia sẻ trên WeChat: ” Không thể tin nổi những gì đã xảy ra trong 3 ngày qua. Mình lập tài khoản này vốn dĩ để chia sẻ cuộc sống mới ở Singapore và công nghệ thuật toán. Ngờ đâu, bài đăng đầu tiên lại là việc mình thất nghiệp, đòi bồi thường và loay hoay tìm công việc mới“.
Câu chuyện của kỹ sư này đã làm dậy sóng mạng xã hội Weibo và Maimai Trung Quốc, khi nhận được sự đồng cảm của nhiều trường hợp tương tự.
Nhiều bộ phận khác của Shopee cũng chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm nhân sự trong năm nay. Hồi tháng 6, Shopee cũng sa thải nhiều nhân sự ở mảng giao đồ ăn và thanh toán, bên cạnh cắt giảm nhân sự ở Argentina, Chile và Mexico.
Sea Limited đã báo lỗ cao hơn trong quý II năm nay. Theo Refinitiv, lỗ ròng tăng hơn gấp đôi lên mức 931,2 triệu USD, cao hơn 42% so mức dự đoán 655 triệu USD của giới chuyên gia.
Tương tự, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đã chọn cách “tối ưu hóa” lực lượng lao động để đối phó với suy thoái kinh tế. Quý II năm nay, Tencent chấm dứt hợp đồng với gần 5.500 nhân viên trong đợt cắt giảm nhân lực lần đầu tiên kể từ năm 2014. Xiaomi cũng cho thôi việc hơn 900 nhân công, tương đương 3% lục lượng lao động, khi doanh thu quý sụt giảm.
Trong khi đó, việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở Singapore đang là xu hướng của nhiều lao động Trung Quốc, trước tình hình kinh tế tăng trưởng chậm và chính sách zero-Covid nghiêm ngặt ở quê nhà.
Huang Yimeng, tỷ phú sáng lập hãng game XD, cho biết sẽ cùng gia đình chuyển ra nước ngoài năm tới, sau khi chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải do Covid-19. Shein, nền tảng thương mại điện tử thời trang nhanh có trụ sở tại Nam Kinh, chủ yếu hoạt động ở nước ngoài, đã và đang đầu tư nguồn lực vào Singapore.
Hãng phần mềm thiết kế chip của Mỹ đầu tư sang Việt Nam khi gặp khó tại Trung Quốc
Synopsys đang chuyển dịch đầu tư và hợp tác đào tạo kỹ sư thiết kế chip tại Việt Nam. Hãng đang gặp khó tại Trung Quốc sau khi Hoa Kỳ đưa chất bán dẫn vào danh mục kiểm soát xuất khẩu.
Một chi nhánh của Synosys tại Mỹ
Nguồn tin từ Nikkei Asia cho biết nhà sản xuất phần mềm thiết kế chip Synopsys đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Synopsys là một trong số ít các công ty Hoa Kỳ thống trị thị trường toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), hay phần mềm thiết kế chip. Hôm 26/8, họ thông báo sẽ đào tạo nhân lực thiết kế chip tại Việt Nam và tặng giấy phép phần mềm cho một trung tâm thiết kế vi mạch của Việt Nam.
Ngành công nghiệp EDA có quy mô nhỏ hơn ngành chế tạo chất bán dẫn nhưng đang trở thành mặt trận quan trọng trong cuộc chiến chip vì Bắc Kinh đang phải vật lộn để tạo dựng một nền sản xuất chip riêng mà không phụ thuộc vào Mỹ.
Theo Nikkei Asia, động thái của Synopsys là một điều đáng mừng với Việt Nam. Các nhà sản xuất lớn như Apple và Panasonic đang tràn vào quốc gia này, nhưng ngành công nghiệp chip của Việt Nam vẫn chưa phát triển cho tới khi Intel và Samsung đầu tư vào ngành này cách đây 2 năm.
"Thông qua quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể bắt đầu thiết kế các chip tầm trung, chẳng hạn như cho tủ lạnh và các máy điều hòa không khí, và sau đó nâng cao chuỗi giá trị" - ông Robert Li, Phó chủ tịch kinh doanh của Synopsys khu vực Đài Loan và Nam Á, nhận định.
"Việc tạo ra một con chip giống như thai nghén một đứa trẻ. Phải mất 9 tháng," ông Li nói với phóng viên Nikkei Asia. "Nếu bạn muốn thiết kế một con chip mới, phải mất ba năm."
Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm 12 tháng 8 đã mở rộng danh mục các sản phẩm và công nghệ không được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong danh mục đó có phần mềm thiết kế chip, nơi Hoa Kỳ chiếm 97% thị phần toàn cầu.
Giám đốc Bán hàng Adrian Ng Siong Teck cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia được Synopsys đánh dấu đầu tư sau khi công ty họp báo cáo tài chính nội bộ. Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng, nhưng "chúng tôi phải cẩn thận một chút," ông nói.
Ông Li không cho biết Synopsys sẽ đầu tư thêm bao nhiêu vào Việt Nam, ngoại trừ cho biết 30 giấy phép được tặng cho một khu công nghệ cao trị giá 20 triệu USD. Synopsys có hai văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và hai tại Đà Nẵng với hơn 400 nhân viên. Hang có kế hoạch tăng thêm 300 đến 400 nữa.
Các kỹ sư chip ở Việt Nam đã thiết kế các chương trình máy tính back-end cho các công ty mẹ của họ, như Renasas hoặc Ampere, và có thể phát triển dựa trên kiến thức chuyên môn đó, Teck nói.
Việt Nam đã nuôi dưỡng ước mơ có được chỗ đứng trong lĩnh vực bán dẫn trong hơn một thập kỷ qua
Ông Robert Li cho biết: "Có rất nhiều công ty muốn đến Việt Nam để tìm kiếm nhân tài. Họ sẽ mang đến những dự án thiết kế vi mạch. Một khi Việt Nam tích lũy đủ kinh nghiệm, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.(sản xuất chip)."
Mark Zuckerberg cố bắt chước TikTok, nhưng liệu 2,8 tỷ người dùng có muốn như vậy? Mark Zuckerberg đang đánh cược rằng người dùng không thực sự muốn xem nội dung liên quan tới người thân bạn bè nữa. Giám đốc điều hành của Meta Platforms là Mark Zuckerberg đã đưa ra một thông báo vào ngày 21/7 gây nhầm lẫn và có phần sai lệch. Trong một bài đăng trên Facebook, anh nói rằng sẽ chia trang new...