“Bẫy” Forex vẫn hút nhà đầu tư
Bất chấp cảnh báo từ các cơ quan chức năng trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư vẫn tham gia các sàn giao dịch Forex, chứng khoán quốc tế với số tiền lớn, cho đến khi lâm vào nợ nần, trắng tay…
Cám dỗ từ Forex
Thông qua các nền tảng mạng xã hội như hiện nay, không ít người đã nhiều lần thấy những lời quảng cáo, hoặc một người có ảnh hưởng nào đó đang chào bán ý tưởng làm giàu bằng cách chơi ngoại hối (Forex), chứng khoán quốc tế. Đặc biệt trên YouTube và Facebook thì tràn ngập những tiêu đề thu hút người xem như “Tôi đã kiếm 500$ mỗi ngày bằng cách đánh EUR/USD” hay “Đầu tư FX như một sòng bài,” với mục đích lôi kéo người khác suy nghĩ rằng, đây là một cách kiếm tiền siêu dễ, siêu nhanh.
Những người quảng bá Forex hiện nay không kiếm tiền từ Forex mà từ hoa hồng môi giới, lấy tiền phần trăm từ những người tham gia để bỏ túi. (Ảnh: Diễm Ngọc)
Bất chấp cảnh báo từ các cơ quan chức năng trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư vẫn tham gia với số tiền lớn, dẫn tới cảnh nợ nần, tay trắng. Cuối tháng 6/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế . Cơ quan này “chỉ mặt” một số sàn mạo danh chứng khoán quốc tế như BE Exchange, DK-Trade, FTXtrade.com, LCM, Multibankfx,… đang mời chào nhà đầu tư Việt. Thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra và đơn từ khiếu nại của nhà đầu tư cho thấy, một số đối tượng đã thực hiện can thiệp vào giá mã chứng khoán thông qua ứng dụng do các đối tượng này vận hành, dẫn đến nhà đầu tư bị thua lỗ, rồi lợi dụng chiếm đoạt tiền đầu tư của họ.
Ngoài ra, nhiều sàn Forex vẫn ngang nhiên giới thiệu công khai các hoạt động tại Việt Nam, triển khai những hội thảo quy mô lớn trên nhiều tỉnh thành, đơn cử như sàn giao dịch Exness. Tìm kiếm trên mạng xã hội Facebook sẽ dễ dàng thấy được các tài khoản mời chào nhà đầu tư tham gia vào các nhóm trò chuyện trên Zalo, với những lời có cánh như “nhóm mới cho những ai mới trade vàng, chứng khoán Mỹ thua lỗ cần hỗ trợ về bờ thì vào nhóm giao lưu”, hay “cứu cháy tài khoản, gỡ mọi kèo anh em xa bờ”. Nhiều người mới chưa có kinh nghiệm thì nhẹ dạ cả tin tham gia, có người sau nhiều lần thua lỗ lại muốn “đỏ đen” một lần chót để gỡ vốn, dẫn đến bẫy chồng bẫy người chơi…
Thực tế, những người quảng bá Forex hiện nay không kiếm tiền từ Forex mà từ hoa hồng môi giới, lấy tiền % từ những người tham gia để bỏ túi, không có một sản phẩm hay dịch vụ nào được tạo ra từ Forex.
Không chỉ vậy, vừa qua còn nổi lên một dịch vụ trung gian môi giới, hỗ trợ cho các sàn Forex thông qua ứng dụng WikiFX, được truyền tai nhau với cách gọi là “đánh giá xếp hạng tín nhiệm” sàn Forex.
Chia sẻ với phóng viên, một nhà đầu tư tại TP. HCM cho hay, hoạt động của WikiFX cũng bị nhiều người thắc mắc, phải chăng đơn vị trung gian này có sự liên thông với các sàn giao dịch để tạo ra những đánh giá gian lận, ép buộc các sàn giao dịch phải trả tiền quảng cáo để được “xếp hạng tín nhiệm” cao, nếu không sẽ bị giảm doanh thu. “Ví dụ, sàn giao dịch Basel Capital Markets có dấu hiệu lừa đảo người dùng, tự thay đổi phí qua đêm gấp 300 lần để “đốt cháy” tài khoản khách hàng. Đội ngũ hỗ trợ của sàn này thì lảng tránh không giải quyết. Khi nhà đầu tư phản ánh trên diễn đàn của WikiFX cũng không giúp đỡ được gì, trong khi điểm đánh giá vẫn khá là cao. Tương tự, sàn giao dịch Exness bị hạ điểm đánh giá từ 7,77 xuống 2,37, nhưng chỉ 3 ngày sau, điểm đánh giá lại quay về mốc 7,77 điểm đầy bất ngờ”.
Cảnh tỉnh người tham gia
Một điều đáng chú ý là rất nhiều người trẻ bị lôi cuốn bởi Forex và những thứ làm Forex trở nên hấp dẫn cũng chính là vấn đề, có thể kể đến như: Thứ nhất, Forex quá dễ tiếp cận. Không giống những thị trường khác như hợp đồng tương lai, trái phiếu hay cổ phiếu, bất cứ ai cũng có thể mở tài khoản Forex nhanh chóng. Một số công ty còn chấp nhận chuyển tiền bằng thẻ Debit hoặc Credit, shỉ sau khoảng 15 phút, người đầu tư có thể bắt đầu chơi với tham vọng “làm giàu không khó” của mình.
Trên mạng xã hội Facebook dễ dàng thấy được các tài khoản mời chào nhà đầu tư tham gia vào các nhóm đầu tư Forex trên Zalo với những lời có cánh. (Ảnh chụp màn hình)
Thứ hai là vấn đề đòn bẩy. Tỷ lệ này trên sàn Forex có thể lên đến 50x hoặc 100x, thậm chí sẵn lòng cho vay cao hơn mấy trăm lần số vốn của chủ tài khoản. Giả sử với 1,000 USD trong tài khoản, người chơi có thể kiểm soát số tiền tới 100,000 – 400,000 USD để tham gia thị trường. Đối với một người mới chơi, họ sẽ cảm thấy mình sở hữu số tài sản lớn, nhưng điều mà các công ty không nói, là chỉ cần các giao dịch đi sai hướng 1% thì sẽ “cháy” sạch số tiền ngay lập tức.
Video đang HOT
Thứ ba, giờ giao dịch kéo dài. Vì là thị trường toàn cầu nên trên lý thuyết, Forex không bao giờ đóng cửa, đó cũng là một lý do khiến nhiều người bị hấp dẫn. Điều này nhìn từ bên ngoài sẽ là một lợi thế, nhưng thực chất rất khó để theo dõi một thị trường xuyên châu lục. Người chơi có thể có lợi nhuận trong phiên London, nhưng rất dễ lỗ trong phiên New York khi đang ngủ.
Thứ tư, biến động phi quy luật. Khác với chứng khoán, vốn có xu thế tăng theo thời gian và đại diện cho cổ phần của doanh nghiệp, còn khi chơi Forex, người tham gia không sở hữu gì. Thị trường chỉ là diễn biến ngẫu nhiên và càng để lâu thì phần thua càng thuộc về người chơi sau khi trừ chi phí và lãi.
Thứ năm, quá dễ thao túng. Forex đúng là thị trường toàn cầu và không ai có thể thao túng. Nhưng điều đó không có nghĩa là “nhà cái” không thể can thiệp. Ở Việt Nam hiện nay Forex vẫn chưa được công nhận, tất cả công ty đều hoạt động ngoài pháp luật và thoải mái thao túng thị trường mà không sợ bị người chơi kiện cáo. Những phần mềm như Metatrader có thể dễ dàng tạo lệnh giả để đánh lừa khách hàng cho đến khi nhận ra thì đã “tiền mất tật mang”.
Với tất cả những yếu tố nêu trên để thấy rằng, gần như những người giao dịch Forex đều thua lỗ, nhiều người âm thầm rời bỏ khi nhận ra mình chỉ đang đánh bạc chứ không phải đầu tư gì.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cũng cho biết, các sàn Forex, chứng khoán quốc tế được các đối tượng quản trị thiết kế với các chức năng can thiệp vào tài khoản của các khách hàng. Admin có thể tự đặt lệnh vào tài khoản khách hàng, thay đổi số dư tiền trên tài khoản; can thiệp vào quá trình đặt lệnh như kéo dài độ trễ của lệnh, kéo giãn khoảng giá mua và bán, “đánh cháy” tài khoản của khách hàng…
“Nhà đầu tư trên sàn giao dịch Forex thực chất là chơi với chủ sàn, toàn bộ tiền đánh thua là chủ sàn được hưởng. Trường hợp nhà đầu tư thắng nhiều, chủ sàn sẽ can thiệp kỹ thuật như chặn quyền truy cập tài khoản, tự đặt lệnh khống, dẫn đến cháy tài khoản và không thể rút được tiền. Cuối cùng, khi đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, các đối tượng đánh sập sàn giao dịch để tránh sự truy vết của cơ quan công an và nhà đầu tư không thể đi đòi tiền.
Đặc biệt hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa cấp phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh hình thức sàn Forex. Do đó, mọi hình thức tổ chức kinh doanh, giao dịch sản Forex đều là phạm pháp và sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Nhằm lách luật, nhiều công ty núp bóng sàn giao dịch nước ngoài, lôi kéo cá nhân đầu tư với lãi suất cao để lừa đảo”, vị Luật sư lưu ý.
Từng được tung hô vì hứa trả lãi 20%, nhà sáng lập Luna đang trở thành "người đàn ông bị ghét nhất Hàn Quốc"
40 tỷ USD bốc hơi trong "nháy mắt" đang khiến Do Kwon trở thành "tội đồ" của các nhà đầu tư từng tin tưởng vào hệ sinh thái Terra/Luna.
Sau khi Do Kwon cho biết anh sẽ chi hơn 300 triệu USD vào các khoản dự trữ nhằm hỗ trợ chi trả 20% lợi nhuận cho đồng Luna, một người dùng Twitter đã hỏi anh rằng số tiền đó sẽ đến từ đâu. Kwon trả lời rất ngắn gọn: "Rõ ràng là mẹ của cậu."
Giờ đây, người đàn ông Hàn Quốc 30 tuổi, có cách nói chuyện khá thô lỗ, thường chỉ trích những người nói mình là "nghèo", đang phải giải trình cho sự sụp đổ 40 tỷ USD trong tháng này.
Khi những khoản lỗ ngày một lớn, báo chí Hàn Quốc đưa tin về sự sụp đổ này cùng với lượng tìm kiếm trực tuyến tăng đột biến đối với cầu Mapo - nơi thường xảy ra những vụ tự tử. Cảnh sát địa phương đã tăng cường hoạt động tuần tra ở khu vực xung quanh cây cầu để kịp thời ứng phó.
Hôm thứ Sáu, các công tố viên Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra với Terraform Labs sau khi 5 nhà đầu tư tiền số tại quốc gia này mất 1,4 tỷ Won (1,1 triệu USD) đã nộp đơn khiếu nại. Họ cáo buộc Terraform Labs gian lận và vi phạm quy định tài chính.
Donghwan Kim đến từ Blitz Labs - công ty tư vấn lĩnh vực tiền số tại Seoul, cho biết: "Do Kwon giống như một người đứng đầu giáo phái thành công. Nhưng giờ đây, anh ta là người đàn ông bị ghét nhất Hàn Quốc."
Kwon từng theo học tại một trường trung học quốc tế hạng ưu ở Seoul và sau đó học ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Năm 2018, anh cùng Daniel Shin - người sáng lập sàn thuơng mại điện tử nổi tiếng Ticket Monster, tạo nên Terraform Labs ở Singapore.
2 người này đã cho ra mắt stablecoin terraUSD vào năm 2020. Terra luôn duy trì mức giá ổn định là 1 USD. Tỷ giá neo với USD được thực hiện bởi một hệ thuật toán liên quan mật thiết đến đồng Luna. Nói một cách đơn giản, để mua Terra, người dùng cần mua Luna và ngược lại. Liên kết này được thực hiện nhằm giữ cho mức neo giá ổn định.
Song, vào đầu tháng 5, một đợt tháo chạy bất chợt xảy ra. Khi nguồn cung Luna cạn kiệt, giá trị đồng tiền số này giảm mạnh về 0. Theo đó, sự cân bằng của thuật toán mong manh trong hệ sinh thái này đã suy yếu, phá vỡ mức neo giá của Terra với USD.
Luna Foundation Guard - tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ hệ sinh thái Terra, đã không huy động đủ lượng Bitcoin dự trữ để giúp Terra ổn định. Và niềm tin vào mô hình này đã biến mất.
Một đồng nghiệp cũ thân cận của Kwon nói: "Vốn hoá của đồng tiền số này tăng quá nhanh, trong khi các khoản dự trữ và công cụ bảo vệ giá trị của nó chưa sẵn sàng. Họ đã bắt đầu chuẩn bị các khoản dự trữ đó là mua 3,5 tỷ USD Bitcoin, nhưng mọi thứ đã quá muộn."
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bị thu hút bởi một kế hoạch "cho vay" Terra với lãi suất 20%. Song, hàng trăm triệu USD đầu tư vào Terraform Labs lại đến từ các quỹ đầu tư mạo hiểm như Galaxy Digital.
Kwon thông báo hồi tháng 7 năm ngoái: "Cam kết đầu tư của một số quỹ uy tín nhất là minh chứng cho tầm nhìn chung về việc mang hệ sinh thái tài chính phi tập trung đến với đại chúng."
Đồng nghiệp cũ của Do ở Terraform Labs nhận định quyết định mang về 20% lợi nhuận hàng năm cho nhà đầu tư chính là thời điểm mà Terra/Luna đã bắt đầu phát triển quá nhanh.
Người này cho biết thêm: "Khoảng 14-15 nghìn tỷ won đã được ký gửi chỉ trong 1 năm sau khi Do tuyên bố trả lãi 20%. Nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thu hút bởi lợi nhuận hấp dẫn, trong khi các nhà đầu tư mạo hiểm lại hứng thú với tốc độ tăng trưởng nhanh của đồng tiền này."
Một đồng nghiệp khác - cựu kỹ sư của Terraform Labs, Kang Hyung-suk, cho biết: "Các kỹ sư của công ty đều biết rõ những rủi ro liên quan đến mức lãi 20%. Tất cả họ đều nghĩ rằng tốc độ tăng trưởng sẽ không bền vững vì chúng tôi không có đủ vốn để hỗ trợ. Nhưng không ai chia sẻ quan điểm đó với Do - người thường phớt lờ ý kiến trái chiều với mình."
Người đồng nghiệp cũ lại có một cách giải thích khác Kwon: "Nhiều nhà đầu tư đã bị mê hoặc bởi lý tưởng của anh ta. Những nhà đầu tư nổi tiếng bị Do thu hút đồng tình với triết lý và khẩu hiệu của anh ta về sự cần thiết của tài chính phi tập trung và các đồng tiền DeFi."
Người này nói thêm: "Họ nhận thấy mô hình thuật toán này mới mẻ và hấp dẫn vì nhu cầu với stablecoin ngày càng tăng. Các loại tiền này không có mối liên hệ với nền kinh tế thực, chỉ hỗ trợ lẫn nhau và bằng Bitcoin."
Những người hậu thuẫn Kwon đều có "profile" khủng, chiến lược marketing quy mô toàn cầu và những phát ngôn cá tính trên mạng xã hội đã giúp thu hút sự chú ý. Thậm chí, một số nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thành lập một "đội quân" ủng hộ được gọi là "Lunatic"
Những người có quan điểm bi quan về Terra/Luna thường bị Do chỉ trích. Nhà sáng lập này viết trên Twitter vào năm ngoái khi một nhà kinh tế người Anh nghi ngờ về mô hình của Terraform Labs: "Tôi không tranh luận với kẻ nghèo trên Twitter. Và xin lỗi, tôi chẳng thay đổi kế hoạch của mình vì bà ấy ở thời điểm này."
Kim đến từ Blitz Labs nói: "Các Lunatic tin rằng cách cư xử thô lỗ của anh ta chính là cách để tiền của họ được bảo vệ. Vì vậy, thái độ kiêu ngạo của Do đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng đó và những lời nói như vậy thành 'thương hiệu' của anh ta."
Kim Hyoung-joong - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền số tại Đại học Hàn Quốc, cho biết: "Do đã ca ngợi sự phát triển của tài chính phu tập trung, nhưng anh ta lại đưa ra quyết định một mình. Thật là nực cười khi việc đưa ra quyết định của công ty lại chỉ tập trung vào 1 người."
Và đương nhiên, "vòng xoáy tử thần" mang tên Luna đã để lại những khoản lỗ lớn cho nhà đầu tư.
"Lại nghèo rồi", Changpeng Zhao - nhà sáng lập sàn Binance, trả lời một dòng tweet về việc giá trị khoản đầu tư của ông vào Luna giảm từ 1,6 tỷ USD xuống chưa đến 2.500 USD.
Hashed - công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Seoul, từng ủng hộ Do và Terraform Labs, được Coindesk ước tính đã mất hơn 3,5 tỷ USD từ cú sập của Luna.
Song, những khoản lỗ kinh khủng nhất lại là các nhà đầu tư nhỏ lẻ gánh chịu.
Ji-hye - nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc, mẹ của 3 con dưới 5 tuổi, chia sẻ chị đã đầu tư toàn bộ tiền tiết kiệm vào tiền số, sau khi được hứa hẹn trả lãi 20% và thấy Daniel Shin có mặt trong dự án.
Chị nói: "Tôi đã cố gắng hết sức để tích luỹ tiền tiết kiệm nhưng lãi ngân hàng quá thấp trong thời kỳ lạm phát cao như hiện nay. Tôi tìm mọi cách để tiết kiệm tiền cho 3 đứa con của mình."
Ji-hye cho biết: "Tôi chứng kiến tiền tiết kiệm của mình tăng lên từng ngày với mức lãi 20%. Bởi vậy, tôi còn đi vay thêm từ ngân hàng và đổ thêm vào Terra. Tất cả là lỗi của tôi khi không tìm hiểu kỹ hơn trước khi đầu tư. Nhưng tôi quá tuyệt vọng vì mất hết tiền tiết kiệm."
Sau khi Luna lao dốc thảm hại, Do chia sẻ trên Twitter: "Tôi rất đau lòng khi phát minh của tôi mang lại nỗi đau cho các bạn."
Tuy nhiên, khi mô hình này sụp đổ, Do vẫn nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà phát triển để có cơ hội thứ hai. Anh lập luận rằng, thất bại của Terra là "cơ hội để vươn lên từ đống tro tàn."
Vì "tình thế khó khăn", đội ngũ sáng lập của một dự án crypto trên Solana đã bán 10% tổng lượng token khiến cho giá giảm 77% Đội ngũ sáng lập còn lên Discord để xin lỗi các nhà đầu tư, giải thích rằng cần tiền để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Thị trường tiền mã hóa đang trải qua một giai đoạn khó khăn, khi mà giá BTC sụt giảm từ mức cao nhất lịch sử 67.000 USD xuống còn 30.000 USD. Thị trường tiền mã...