Bảy sai lầm của cha mẹ có thể khuyến khích hành vi xấu ở trẻ
Cha mẹ thường đưa ra yêu cầu mà không giám sát xem con thực hiện hay không, dần dần con sẽ hình thành thói quen phớt lờ mệnh lệnh.
Trẻ em là tấm gương phản chiếu của người lớn. Trẻ không chỉ “ sao chép” tính cách của cha mẹ mà những hành động sai lầm khi nuôi dạy cũng có thể hình thành nên những hành vi sai lệch ở trẻ. Dưới đây là 7 hành động bạn không nên sử dụng khi giáo dục con.
Bạn đã bao giờ cấm con ăn đồ yêu thích, nhưng vì chúng quấy khóc quá nhiều nên lại quyết định nhượng bộ? Những hành động như vậy sẽ định hình trong tâm trí trẻ rằng việc quấy khóc, gào thét sẽ lấy được những gì chúng muốn và những câu nói răn đe của cha mẹ đều vô nghĩa. Lâu dần, con bạn sẽ sinh ra tính tình cáu gắt, giận dỗi, la khóc và trông đợi được người khác dỗ dành.
2. Đưa ra mệnh lệnh suông
Cha mẹ thường đưa ra những yêu cầu suông mà không giám sát xem con có tuân lệnh hay không. Ví dụ, khi con chơi đồ chơi, bạn yêu cầu cất đồ nếu không sẽ cấm ăn kem. Nhưng sau đó, bạn bỏ qua, không phạt trẻ hoặc thậm chí không để ý xem con đã cất đồ hay chưa. Từ đó, trẻ sẽ hình thành thói quen phớt lờ mệnh lệnh của cha mẹ và mọi người xung quanh.
Vì vậy, khi đưa ra yêu cầu, bạn hãy luôn kiểm tra kết quả làm việc của trẻ. Ngay cả khi nói sẽ phạt nếu con không tuân thủ, bạn hãy giữ đúng lời nói để con hiểu rằng đây không phải mệnh lệnh suông.
3. Bào chữa cho hành động sai của trẻ
Video đang HOT
Khi trẻ làm sai, nhiều phụ huynh thường đưa ra lý do là “Cháu còn nhỏ”, “Cháu chưa hiểu chuyện”… để bào chữa. Đúng là trẻ con chưa thông thạo và cư xử đúng mực như người lớn, nhưng phụ huynh cần tránh vin cớ quá nhiều. Hãy cân nhắc liệu hành động này ở độ tuổi của trẻ đã nhận thức được chưa và liệu đã đến lúc phải giáo dục trẻ cách ứng xử hay chưa. Nếu trẻ làm sai, hãy bắt chúng sửa sai, xin lỗi mọi người để không nảy sinh thói quen trốn tránh trách nhiệm.
4. La hét
Phụ huynh thường cho rằng la hét sẽ khiến con nghe lời. Thực chất, đó chỉ là giải pháp tạm thời, không có hiệu quả lâu dài, thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.
5. Đe dọa
Giống như la hét, đe dọa là phương pháp giáo dục không hữu hiệu với trẻ, thậm chí sẽ khiến chúng lặp lại hành vi sai trái nhiều lần. Thay vì đe dọa sẽ trừng phạt nếu trẻ làm sai, cha mẹ hãy chỉ ra những hậu quả xấu để chúng nghiêm túc sửa.
Ảnh: Daily Express
6. Sử dụng vũ lực
Nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng vũ lực cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ khiến trẻ trở nên hung hăng hơn, thiếu đi những tính cách nhân văn như tôn trọng, bao dung, tha thứ. Ngoài ra, sử dụng vũ lực cũng chỉ là biện pháp giáo dục tạm thời, càng về sau, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý chống đối hoặc chai lì với đòn roi.
7. Hùa theo hành vi xấu của trẻ
Khi còn nhỏ, trẻ thường thích gây sự chú ý bằng cách đập bàn ghế, hét ầm ĩ. Nhiều phụ huynh muốn con vui nên đã mỉm cười hùa theo, ngấm ngầm ủng hộ những hành động này. Khi nhận được sự hưởng ứng của bố mẹ, trẻ sẽ càng làm náo loạn hơn, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và hình thành cách cư xử thô lỗ, thiếu chuẩn mực.
Tú Anh
Theo Verywell Family/VNE
Nghỉ hè và nỗi lo con trẻ
Nghỉ hè là khoảng thời gian mong đợi của nhiều trẻ em sau một năm học kết thúc, nhưng cùng với đó là nỗi lo của các bậc làm cha, làm mẹ.
Với mong muốn đem đến một mùa hè vui vẻ, an toàn và bổ ích cho con mình, nhiều người đã phải loay hoay tìm mọi cách nhưng dường như những giải pháp đưa ra vẫn còn nhiều bất cập.
Theo học các lớp năng khiếu được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn cho con trong kỳ nghỉ hè.
Ngay khi kết thúc năm học, câu hỏi gửi con ở đâu, mượn ai trông trẻ, sắp xếp công việc thế nào để quản lý con cái?, khiến nhiều người thực sự bối rối. Thông thường, các trường công lập mầm non, tiểu học đều nghỉ hè gần 3 tháng. Con nghỉ trong khi bố mẹ vẫn phải bận rộn với công việc khiến áp lực tìm chỗ giữ trẻ trở thành nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn.
Chị Hà Thị Mai Trang, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Hai bé nhà chị còn nhỏ, một cháu học mầm non, một cháu đang ở bậc tiểu học nên hè đến, vợ chồng chị thực sự lo lắng. Anh chị bận đi làm, ông bà già cả, lại ở xa, thuê người giúp việc trong thời gian ngắn thì không ai nhận làm, anh chị đành gửi cháu nhỏ ở nhóm trẻ tư thục, còn cháu lớn phải theo học các lớp học thêm tiếng Anh và học vẽ. Tuy nhiên, do các lớp năng khiếu chỉ dạy theo giờ, trong khi anh chị làm giờ hành chính, không thể đưa đón đúng giờ, đành phải nhờ hết hàng xóm đến bà con tranh thủ đón giúp.
Thực tế, hiện nay tại TP Thanh Hóa có rất nhiều lớp dạy các bộ môn năng khiếu và các trung tâm đào tạo bóng đá, câu lạc bộ võ thuật... Nhưng với mức học phí khá cao, thời gian học mỗi buổi ngắn nên không phù hợp với khả năng tài chính cũng như quỹ thời gian đối với nhiều gia đình có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Nhiều nhà không có lựa chọn nào khác ngoài việc khóa cửa, nhốt con trong nhà. Tuy nhiên, để con ở nhà tưởng là an toàn nhưng với những đứa trẻ ở độ tuổi hiếu động tự quản nhau thì sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ điện giật, bỏng, trượt ngã hoặc tai nạn bất ngờ... Mặt khác, không có người quản lý, nhắc nhở, nhiều trẻ thoải mái xem tivi liên tục nhiều giờ đồng hồ, chơi game hoặc vào các trang mạng không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của trẻ.
Tại các xã, phường, phong trào sinh hoạt hè dành cho thiếu nhi cũng được chính quyền địa phương tổ chức đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những hoạt động này chưa thực sự hấp dẫn các bạn nhỏ nên nhiều em không nhiệt tình tham gia. Sau những loay hoay, tính toán thì giải pháp cho trẻ đi học lại được phụ huynh ưu tiên lựa chọn với đủ các môn: Tiếng Anh, múa, hát, vẽ, bơi và học trước các môn văn hóa dành cho năm học sắp tới... Có nhiều gia đình, vì muốn có chỗ gửi con đủ 5 ngày/tuần nên đã đăng ký 2-3 môn học dù không phải năng khiếu hay sở thích của con mình, miễn sao trẻ được quản lý trong thời gian bố mẹ đi làm. Vậy là vô tình các bậc cha mẹ lại khiến trẻ mất đi những ngày hè thư giãn thực sự, các con chưa kịp nghỉ ngơi đã phải cuốn vào vòng quay học hành.
Không giống như trẻ em ở thành phố, trẻ sống ở vùng nông thôn được đi vui chơi thoải mái hơn, nhưng lại đối mặt với những nguy cơ mất an toàn khác như: Đuối nước, bị ngã gây thương tích khi trèo cây, chạy nhảy... Với đặc thù vùng nông thôn, đa số là làm nông nghiệp quanh năm vất vả, những người bố, người mẹ thường ra đồng từ rất sớm để lo việc đồng áng, có người lại đi buôn bán xa hoặc đi làm tăng ca tại các khu công nghiệp từ sáng tới tối muộn nên vấn đề quan tâm, dạy dỗ con cái cũng có phần chưa thật sự chu đáo. Mặt khác, trẻ em ở các vùng quê khi đến kỳ nghỉ hè thường rất hiếu động, tò mò, trong khi đó lại ít được trau dồi kỹ năng sống nên thường chưa biết cách tự bảo vệ mình trước những nguy cơ rình rập bên ngoài.
Để đảm bảo cho thanh, thiếu nhi có kỳ nghỉ hè an toàn, bổ ích, Tỉnh đoàn đã có công văn đề nghị ban thường vụ đoàn - hội đồng đội các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho thiếu nhi thông qua các hoạt động hội trại, hội diễn văn hóa văn nghệ, trò chơi văn hóa dân gian, các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng... Đồng thời, mở lớp hướng dẫn kỹ năng sống và các lớp tập huấn kỹ năng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích và đuối nước ở trẻ em, nhất là kỹ năng sơ cấp cứu, phát động phong trào dạy bơi, học bơi...
Để kỳ nghỉ hè là quãng thời gian ý nghĩa và bổ ích như mong đợi của mỗi đứa trẻ, các bậc cha mẹ cần thực sự quan tâm và hiểu con mình, từ đó tùy theo từng điều kiện và khả năng của gia đình để tạo cho con một môi trường vui chơi phù hợp, giúp các con có một tuổi thơ "thần tiên" yên bình, đáng nhớ.
Bài và ảnh: Thu Hà
Theo baothanhhoa
Nhiều học sinh không biết tổng đài bảo vệ trẻ em 111 Thiếu nhi TP HCM bày tỏ lo lắng trước các hành vi ấu dâm, bạo lực học đường, xâm hại thân thể, xảy ra thời gian gần đây. Ngày 6/7, tại cuộc họp lần thứ tư Hội đồng Trẻ em TP HCM, Trương Tấn Phát (học sinh quận 7) nêu thực tế đa số bạn bè của mình không biết đến các kênh...