Bảy dấu hiệu của cha mẹ ‘dọn đường’
Cha mẹ “dọn đường” làm mọi thứ để con thành công. Tuy nhiên, chính sự bao bọc quá mức có thể gây hại cho con nhiều hơn là lợi.
Trang Moms chỉ ra dấu hiệu của kiểu cha mẹ “dọn đường” để bạn tự đánh giá và có thể rút kinh nghiệm.
1. Làm thay công việc của con
Việc trẻ em, thanh thiếu niên không phải làm việc nhà không phải là hiếm vì phụ huynh cho rằng con cái cần dành thời gian cho học hành. Nhưng nếu thói quen này tiếp tục được duy trì sau khi các em đã học xong, nó sẽ trở thành vấn đề lớn.
Mỗi cá nhân cần tự chăm sóc mình như nấu cơm, giặt giũ, dọn vệ sinh nơi ở. Nếu không được dạy từ bé, trẻ lớn lên sẽ không thể lo cho bản thân và phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, phụ huynh nên hướng dẫn con thực hiện công việc cơ bản, trước hết là vì bản thân rồi dần mở rộng ra những công việc vì gia đình, cộng đồng.
2. Học hộ con
Thay vì giảng bài, cha mẹ “dọn đường” có thể làm bài tập hộ con từ những bài toán nhỏ đến bài văn, công trình khoa học. Mục đích là muốn con giành điểm cao mà quên mất rằng trẻ sẽ không thu được kiến thức nếu không tự tay thực hành.
Khi trẻ gặp bài tập khó, cha mẹ hãy để con dành thời gian tập trung suy nghĩ cách giải. Nếu không thể, bạn có thể giảng bài cho con nhưng đừng gợi ý 100% cách làm mà chỉ nên hướng dẫn và để con tự thực hiện. Bạn cũng có thể nhắc con đem bài khó đến lớp hỏi thầy cô giáo. Phương pháp này sẽ dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và động lực để học tập tốt hơn thay vì ỷ lại vào sự giúp đỡ của cha mẹ.
3. Hoàn thành giấy tờ thay con
Phụ huynh thường sợ con chưa hiểu rõ hoặc còn quá nhỏ để tự điền thông tin cá nhân trên giấy tờ. Tuy nhiên, trẻ cần nhớ một số thông tin cơ bản để có thể tự khai trong mọi tình huống và làm chủ một số hoạt động trong cuộc sống. Một số thông tin trẻ cần nhớ là địa chỉ nhà, số điện thoại của người thân, thành viên trong gia đình hay chứng minh thư nhân dân của trẻ.
Video đang HOT
Ngoài thông tin cá nhân, nhiều phụ huynh còn thay con viết đơn xin việc và hoàn thiện hồ sơ. Việc lo liệu cho con quá mức sẽ cản trở quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm việc làm trong quá trình trưởng thành của con.
4. Phục vụ con cái
Cha mẹ luôn mong con được lớn lên trong mái nhà ấm cúng, tràn ngập tình yêu thương nhưng điều này không đồng nghĩa bạn phải làm mọi việc vì con. Ví dụ, trẻ cần hỗ trợ cha mẹ chuẩn bị bữa ăn như rửa rau, sắp bát đũa hoặc dọn dẹp sau ăn.
Bạn nên giáo dục con rằng việc nhà là nhiệm vụ của tất cả thành viên trong gia đình. Không ai được ngồi chơi trong khi những người còn lại tất bật làm việc. Phương pháp này khiến trẻ hiểu được giá trị của lao động, không phụ thuộc vào sự phục vụ của bất cứ ai và học cách chia sẻ với cộng đồng.
5. Dọn dẹp chướng ngại vật
Nếu bạn liên tục dọn dẹp vật cản, dù chỉ là khó khăn nhỏ trên đường trưởng thành của con thì bạn chính là phụ huynh “máy xén cỏ”. Thấy con khóc, buồn bã vì gặp khó khăn hay thất bại, bạn hãy tự nhủ rằng cách duy nhất khiến con trưởng thành là học cách đối phó và vượt qua.
Nếu chướng ngại quá lớn, cha mẹ có thể giúp đỡ con bằng cách động viên hoặc cho lời khuyên nhưng không thể làm hộ. Trẻ lớn lên mà không được nếm trải thất bại sẽ không thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống trưởng thành.
Ảnh: Shutterstock.
6. Đưa ra quá nhiều lời khuyên nghề nghiệp
Cha mẹ “dọn đường” thích định hướng con cái theo những nghề nghiệp như mong muốn của họ mà thường ít quan tâm đến sở thích hoặc năng lực của con. Đến tuổi trưởng thành, thanh thiếu niên cần học cách tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình, bắt đầu từ việc chọn trường đại học hoặc chọn nghề.
Cha mẹ có thể đưa ra lời khuyên từ góc độ người lớn có nhiều kinh nghiệm, nhưng không nên áp đặt hay ép buộc con phải làm theo ý mình. Nếu đó không phải công việc yêu thích, con bạn ẽ không thể thành công, thậm chí đổ lỗi cho cha mẹ.
7. Đối đầu với mọi người
Để bảo vệ con, phụ huynh “dọn đường” sẽ đấu tranh với giáo viên hoặc kẻ thù, kẻ bắt nạt con. Với giáo viên, phụ huynh có thể yêu cầu những điều tốt nhất cho con, còn với những người bắt nạt họ bắt chúng tránh xa hoặc xin lỗi con mình. Hành động này không xấu vì cha mẹ đang muốn giúp con.
Tuy nhiên, giống như trở ngại, trẻ cần học cách giải quyết các mối quan hệ cá nhân, đối diện thách thức để nâng cao kỹ năng cần thiết. Nhiệm vụ của cha mẹ là đưa ra lời khuyên, chia sẻ và lắng nghe để thúc đẩy các con tiến về phía trước.
Ngày hội kết nối cộng đồng tại UEF: Lan tỏa những giá trị đẹp
Giá trị kết nối cộng đồng trong các trường đại học thật sự mang đến nét đẹp từ hành động đến tâm hồn cho sinh viên.
Hiện khá ít trường chú trọng xây dựng những yếu tố mang tính tinh thần này một cách bài bản, tuy nhiên tại một trường đại học đào tạo theo hướng mở, rèn luyện kỹ năng toàn diện cho sinh viên như Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) lại khá quan tâm và xây dựng những giá trị trên.
Ngày 25/7/2020, tại UEF đã diễn ra chương trình tổng kết các hoạt động cộng đồng của Nhà trường sau 10 dự án lớn được triển khai ở nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến các giá trị cộng đồng dành cho sinh viên.
Sự kiện mang tên Ngày hội Kết nối cộng đồng với 10 tổ chức đã tham gia trưng bày triển lãm các hoạt động nổi bật, mang lại góc nhìn cận cảnh về những nghĩa cử cao đẹp mà các cá nhân, tổ chức thực hiện đang lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt là những hoạt động gắn kết của UEF cả trong trường và ngoài xã hội.
Ngày hội diễn ra với rất nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa, tạo thêm cơ hội cho các bạn sinh viên hướng đến những giá trị cộng đồng tìm hiểu kiến thức mới, trải nghiệm mới từ các "bậc tiền bối" đang công tác tại các tổ chức cộng đồng. Được biết, đây cũng là sự kiện góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong mô hình học tập gắn kết cộng đồng tại UEF.
Triển lãm các hoạt động kết nối cộng đồng thu hút người xem
Sinh viên trường được trực tiếp giao lưu cùng những thành viên thực hiện các dự án: Trải nghiệm vượt chướng ngại vật cùng DRD - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển năng lực người khuyết tật; Trò chơi kết nối cùng sân khấu nhỏ Ibsen; Triển lãm các sản phẩm thân thiện môi trường siêu sáng tạo từ Doanh nghiệp xã hội Vietnamese Bamboo; Và thưởng thức một không gian âm nhạc nhiều kỷ niệm với doanh nghiệp xã hội Nhà Của Thời Thơ Ấu,...
Ngày hội mang đến giá trị thông tin lớn
Các bạn sinh viên UEF tham gia dự án cộng đồng được trao giấy chứng nhận
Điểm nhấn của ngày hội chính là hội thảo "Thực hành phát triển bền vững, doanh nghiệp Sai-tex International" mang đến nhiều thông tin giá trị, hé lộ khái niệm mới "Kinh tế tuần hoàn" - một trong những xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn trong những năm gần đây; Hội thảo kết nối "Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng mô hình Service - Learning vào môn học". Với giá trị của ngày hội sẽ có nhiều ý tưởng phát triển dự án cộng đồng được các bên chung tay thực hiện trong tương lai.
Sự thành công của ngày hội khẳng định được nỗ lực triển khai các hoạt động giàu tính thực tiễn của Trung tâm kết nối cộng đồng UEF. Tất cả đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy việc học tập gắn với phục vụ cộng đồng, khuyến khích sinh viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy thực tiễn, trách nhiệm công dân, trưởng thành hơn và sỡ hữu những phầm chất phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội hiện đại.
Được biết, trung tâm kết nối cộng đồng UEF đã thực hiện 10 dự án lớn như dự án "Dạy kỹ năng tài chính cho thanh niên khiếm thính, dự án "Kid Can Code", dự án "Thư viện và chương trình đọc sách cho trẻ em mái ấm Truyền Tin",... huy động được 1.200 sinh viên tham gia, 60 tổ chức cộng đồng cùng thực hiện, 184 trẻ trực tiếp thụ hưởng các dự án từ đầu năm đến nay.
Cách tạo phòng thí nghiệm ảo cho trẻ Cha mẹ có thể dựng phòng thí nghiệm 'ảo' cho con với một thiết bị điện tử thông minh và các dụng cụ đơn giản trong gia đình. Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ có thể bắt đầu từ khoảng 3 tuổi. Đây là phương pháp tạo cho trẻ không gian học tự do và độc lập. Các nhà khoa...