Bây giờ, cả bảo vệ, văn thư, kế toán trường học cũng viết sáng kiến kinh nghiệm
(GDVN) – Trong bài viết này, thầy Nguyễn Cao xin trao đổi thêm cùng thầy Trần Vũ về những phản biện của thầy từ chuyện sáng kiến kinh nghiệm.
LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của thầy giáo Nguyễn Cao, bài viết thể hiện quan điểm, ý kiến của tác giả với mong muốn trao đổi thêm cùng thầy Trần Vũ (người phản biện lại những ý kiến của thầy Nguyễn Cao) về chuyện sáng kiến kinh nghiệm.
Nhân tiện, thầy Nguyễn Cao cũng trao đổi thêm về thực trạng viết sáng kiến kinh nghiệm hiện nay của ngành giáo dục. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Chuyện sáng kiến kinh nghiệm đã trở thành một đề tài bàn luận chưa có hồi kết trong ngành giáo dục. Ai cũng biết mỗi năm ngành giáo dục có hàng ngàn, hàng vạn sáng kiến kinh nghiệm nhưng trong vô vàn những đề tài đó thì những sáng kiến được áp dụng vào thực tế giảng dạy chỉ được tính trên đầu ngón tay.
Nhưng, rõ ràng từ lâu sáng kiến kinh nghiệm đã trở thành “lá bùa hộ mệnh” để xét các danh hiệu thi đua.
Nghịch lí ở chỗ giáo viên đi dạy không lấy hiệu quả giảng dạy làm thước đo của người thầy trong một năm học, dù cho giáo viên có chất lượng giảng dạy tốt, thậm chí có học sinh giỏi các cấp huyện, cấp tỉnh mà lại lấy sáng kiến kinh nghiệm làm tiêu chí đánh giá.
Giờ đến cả bảo vệ, văn thư, kế toán trường học cũng viết sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh: tuoitre.vn)
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có loạt bài viết, phản hồi về chủ đề sáng kiến kinh nghiệm cùng với nhiều tâm tư đăng tải trên các phương tiện truyền thông gửi tới tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề cập tới vấn đề này.
Điều này chứng tỏ sự ngám ngẩm trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của một bộ phận không nhỏ giáo viên khi viết để được đánh giá công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và là cơ sở để xét các danh hiệu thi đua trong năm học.
Ngày 22/5/2016, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục đăng tải bài viết “Giáo viên không phải sợ, không phải lo lắng về sáng kiến kinh nghiệm!” của thầy Trần Vũ phản biện, chứng minh một số nội dung mà tác giả không đồng tình với tác giả Nguyễn Cao trong bài viết “Có thầy cô, nhà quản lý nào dám lên tiếng sau ý kiến này của thầy Nguyễn Cao?” đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14/5/2016.
Trong bài viết của mình, thầy Trần Vũ minh chứng sự không đồng tình bằng một luận cứ ở một số địa phương khiến tôi rất tâm đắc. Nhân tiện điều này, tôi có thêm trao đổi cùng thầy Trần Vũ để những vấn đề được làm rõ hơn.
Thứ nhất, tôi muốn nói đến chữ “sợ” mà thầy Trần Vũ đã phân tích rất kỹ. Ở điểm này, thầy Trần Vũ đã hiểu sai vấn đề mà tôi đề cập tới.
Bởi lẽ, chữ “sợ” này được tôi dẫn ra từ nội dung bài báo “Đâu là lý do khiến giáo viên “sợ” sáng kiến kinh nghiệm?” đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam của chính thầy Trần Vũ, ở bài viết này thầy nhắc tới chữ “sợ”, “ác mộng” nhiều lần.
Thứ hai, thầy Trần Vũ có vẻ “nghi ngờ” khi tôi đề cập tới việc bố trí người chấm sáng kiến kinh nghiệm.
Xin trích lại nguyên văn đoạn này trong bài viết của tôi:
“Có những trường có một hiệu trưởng và một hiệu phó, nhưng khi thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm tự phân công ông hiệu trưởng làm trưởng Hội đồng, ông hiệu phó làm phó Hội đồng và bắt thêm ông kế toán làm Thư kí Hội đồng…Hỡi ôi! Các vị học môn Sử, Địa… thì làm sao chấm được Tiếng Anh, Toán, Lí, Hóa…làm sao biết được các quy tắc, các thì, các định luật, định nghĩa chuyên ngành…”.
Thầy đã lấy những dẫn chứng này để làm sáng tỏ luận điểm cho bài viết của mình. Và, sau đó có trích dẫn thêm một số hướng dẫn của một số địa phương khác.
Tuy nhiên, tôi đã sử dụng cụm từ “có những trường” (có nghĩa là tôi không nói đến những người không cùng chuyên môn ở cấp Phòng, Sở). Tôi chỉ dùng số ítchứ không dùng những cụm từ như: “tất cả” hay “các trường hiện nay”.
Vậy thì cấp trường chỉ có từ 2-4 vị trong Ban giám hiệu thì cũng có chừng ấy chuyên ngành, nhưng ở các trường phổ thông hiện nay có mấy môn học? Vậy không phải “Các vị học môn Sử, Địa… thì làm sao chấm được Tiếng Anh, Toán, Lí, Hóa…” là gì?
Xin thưa với thầy rằng ở các trường phổ thông hiện nay rất ít trường có Hội đồng khoa học và cũng rất ít Tổ trưởng chuyên môn được phân công chấm sáng kiến kinh nghiệm.
Video đang HOT
Theo thầy, những người chấm có “uy tín” thì tôi không phủ nhận nhưng những người chấm sáng kiến kinh nghiệm này mà hiểu được toàn bộ nội dung các môn học khác là tôi không đồng ý.
Cũng trao đổi thêm với thầy, ở đâu cũng quy định hai người chấm độc lập/ sáng kiến kinh nghiệm nhưng nó mang tính hình thức nhiều hơn, nhất là ở cấp Trường.
Thứ 3, trong bài viết của tôi có nói đến vấn đề “thù lao” khi được chấm sáng kiến kinh nghiệm thì thầy lập luận lại:
“Đành rằng người chấm sáng kiến kinh nghiệm là có bồi dưỡng theo quy định, như giáo viên làm nhiệm vụ chấm thi tốt nghiệp THPT.
Do đó, không có gì phải lo lắng và sợ “vàng thau lẫn lộn” trong việc chấm sáng kiến kinh nghiệm mà phải có niềm tin vào Hội đồng khoa học các cấp để viết sáng kiến kinh nghiệm, bởi còn có nhiều người có tâm huyết với nghề, có lương tâm khi làm nhiệm vụ được giao”.
Là người đang đứng trên bục giảng, có lẽ thầy, tôi hay hàng triệu giáo viên vẫn luôn đặt niềm tin vào lãnh đạo, vào sự đổi mới của ngành giáo dục. Ta phải tin, hy vọng vào những người “cầm cân nảy mực”, cũng như chúng ta đang dạy cho học sinh đạo lí, tri thức để làm người.
Trong bài viết của thầy có đề cập đến Nghị định 56, nhưng một số nơi thì Nghị định này mãi sang học kì II của năm học này mới ban hành về các đơn vị trường học nên có những địa phương đã “chữa cháy” bằng hướng dẫn từ “một đề án, đề tài, sáng kiến” thành một … “cải tiến” hay một “giải pháp hữu ích”.
Khổ nỗi, Sở GD&ĐT có quy định chấm cải tiến hay giải pháp hữu ích này không được trả tiền khiến các Ban giám hiệu lấy lý “nhiều việc” mà giao cho Tổ trưởng…chấm luôn.
Tại sao những sáng kiến kinh nghiệm hàng chục trang giấy lại có thời gian chấm mà khi có một vài trang lại không bố trí chấm được. Đây chỉ là một trong rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Nhân tiện, tôi cũng xin trao đổi thêm với thầy Trần Vũ cùng độc giả về thực trạng viết sáng kiến kinh nghiệm hiện nay của ngành giáo dục:
Tháng 9 năm 2015, Nghị định 56 của Chính phủ được ban hành. Nghị định này được áp dụng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức, trong Nghị định này đã nêu rõ là mỗi người trong năm phải có một đề tài, đề án, một sáng kiến được áp dụng có hiệu quả…mới được xét công chức từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Nếu không có thì xếp không hoàn thành nhiệm vụ.
Vì thế, mà trong trường học bây giờ không chỉ giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm mà bảo vệ, văn thư, kế toán, y tế học đường….cũng đều làm sáng kiến kinh nghiệm. Trong khi nhiều người viết câu, chữ chưa rành.
Nhiều cuộc họp được giao viết biên bản mà không dám viết, có người viết mà loay hoay mãi không xong, không đúng với tuần tự của một văn bản hành chính công vụ (đây loại văn bản này dễ viết nhất) thì làm sao có thể thực hiện một sáng kiến kinh nghiệm với hàng chục trang giấy và vô vàn những đề mục bắt buộc của một văn bản khoa học.
Chính vì thế mà chuyện viết sáng kiến kinh nghiệm ngày nay như một món lẩu thập cẩm nhưng nêm gia vị khác nhau. Nhiều người là xin xỏ giữa đơn vị này với đơn vị khác hay giữa tỉnh này, tỉnh kia.
Những người không có người thân ở xa hay sợ “mắc cỡ” thì lên mạng lấy về chỉnh sửa sơ sơ là thành một sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Nhiều người còn đặt vấn đề cho giáo viên Ngữ văn viết và trả tiền! Chỉ tội ngân sách nhà nước phải chi trả một số tiền khổng lồ cho những việc làm vô bổ như thế này.
Bởi trường nào cũng phải thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, rồi Phòng, Sở cũng thế. Đó là chưa nói tiền phát thưởng cho những người được giải và những người được giải lại được xét các danh hiệu thi đua cao như chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp bộ, rồi bằng khen cấp này, cấp khác. Một số tiền khổng lồ phải chi nhưng hiệu quả gần như chẳng đáng là bao.
Giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm đã than vãn từ năm này sang năm khác nhưng rõ ràng rất khó bỏ bởi Nghị định 56 đã ra đời… Và, những sáng kiến kinh nghiệm “cứ đến hẹn lại lên” cho dù ai cũng biết phần lớn sáng kiến kinh nghiệmchẳng có tác dụng gì!
Theo GDVN
Em rên rỉ bé thôi, vợ anh nghe thấy bây giờ
Tôi cứ đứng đơ ra như hóa đá tầm gần 10 phút sau chồng tôi mở cửa đi về. Vừa thấy tôi đứng ở cửa anh ta giật mình suýt té ngã, mặt biến sắc mồm ấp úng: "Sao, sao em lại... ở đây".
Tôi réo rắt đòi đi du lịch đã hơn năm nay rồi nhưng chồng kêu bận mãi vẫn chưa đi được. Dịp vừa rồi tôi quyết tâm book vé làm chuyến đi Nhà Trang kéo chồng đi bằng được, sau 1 hồi kì kèo thì anh đã gật đầu. Khỏi phải nói tôi đã vui sướng đến thế nào.
Hai vợ chồng tung tăng chơi nhởi khắp nơi, đến lúc ăn tối thì bỗng dưng ở đâu xuất hiện 1 cô gái. Cô ấy cười rất tươi khi thấy chúng tôi, khi tôi đang ú ớ vì không quen biết thì thấy cô ấy chào chồng tôi, thì ra họ quen biết. Tôi thấy chồng tôi có vẻ biến sắc 1 chút nhưng sau đó anh cũng chào lại cô gái đó.
- Em có thể ngồi chung với anh chị được không?
Thấy cô ta tự nhiên quá tôi không vui lắm nhưng dù sao đó cũng là bạn của chồng nên tôi gật đầu:
(Ảnh minh họa)
- Cô ngồi đi, chúng tôi cũng đang chờ gọi món chứ chưa ăn.
- Ôi cảm ơn chị, thật có duyên khi gặp anh chị ở đây. Em cũng vừa đến đây lúc trưa, anh chị đi được nhiều nơi chưa?
Chồng tôi ậm ừ rồi nói:
- Ừ bọn anh cũng mới đến nên chưa đi được đâu.
Cả bữa ăn cô ta nói chuyện rất tự nhiên, đôi khi tôi có cảm giác như cô ấy thích chồng mình và đang quan tâm anh ấy hơi quá. Tôi hơi khó chịu, thấy vậy chồng tôi xin phép cô ta đưa vợ về phòng nghỉ:
- Thôi bọn anh xin phép nhé, vợ anh đi máy bay chắc mệt rồi, anh đưa cô ấy về phòng trước.
Cô ta có vẻ không thích nhưng vẫn miễn cưỡng cười. Khi hai vợ chồng lên phòng tôi có hỏi chồng tôi:
- Cô ta có vẻ quan tâm anh, trước đây hai người quen thân à, hay là người yêu cũ.
Tôi nói với giọng mỉa mai khó chịu.
- Quen thân yêu đương gì đâu, chỉ là trước đây bọn anh học cùng đại học thỉnh thoảng gặp nhau trong các buổi giao lưu của câu lạc bộ thôi. Em đừng bận tâm. Em có muốn đi dạo chút không hay là đi ngủ luôn.
Thấy còn sớm nên hai vợ chồng ra biển đi dạo chút, rồi chồng nổi hứng lên bảo:
- Hay vợ chồng mình đi uống bia với mực nướng đi.
Ngày yêu nhau chúng tôi cũng hay làm như vậy, tôi mỉm cười gật đầu đồng ý. Khi cả hai đã hơi phê phê rồi chúng tôi trở về khách sạn. Tôi buồn ngủ nên nằm lên giường ngủ luôn, còn chồng thì lên mạng và nghe điện thoại của ai đó. Tôi ham vui nhưng tửu lượng thì hơi kém. Nửa đêm khát nước tỉnh dậy, tôi chẳng thấy chồng đâu. Mắt nhắm mắt mở vớ lấy cái điện thoại, đồng hồ điểm 2 giờ:
- Anh ơi, anh đang đi vệ sinh à?
(Ảnh minh họa)
Nằm lúc chẳng thấy động tĩnh gì, bỗng nghĩ đến cô gái lúc tối tôi bật người dậy đi tìm chồng. Tôi định chạy xuống lễ tân để hỏi xem có thấy chồng tôi ra ngoài không thì nghe tiếng rúc rích ở phòng bên cạnh.
- Em rên rỉ bé thôi vợ anh nghe thấy bây giờ.
Tự dưng tôi có linh cảm không tốt, giọng này rất quen, chẳng lẽ chồng mình ở trong đó.
- Ôi anh lo gì, chị ta say mềm rồi dậy sao nổi nữa. Bên anh "sướng" quá, nên em mới rên lên như thế đấy.
- Em cũng liều thật, dám book vé vào đây theo anh, lỡ cô ấy phát hiện ra thì sao?
- Kệ chứ, em nhớ anh. Anh đi du lịch với vợ định bỏ bê em ở nhà 1 mình sao? Em không chịu nổi đâu.
- Thôi được rồi, anh làm nhanh rồi anh còn qua phòng không cô ấy mà dậy là nguy đấy.
- Em muốn làm tới sáng cơ.
- Thôi, anh mệt lắm rồi, để lúc khác.
....
Tôi hóa đá tại chỗ, không tin nổi đây lại là sự thật. Chồng tôi ngoại tình và cô gái trơ trẽn lúc tối chính là tình nhân của chồng tôi. Anh ta cho tôi uống say để nửa đêm đi hú hí với con ả đó, thật không thể tin nổi.
Tôi cứ đứng đơ ra như thế, tầm gần 10 phút sau chồng tôi mở cửa đi về. Vừa thấy tôi anh ta giật mình suýt té ngã, mặt biến sắc mồm ấp úng:
- Em...sao em lại đứng đây?
Tôi đẩy cửa xông thẳng vào hòng định tát con ả đó nhưng chồng tôi ôm chặt lấy tôi:
- Anh là thằng khốn nạn, đêm nay giải quyết cho xong chuyện đi. Tôi hỏi anh, anh chọn tôi hay chọn nó.
Cô ta cũng đứng thách thức:
- Đúng vậy, nếu chị ta đã biết thì em cũng muốn giải quyết cho nhanh. Anh từng nói sẽ bỏ vợ để đến bên em, vậy giờ 3 người có mặt ở đây. Anh chọn đi, anh chọn em hay là chị ta.
Chồng tôi đỏ mặt tía tai, sau đó anh ta nhìn qua cô tình nhân và nói:
- Anh xin lỗi, anh không thể bỏ gia đình được.
Cô ta lao vào tát đấm đá chồng tôi, còn tôi chỉ nhìn cô ta lần cuối và gằn giọng lên:
- Lần này tôi tha còn lần sau tôi mà thấy cô bén mảng đến gần chồng và gia đình tôi thì đừng có mà trách tôi vô tình.
Tôi bỏ về phòng còn chồng tôi vẫn bị cô ta mắng chửi xâu xe, anh ta đáng bị như thế. Sự việc chỉ dừng lại cho đến khi có người lên nhắc nhở không được làm ồn. Đêm đó tôi khóc như mưa, hôm sau tôi về Hà Nội sớm. Tôi không ngờ chuyến du lịch mà mình mong chờ lại biến thành như vậy. Thật không thể tin nổi, tôi bị chồng phản bội bấy lâu nay mà không hề hay biết. Thời gian này anh ta về nhà sớm, ngoan ngoãn và hay nhìn vào thái độ của vợ. Nhưng tôi thì làm sao quên được những nỗi đau mà họ đã gây ra cho mình.
Theo Một Thế Giới
Nếu bây giờ anh quay lại, em có đồng ý làm lại không? Em và anh rồi xa nhau một chiều mưa buồn như thế. Cả hai đứa không nói với nhau câu nào, chỉ bất lực nhìn yêu thương ngày xưa ấy chết dần trong sự im lặng. Ta đã từng tin vào duyên số, nhưng kiếp này ông trời không cho nó được vẹn nguyên... Em và anh rồi xa nhau một chiều mưa...