Bảy nước châu Âu ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga
Nhiều khả năng Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Nga khi có 7 thành viên ủng hộ việc dỡ bỏ trừng phạt.
Hãng thông tấn Tass của Nga dẫn một nguồn tin ngoại giao tại Bruxelles (Bỉ) cho biết có 7 quốc gia của Liên minh châu Âu đang ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Đó là các nước Áo, Hungary, Italia, Slovakia, Cộng hòa Síp, Pháp và Cộng hòa Séc.
Mối quan hệ giữa Nga và EU trở nên căng thẳng kể từ những bất ổn tại Ukraine (ảnh: AP)
Nguồn tin ngoại giao thân cận với Hội đồng châu Âu cho biết, trước đó Ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu có thể sẽ không thực hiện bất kỳ quyết định xử phạt nào đối với Nga tại cuộc họp đầu tiên trong năm nay ở Bruxelles (Bỉ) vào ngày 19 tới. Tuy nhiên, vấn đề chế tài pháp lý Nga vẫn sẽ có trong chương trình nghị sự của cuộc họp này. Song chỉ là nới lỏng, dỡ bỏ, gia hạn hay không gia hạn, chứ sẽ không gia tăng hay siết chặt. Quyết định về lệnh trừng phạt Nga sẽ được EU thông qua vào tháng 3 tới.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin khác từ Bruxelles, mặc dù chưa có quyệt định cụ thể về các biện pháp trừng phạt Nga, song nhiều khả năng Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt để mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ với Nga, nếu Moscow thay đổi lập trường về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ ngoại giao Nga cùng ngày nói rằng Moscow vẫn mong muốn được tiếp tục hợp tác với Liên minh châu Âu bất chấp những căng thẳng hiện nay. Tuyên bố nhấn mạnh, lập trường của Nga liên quan đến quan hệ với Liên minh châu Âu là rõ ràng và Nga sẽ không thảo luận về bất kỳ tiêu chí nào liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Nga trước đó nhiều lần nói rằng quan hệ với EU vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Moscow./.
Theo Mai Liên/VOV – Trung tâm Tin
Trung Quốc nói gì khi Nhật có bộ trưởng quốc phòng mới?
Trung Quốc ngày 25/12 đã kêu gọi Nhật Bản theo đuổi "sự phát triển hòa bình" sau khi Nhật Bản có bộ trưởng quốc phòng mới, trong bối cảnh căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa hai nước do tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề lịch sử.
Tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani trong vòng vây của báo giới.
Sau khi được bầu lại làm Thủ tướng hồi tuần này, ông Shinzo Abe đã bổ nhiệm ông Gen Nakatani, 57 tuổi, làm Bộ trưởng quốc phòng thay thế ông Akinori Eto. Trước đó, ông Eto đã từ chối việc tái bổ nhiệm do dính dáng tới một vụ bê bối quỹ chính trị.
Ông Nakatani từng đứng đầu cơ quan quốc phòng - mà sau đó được nâng cấp lên Bộ quốc phòng - trong thời gian 2001-2002 và được cho có cùng quan điểm với Thủ tướng Abe về sự cần thiết nhằm tăng cường an ninh quốc gia của Nhật Bản.
"Quan điểm của chúng tôi là bất kỳ ai giữ chức bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản thì phía Nhật cũng nên theo đuổi con đường phát triển hòa bình", người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói trong cuộc họp báo ngày 25/12.
Ông Cảnh cũng kêu gọi Tokyo thực thi một thỏa thuận đạt được giữa 2 nước hồi tháng 11 nhằm cải thiện quan hệ, vốn bị căng thẳng trong những năm gần đây.
Thỏa thuận 4 điểm đã mở đường cho cuộc gặp song phương chính thức đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hồi tháng 11 bên lề thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh.
Mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á bị căng thẳng bởi cuộc tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, cũng như sự giận dữ của Bắc Kinh với chuyến thăm của ông Abe tới đền chiến tranh Yasukuni, vốn bị xem là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.
Ông Abe từng làm thủ tướng từ 2006-2007 trước khi tái đắc cử tháng 12/2012.
Thủ tướng Abe đã cam kết theo đuổi chương trình nghị sự dân tộc chủ nghĩa, trong đó có việc tìm cách sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật và muốn quân đội có sức mạnh để trợ giúp các đồng như Mỹ trong trường hợp bị tấn công. Lập trường này đã gây ra những lo ngại tại Trung Quốc.
"Ông Abe và vị bộ trưởng quốc phòng mới của ông ấy... cần hành động thận trọng", hãng tin Xinhua của Trung Quốc viết ngày 24/12.
An Bình
Theo Dantri/AFP
EU đồng thuận tại Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông diễn ra trong hai ngày 18-19/12 ở thủ đô Brussels của Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Kế hoạch đầu tư vì châu Âu và kêu gọi Tổng thống Nga Vladimia Putin thay đổi lập trường đối với vấn đề Ukraine. Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh mùa...