Bảy câu nói để đời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong kháng chiến chống Mông Nguyên
Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của Đại Việt, vương triều Trần là điểm sáng còn vang vọng mãi đến muôn thủa. Và nổi bật nhất có lẽ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Hình minh họa
Để ba lần đánh bại được đạo quân thiện chiến thế giới hồi thế kỷ XIII, ngoài sự lãnh đạo của các vua Trần, tinh thần quyết tử của các binh sĩ và nhân dân, không thể không kể đến “linh hồn” của cuộc cách mạng – Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Ông để lại cho đương thời và hậu thế nhiều tác phẩm quân sự kinh điển, những tư tưởng đánh giặc có giá trị sâu sắc tới nhiều đời.
1. “Đến bữa, ta từng quên ăn; ban đêm ta thường dựa gối, trào nước mắt, lòng đau như rần, giận không được ăn thịt nằm da,… của quân địch!”.
Câu nói trên nằm trong tác phẩm nổi tiếng Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1284-1285) thể hiện tinh thần trung dũng, yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm và cổ vũ tinh thần quân dân Đại Việt chống giặc. Sâu xa hơn, Hưng Đạo vương còn muốn khuyên răn các tướng sĩ nên học tập rèn luyện võ nghệ, học tập binh pháp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
2. “Chuyến này không phá được giặc Nguyên thì không chịu về đến sông này nữa”.
Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288), quân tiên phong của Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương vượt sông Hóa (một nhánh của sông Thái Bình, chạy qua Thái Bình và Hải Phòng ngày nay) tấn công mặt trận Bạch Đằng làm nên chiến thắng vang dội nghìn thu.
Trong lúc đang tìm cách đưa đại quân qua sông, một thớt voi chiến (con voi) đã bị lún sâu xuống vùng bùn lầy, mặc dù đã tìm nhiều cách cứu giúp, song do quá nặng, voi chiến chìm dần và nhìn mọi người dàn dụa nước mắt như tạm biệt.
Người chủ tướng của ba quân Trần Quốc Tuấn cũng rớm lệ. Người tuốt gươm chỉ xuống sông Hóa mà hét lớn “Chuyến này không phá được giặc Nguyên thì không chịu về đến sông này nữa”. Câu nói như lời khóc thương cho voi chiến mới chết, song cũng là Lời thề bến Tượng sắt đá, khích lệ quân sĩ quyết tử.
3. “Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần đánh, người giỏi đánh thì không thua, người biết thua thì không chết”.
Đây là tư tưởng quân sự của Hưng Đạo vương trong Vạn kiếp tông bí truyền thư – một công trình tập hợp binh pháp các thời mà thành để dạy các quân sĩ tư tưởng, kế sách chiến đấu. Ngài từng dặn:
“Về sau, phàm các con cháu hoặc các bồi thần của ta được cái bí thuật này thì nên coi là minh triết, theo đấy mà dàn thế, bày trận, chứ không nên kháo nhau cho là một áng văn gàn dở mờ tối. Nếu không nghe lời ta dặn bảo thì chính thân mình sẽ chuốc lỗi, mắc hại, mà cả đến con cháu cũng phải vạ nữa. Đó vì làm lộ thiên cơ”.
4. “Quân sĩ thân tín như cha con mới dùng được”.
Tư tưởng quân sự, chính sách này (thân dân) góp phần làm nên chiến thắng vang dội của quân đội nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Nhà Trần nói chung, bản thân tướng Trần Hưng Đạo nói riêng đã huy động được toàn xã hội vào cuộc vũ trang bảo vệ độc lập, hình thành thế trận “trăm họ là binh, vạn nhà là lính”. Quân đội thời Trần tướng sĩ thân thiết như cha con, binh sĩ với nhau như anh em, cùng phấn đấu vì mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc.
5. “Đời Đinh, đời Lê, lựa dùng được người hiền lương”.
Trong khi Hưng Đạo vương lâm trọng bệnh, cả vương triều lo lắng, vua Anh Tông đến tư gia thăm nom và hỏi, nếu có lỡ ngài ra đi, phương Bắc lại sang lấn cướp thì phải làm sao? Vương lấy Đời Đinh, Tiền Lê làm ví dụ để nói về việc lựa chọn người hiền lương phụng sự đất nước. Trên dưới đồng lòng, dân không chia lìa, đắp thành cao, hào sâu mà phá quân Tống là một ví dụ cho các giữ nước.
6. “Nhà Lý mở nghiệp, quân Tống sang xâm lấn,….đó là có thế làm được”.
Nói về phương thức giữ nước, Hưng Đạo vương căn dặn vua Trần Anh Tông, nhà Lý trong buổi đầu triều mở nghiệp, quân Tống đưa quân sang xâm lấn bờ cõi, đất đai, vua Lý đã dùng Lý Thường Kiệt sáng tạo sử dụng kế Tiên phát chế nhân (ngồi yên đợi giặc không bằng chủ động tiến công trước làm giảm khí thế của giặc sau đó rút về phòng thủ) mà bảo vệ được đất nước. Bài học ở đây là sử dụng tướng giỏi và tận dụng thời cơ để đột kích quân thù.
7. “ Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước cùng họp sức…”.
Một trong những nguyên nhân quan trọng được Hưng Đạo vương chăng chối lại vua Trần trước khi ra đi đó là mọi người trong nước phải đồng lòng, hợp sức mới hợp ý trời và có thể đánh tan được Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi,….
Địch cậy trường trận, ta cậy đoản binh: Lấy đoản chế trường, đó là lối thường làm của binh pháp. Hễ thấy quân địch tràn đến ầm ầm như lửa, như gió thì cái thế ấy dễ trị. Nếu nó dùng chước như tằm ăn dần, ung dung, thủng thẳng, không cần mau thắng thì phải dùng lương tướng, xem tình hình mà liệu quyền biên như đánh cờ vậy.
Theo Helino
10 người chết do sốt xuất huyết
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2019 đến nay cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 10 trường hợp chết, số mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương.
Theo VTC NOW
Những trái bí đao "siêu to khổng lồ" tại Bình Định Quả bí đao bình thường khắp cả nước nơi nào cũng trồng được. Tuy nhiên, trồng bí đao cho quả nặng tới 50 - 60kg có lẽ chỉ duy nhất một vùng quê ở tỉnh Bình Định mới có. Theo VTV24