Báu vật 2.300 năm tuổi bên dưới hầm ngầm La Mã
Nỗ lực khai quật suốt 5 năm bên trong Đồi Palatine ở Rome (Ý) đã hé lộ “kho báu” thời La Mã qua việc phát hiện bức phù điêu làm từ vỏ sò, xà cừ và san hô vào thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai TCN.
Bức phù điêu bên trong phòng tiệc ở tàn tích dinh thự cổ La Mã. Ảnh MIC
Với niên đại ước tính khoảng 2.300 năm, bức phù điêu có chiều dài gần 5 m, vẫn giữ được sắc màu ban đầu và dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian, theo Đài CNN hôm 20.12.
Bức phù điêu mô tả hình ảnh về những dây leo, lá sen, đinh ba, kèn trumpet, mũ giáp và những sinh vật biển trong thần thoại, cũng như cảnh tượng các con tàu bị quái thú nuốt chửng.
Những nghệ nhân thời xưa đã sử dụng xà cừ, san hô, vỏ sò, những mảnh kiếng màu tuyệt đẹp và các mẩu đá cẩm thạch để khắc họa nên bức phù điêu đẹp đẽ, mà sự lộng lẫy của nó vẫn không phai mờ với thời gian.
Video đang HOT
Nhà khảo cổ học Alfonsina Russo, Giám đốc Công viên Khảo cổ Đấu trường La Mã vốn chịu trách nhiệm khu vực Đồi Palatine, cho hay điều khiến phát hiện trên là vô đối bởi vì hai lý do.
Thứ nhất là mức độ bảo tồn đáng kinh ngạc của bức phù điêu, giúp duy trì hiện trạng qua nhiều thế kỷ, và thứ hai là nội dung khắc họa những cảnh tượng chiến thắng trong các trận chiến trên biển và trên trên đất liền của chủ nhân dinh thự La Mã.
Các nhà khảo cổ học đang tìm cách xác minh phải chăng những vật liệu dùng cho bức phù điêu đến từ Địa Trung Hải hoặc biển Đỏ.
Họ cũng cho rằng một dạng keo thủy tinh màu lam hiếm có bên trên bức họa nhiều khả năng xuất phát từ cổ thành Alexandria của Ai Cập.
Bức phù điêu nằm bên trong một phòng tiệc có diện tích 25 m 2. “Vào thời cổ đại, khi các gia đình quý tộc định cư ở Đồi Palatine, các dinh thự của họ thường xuyên sử dụng những đồ trang trí đắt đỏ nhằm thể hiện đẳng cấp xã hội và sự xa hoa của gia tộc”, theo ông Russo chia sẻ với Đài CNN.
Phát hiện hàng loạt 'vật thể cứng' kỳ lạ ở 11 quốc gia khắp 5 châu, từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Anh đều có: Dự kiến có thể ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống con người
Các loại đá chứa nhựa được dự đoán sẽ ngày càng xuất hiện như một phần của quá trình địa chất tự nhiên và tồn tại trong một thời gian dài.
Theo Newsweek, một loại đá mới "kỳ lạ" chứa nhựa đã được phát hiện trên khắp thế giới - chúng hình thành chủ yếu từ loại nhựa con người sản xuất và thải ra. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng loại đá trầm tích này là sự kết hợp giữa đá và nhựa polymer do con người thải bị nén lại với nhau. Cho đến nay, đá nhựa đã được tìm thấy cả ở ven biển và đất liền ở 11 quốc gia trên 5 châu lục.
Đây là minh chứng cho mức độ ô nhiễm nhựa trên khắp thế giới. Một nhà nghiên cứu cũng với Newsweek rằng đá nhựa có thể "đe dọa" tới sự bền vững của đại dương và sức khỏe con người.
Có một số bất đồng trong cộng đồng khoa học về việc nên gọi những loại đá này là gì. Nhiều thuật ngữ khác nhau được đề xuất, chẳng hạn như "đá nhựa", "đá dẻo", "nhựa", "đá sa thạch" hay "anthropoquinas".
Ví dụ đầu tiên về đá nhựa được ghi nhận ở Hawaii bởi nhà địa chất học Patricia Corcoran gần 10 năm trước và đặt tên là "plastiglomerate". Theo Deyi Hou, phó giáo sư môi trường ở Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc chia sẻ với Newsweek rằng, đó là nhựa nóng chảy, hạt cát, mảnh vụn đá, san hô, vỏ sò và mẩu gỗ dính vào nhau sau đám cháy ở bãi biển Kamilo, Hawaii. Ông cũng nói thêm: "Kể từ đó, chúng thường xuyên được tìm thấy trên các bãi biển và đất liền. Chúng có tại khắp 5 châu lục".
Hou và các đồng nghiệp giải thích đá nhựa có thể hình thành thông qua nhiều cách khác nhau. Đốt nhựa là một cơ chế thường được nhắc tới. Các mảnh vụn nhựa tan chảy trong quá trình đốt lửa trại hoặc đốt chất thải trên bờ biển. Và khi thủy triều lên, sóng đánh các mảnh vụn nhựa chảy bám chặt vào bề mặt đá.
Một cách khác để hình thành đá nhựa là do rò rỉ dầu ra bãi biển. Trong dầu thường chứa một lượng nhựa đáng kể và nó dính chắc vào đá, cuối cùng dầu bay hơi và nhựa còn lại hóa rắn.
"Cuối cùng, nghiên cứu cũng phát hiện ra sự liên kết hóa học giữa polymer nhựa và cát sỏi đã góp phần tạo ra đá nhựa ở trong đất liền". Hou nói.
Các nhà khoa học đã phát hiện đá nhựa ở Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Hawaii, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Peru, Bồ Đào Nha, quần đảo Canary của Tây Ban Nha và Anh. Tỷ lệ nhựa polymer trong loại đá này rất gần với tỷ lệ tìm thấy trong rác thải nhựa.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết: sự chiếu xạ của ánh sáng Mặt trời đã dẫn đến quá trình oxy hóa nhựa, từ đó dẫn đến sự liên kết hóa học này.
Các loại đá chứa nhựa được dự đoán sẽ ngày càng xuất hiện như một phần của quá trình địa chất tự nhiên và tồn tại trong một thời gian dài.
Loài tôm cực đẹp lại là 'sát thủ' có thể tiêu diệt con mồi rất lớn Tôm Harlequin được mệnh danh là một trong những 'sát thủ' đối với loài sao biển, kể cả loài sao lớn thứ hai thế giới. Tôm harlequin là loài tôm nước mặn sống tại các rặng san hô ở khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương Chiều dài của chúng chỉ khoảng 5cm Chúng sống theo cặp và ăn các loài sao...