‘Báu vật’ trong căn cứ Mỹ tiết lộ điều gây sốc 400.000 năm trước
Trong một căn cứ mật của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy trong tủ đông một báu vật bị bỏ quên từ những năm 1960, có thể tiết lộ những bí mật cổ xưa của hành tinh.
Theo Sience, nhóm nghiên cứu Mỹ – Bỉ – Đan Mạch dẫn đầu bởi TS Andrew J.Christ từ Đại học Vermont (Mỹ) đã xem xét một lõi băng cổ đại được được khai thác ở độ sâu tận 1.390 m dưới bề mặt vùng Tây Bắc Greenland.
“Báu vật” từ căn cứ mật Camp Century – Ảnh: ĐẠI HỌC VERMONT
Nó đã được đem về bởi các nhà khoa học từ Camp Century, một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ hoạt động vào những năm 1960.
Thế nhưng ống đất đá dài gần 4 m này đã bị thất lạc khỏi tủ đông trong suốt hàng thập kỷ, rồi bất ngờ được tìm thấy lần nữa vào năm 2017.
Các nhà khoa học đã quyết định dùng những kỹ thuật hiện đại để phân tích chi tiết và vô cùng sửng sốt khi nhận ra nó không chỉ chứa trầm tích mà còn cả lá và rêu, bằng chứng đánh đổ hoàn toàn quan điểm lâu nay rằng Greenland là một pháo đài băng bất khả xâm phạm suốt 2,5 triệu năm.
Video đang HOT
Vì có lá và rêu, tức có một khu rừng xanh tươi từng tồn tại ở đó. Đồng nghĩa với việc một phần Greenland từng hoàn toàn mất băng.
Dấu vết của kỷ nguyên không băng kéo dài từ lớp trầm tích của 416.000 đến 400.000 năm trước, theo những gì tiết lộ từ kỹ thuật “xác định niên đại phát quang”, giúp định vị được khoảng thời gian chính xác lớp trầm tích đó tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời.
Một Greenland xanh tươi, đầy thực vật và động vật lại là tin xấu với phần còn lại của thế giới, vì không những quá nóng mà còn đối diện với mực nước biển cao hơn hiện nay 1,5-6 m, con số đủ nhấn chìm nhiều thành thị, thậm chí là một phần các quốc gia ngày nay.
Niên đại và cách thức thời kỳ không băng diễn ra cũng cho thấy điều này hoàn toàn có thể lặp lại nếu khí hậu biến đổi đến một mức nào đó, điều có thể xảy ra bởi chính các hành động phá hủy môi trường của con người.
Nhà khoa học khí hậu Joseph MacGregor từ NASA, người không tham gia nghiên cứu này nhưng cũng cùng mối quan tâm, lưu ý rằng hiện nay chúng ta đang ở vùng nguy hiểm vì đã tạo ra nồng độ khí nhà kính cao hơn cả thời kỳ không băng đó.
Hiện tại mức carbon dioxide bẫy nhiệt trong khí quyển lên tận 420 ppm, 400.000 năm trước chỉ là 280 pp.
Vết cắt trên hóa thạch xương người cổ xưa cách đây 1,5 triệu năm hé lộ điều đáng sợ?
Vết cắt trên xương của người cổ xưa có niên đại cách đây 1,5 triệu năm có thể là bằng chứng lâu đời nhất về việc ăn thịt đồng loại.
Những vết cắt khác thường trên hóa thạch xương của người cổ xưa, do công cụ bằng đá tạo ra.
Các nhà nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian đã phát hiện các dấu vết khác thường trên xương chày trái của một người cổ xưa có liên quan đến người hiện đại (homo sapiens), từng sống cách đây 1,5 triệu năm trước, ở khu vực ngày nay là Kenya thuộc châu Phi, theo Daily Mail.
Có khoảng 9 - 11 vết cắt phù hợp với vết thương do công cụ bằng đá gây ra. Các vết thương khác trên hóa thạch xương người cổ xưa đều do động vật gây ra.
Tác giả nghiên cứu, Briana Pobiner, nói những vết cắt chưa trực tiếp chứng minh người cổ xưa từng xẻ thịt phần chân của đồng loại, nhưng đó là khả năng rất có thể xảy ra.
Phần hóa thạch xương người cổ xưa nói trên được tìm thấy vào năm 1970 và hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Nairobi, Kenya.
Nhà nghiên cứu Pobiner gần đây đã quan sát kỹ hiện vật, so sánh các vết thương với dấu vết do động vật gây ra, từ đó phát hiện các vết cắt giống như những đường rạch.
Người cổ xưa cách đây 1,8 triệu năm trước đã bắt đầu đứng thẳng.
"Dữ liệu mà chúng tôi có gợi ý rằng người cổ xưa từng ăn thịt lẫn nhau cách đây 1,45 triệu năm", bà Pobiner nói. "Hóa thạch xương này cho thấy họ hàng của loài người hiện đại đã ăn thịt lẫn nhau để tồn tại trong quá khứ, xa xưa hơn nhiều so với những gì con người từng biết".
"Các vết cắt được định hướng theo cùng một cách, để một bàn tay cầm công cụ bằng đá có thể tạo ra một cách liên tiếp mà không cần thay đổi cách cầm hoặc thay đổi hướng", nhóm nghiên cứu cho biết.
Tất cả các vết cắt đều tập trung tại cùng một khu vực trên xương, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature.
"Những vết cắt này trông rất giống với những gì tôi từng thấy về việc chế biến và tiêu thụ", bà Pobiner cho biết. "Khả năng cao là phần thịt từ xương chân này được sử dụng làm thức ăn, thay vì dùng để hiến tế".
Tuy nhiên, dấu vết cũng có thể do một loài người cổ xưa khác gây ra. Tại khu vực tìm thấy hóa thạch xương cách đây 1,5 triệu năm, có 3 loài người cổ xưa sinh sống, gồm Homo erectus, Homo Habilis vàParanthropus boisei.
Bà Pobiner nói trên tờ Washington Post rằng, không rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc người cổ xưa bị ăn thịt trong trường hợp này, nhưng cho biết nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu theo hướng này.
Bà Pobiner từng phân tích 199 mẫu xương hóa thạch của người cổ xưa và mới chỉ phát hiện ra một mẫu xương có dấu hiệu lạ. Điều này chứng minh việc ăn thịt lẫn nhau không phải là tập tục phổ biến.
Gặp 'báu vật' này khi đi biển, phải trả giá đắt nếu chạm vào Những con hải sâm sở hữu một cụm xúc tu bao quanh miệng, dùng để lọc trầm tích. "Báu vật" của biển cả Hải sâm đóng một vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái biển khác nhau. Sinh vật này được ví như là "chất tẩy rửa hiệu quả" bằng cách lọc trầm tích để chiết xuất chất dinh dưỡng. Cụ...