Bảy cách bảo vệ con khỏi bạo hành ở trường mầm non
Nhốt trẻ ở ngoài, để trẻ nhặt rác ăn đến trói chân tay, nhét giẻ vào miệng bé 15 tháng, hai vụ bạo hành trẻ mầm non trong vài ngày qua khiến dư luận bất bình.
1. Từ chuyện chọn mặt gửi vàng:
Đừng sơ suất để thành ra vô tình tiếp tay cho kẻ khác hại con mình. Tuyệt đối không gửi con ở những cơ sở không được cấp phép hay đang gặp vấn đề về cấp phép. Nhà trẻ không được quá kín, đủ “mở” để hàng xóm và những người xung quanh dù không nhìn thấy được thì ít nhất nghe được tiếng động bên trong.
Đừng tin vào mối quan hệ thân tình bạn bè, cũng đừng quá tin vào ai, vụ việc vừa rồi là một ví dụ.
2. Nói chuyện với cô giáo
Hãy thường xuyên cho bảo mẫu biết rằng con rất hay kể chuyện ở lớp cho bố mẹ nghe, và bố mẹ tối nào cũng tự tắm con, chăm con, trò chuyện với con…
3. Lúc đón con:
Hãy trò chuyện cùng con luôn trên đường về, gợi cho bé kể xem hôm nay ở lớp có chuyện gì. Trẻ con thường rất nhanh quên, và nếu bạn không trò chuyện, không phải bé nào cũng tự kể ra, đặc biệt là khi chúng đã bị “phù thủy” răn đe trước đó.
Video đang HOT
4. Cách đặt câu hỏi cho con
Đừng hỏi thẳng luôn là cô giáo có đánh con không?
Hãy hỏi: Ở lớp con bạn nào ngoan nhất? Bạn nào không ngoan? Lúc không ngoan thì cô giáo phạt như thế nào?
Khi phát hiện ra vết bầm, đừng hỏi con “Tại sao lại có vết bầm này?”. Nếu bị bạo hành, các “phù thủy” nhất định đã hăm dọa con không được kể ra với ai, nếu không còn bị đánh đau hơn.
Nếu là do té ngã, hãy nói chuyện với cô giáo có biện pháp phòng tránh té ngã lần thứ 2.
5. Chơi trò dạy học
Bố mẹ sẽ là học sinh, để bé làm giáo viên. Trẻ con thường bắt chước người lớn, hãy xem cách con bạn dạy học sinh là bạn như thế nào, từ lời nói, nét mặt, lúc học sinh sai thì phạt như thế nào,… bạn có thể biết được cách dạy của cô giáo ở trường.
6. Dạy con cách yêu thương bản thân, đừng dạy chúng nghe lời
Ở phương Tây trẻ con được dạy cho nhận thức về cái tôi rất sớm. Còn ở Việt Nam, trẻ con được dạy cách vâng lời, không nghe lời người lớn là hư, là đáng bị đánh. Thế thì làm sao chúng dám nói gì. Trẻ con có thể chưa dám phản kháng, nhưng ít nhất nó sẽ ý thức được nó không có lỗi khi bị bạo hành và kẻ bạo hành nó là sai.
7. Con mình là con mình, đừng để người khác làm cha mẹ thay
Dù bận rộn đến đâu, hãy dành chút thời gian tắm cho con, mặc quần áo cho con. Nhiều người để ý con từng tí một, nhưng cũng không ít người không nhận ra những chấn thương nhỏ trên cơ thể con. Nếu con bạn đang còn quá bé và chưa biết nói, có lẽ đây cũng là cách duy nhất để bạn đảm bảo mình không giao trứng cho ác.
Là một người vô cùng yêu quý cô giáo mẫu giáo ngày xưa, tôi đau lòng khi phải viết ra những điều chia sẻ mà chứng tỏ rằng chúng ta không thể đặt trọn tin tưởng các cô giáo mầm non bây giờ. Nhưng trong lúc xã hội đảo điên và thiếu hệ quy chiếu giá trị như thế này, thật tình không còn cách nào khác.
Theo K.N/Bao Gia đinh Xa hôi
Công an xác minh vụ 'bảo mẫu trói chân tay, hành hạ trẻ'
Thông tin một trẻ mầm non bị các cô giáo, cô nuôi ở Trường mầm non Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) bạo hành đang gây xôn xao dư luận.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online sáng 6.10, đại tá Trần Sơn, Trưởng công an TP.Đồng Hới cho biết cơ quan công an đã nhận được phản ánh của phụ huynh về vụ việc "trẻ bị bạo hành" và đang tiến hành xác minh, điều tra làm rõ.
Cũng trong sáng nay 6.10, PV Thanh Niên Online đã đến Trường mầm non Sơn Ca để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường đều đi vắng. Liên lạc qua điện thoại theo số công khai tại trường, chúng tôi được biết hiệu trưởng đang đi làm việc với công an.
Trước đó, tối 5.10, một người có nick Facebook là Hằng Đinh chia sẻ trên trang cá nhân câu chuyện con mình bị các cô giáo, cô nuôi ở trường Sơn Ca hành hạ.
Hình ảnh trẻ bị trói, đánh đập được chia sẻ trên tài khoản Facebook Hằng Đinh
Thông tin do người mẹ này chia sẻ đã gây xôn xao: "Hôm nay (5.10 - PV) công việc mẹ rảnh hơn mọi hôm. 10 giờ 2 phút mẹ mở camera theo dõi con. Cô L. đang cho con ăn. Cô véo tai con mấy lần vì con không chịu ăn. Con khóc. Mẹ xót xa lắm. 10 giờ 57, cô H. kéo con vào góc lấy thìa inox (thìa vẫn đút cho các bé ăn) lôi con vào góc (có lẽ cô nghĩ góc này camera không tới được) đánh liên tục vào 2 tay con, đánh liên tục vào 2 má con. Mẹ chua xót. Mẹ khóc điện thoại ba con về ngay để lên làm việc với hiệu trưởng. Có lẽ mẹ đã hiểu ra lý do vì sao con hốt hoảng khi ngủ. 12 giờ 30 mẹ lên tới lớp con, quá nóng giận mẹ đẩy cửa vào không gõ cửa. "Trời ơi!". Mẹ hét lên: "Chúng mày làm gì thế này". .Con bị đè xuống sàn nhà, hai tay hai chân trói chặt về phía sau, cô A. đang nhét khăn vào miệng còn còn cô L. và 1 cô nữa đang giữ con. Nét mặt vật vã của con lúc đó làm mẹ đau tới tận tim gan Mẹ lao vào ôm lấy con. 3 cô kia kéo mẹ ra để tháo dây buộc tay và chân con. Mẹ hét lên: "Tránh xa con tôi ra". Ba đi sau mẹ chạy lại giữ lấy con. Mẹ ôm con xuống sân. Mẹ đau đớn. Người con nhiều vết thâm, con khóc, con ôm chặt lấy mẹ, mẹ đau đớn tới quặn thắt."
Hình ảnh trẻ bị trói, đánh đập được chia sẻ trên tài khoản Facebook Hằng Đinh
Cũng theo nội dung trên trang Facebook Hằng Đinh, gia đình chị đã chụp lại cảnh con mình bị buộc tay, chân, quay video 3 cô giáo, cô nuôi thừa nhận việc trói và đánh trẻ, đồng thời phản ánh thông tin này đến cơ quan công an.
Trương Quang Nam
Theo Thanhnien
Thực hư chuyện bảo mẫu nhốt trẻ, để trẻ ăn rác Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về 2 clip phản ánh cháu bé 2 tuổi bị nhốt sau nhà kêu gào thảm thiết, sau đó bới thùng rác ăn và một đoạn ghi lại cảnh chính cháu này bị cô giáo dúi đầu xuống bể nước dọa nín. Phóng viên Tiền Phong đã có mặt tại hiện trường, ghi lại sự việc....