Bầu trời TP HCM liên tục có màu trắng đục!
Người dân TP HCM những ngày qua ra đường cảm giác cay mắt, còn bầu trời liên tục có màu trắng đục. Nhiều người thắc mắc: không khí đang bị ô nhiễm?
Từ ngày 19-9 đến 21-9, các chuyên gia và tổ chức giám sát chất lượng không khí đều có chung nhận định “Không khí tại TP HCM đang báo động”.
Ghi nhận thực tế vào sáng 22-9, nhận thấy bầu trời một màu trắng đục. Đường Võ Văn Kiệt (nối từ quận Bình Tân vào trung tâm quận 1) dưới dòng kênh Tàu Hũ sương mù bao sát mặt nước. Tầm nhìn khi di chuyển hạn chế.
Đường Võ Văn Kiệt, quận 6, TP HCM lúc 14 giờ ngày 21-9.
Trung tâm quận 1, TP HCM sáng 22-9
Theo kết quả đo từ tự động giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM (quận 1), không khí gây hại đến sức khỏe bắt đầu từ lúc 11 giờ ngày 20-9 và dự kiến sẽ kéo dài thêm nhiều ngày. Chỉ số AQI liên tục trên 150.
Nhiều căn hộ cao tầng khi ngủ dậy cảm giác mệt mỏi khi bầu trời đặc quánh.
Video đang HOT
Không khí tại TP HCM có dấu hiệu xấu đe dọa sức khỏe
Phóng viên Báo Người Lao Động gửi câu hỏi đến Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường (Sở TN-MT TP HCM) không có hồi âm về kết quả không khí của TP trong những ngày qua.
Lý do, hiện nay các trạm quan trắc ở các giao lộ như: Ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư An Sương (quận 12), ngã sáu Gò Vấp (quận Gò Vấp), vòng xoay Phú Lâm (quận 6), ngã tư Bình Phước (quận Thủ Đức), vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2),… được ghi nhận dạng thủ công. Kết quả đo sẽ không mang tính tức thời.
Tuy nhiên theo đơn vị này, trong 10 năm qua chỉ số bụi đều vượt mức cho phép ở toàn bộ các trạm quan trắc. Trong đó có những điểm, mức độ đo cho thấy cao gấp 8-9 lần, như vậy người dân nếu không mang khẩu trang dễ dàng ảnh hưởng đến hô hấp.
“Đừng nghĩ sương mù ở đô thị là tốt”
Đó là lời cảnh báo của Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ. Bà Lan cho hay hiện độ ẩm tăng cao, hơi nước bốc lên nhiều tạo ra sương mù. Tuy nhiên, do TP HCM đón nhận lượng chất thải rất lớn nên từ đó không ai dám chắc sương mù hay là mù khô. Tốt nhất người dân mang kính và khẩu trang khi đi lại.
LÊ PHONG – THU HỒNG
Theo Nguoilaodong
Không khí TP.HCM ô nhiễm vượt mức, tăng nguy cơ ung thư phổi
Trong 10 năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở TP.HCM vượt mức cho phép, tác động xấu đến sức khỏe người dân, trong đó bụi mịn làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tại các giao lộ có lượng xe qua lại đông đúc, nhiều người dân ở TP.HCM luôn có cảm giác khó chịu khi hít phải luồng khí bên ngoài. Nguyên nhân được các chuyên gia xác định là do không khí ô nhiễm.
Ô nhiễm gấp 9 lần
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang quản lý 20 trạm quan trắc, đo đạc các thông số về chất lượng không khí, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,... Trong đó, các trạm quan trắc khí thải từ xe cộ chiếm số lượng nhiều nhất và thường được đặt ở gần giao lộ để mang lại kết quả chính xác nhất.
Hiện tượng mù khô ở TP.HCM khiến người đi đường có cảm giác cay mắt. Ảnh: Hải An.
Có thể kể đến một số trạm quan trắc ở các giao lộ như: Ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư An Sương (quận 12), ngã sáu Gò Vấp (quận Gò Vấp), vòng xoay Phú Lâm (quận 6), ngã tư Bình Phước (quận Thủ Đức), vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2),...
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), từ 2007-2017, chỉ số bụi đều vượt mức cho phép ở toàn bộ các trạm quan trắc.
Theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 100 g/m3; tuy nhiên, chỉ số bụi ghi nhận ở trạm An Sương luôn vượt mức cho phép 5-8 lần. Cá biệt, trạm Cát Lái vượt mức cho phép hơn 9 lần, khiến người đi đường như muốn nín thở mỗi khi đi qua vòng xoay Mỹ Thủy.
Đại diện Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường lý giải chỉ số bụi ở các giao lộ trên luôn ở mức cao là do có nhiều xe cộ qua lại.
Không chỉ bụi vượt mức cho phép mà tại nhiều giao lộ, chỉ số khí NO2cũng vượt quy chuẩn nhiều lần. Khí NO2 phát ra từ hoạt động đốt nhiên liệu của các động cơ. Ngoài chỉ số bụi và khí NO2, tiếng ồn từ động cơ, còi xe tại các giao lộ cũng vượt mức cho phép.
Ngoài số liệu quan trắc từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vốn được công bố hàng năm, thời gian gần đây, nhiều người tìm đến ứng dụng AirVisual để theo dõi các chỉ số về chất lượng không khí (AQI). Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí được chia thành 5 mức kèm theo cảnh báo khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại TP.HCM, một số người mua thiết bị và lắp đặt trạm quan trắc cung cấp số liệu cho ứng dụng AirVisual và trở thành những cộng tác viên. Quan sát trên ứng dụng này vào tối 15/4, chỉ số chất lượng không khí ở trạm Đại học Bách Khoa trên đường Tô Hiến Thành (quận 10) là 138, tức ở mức kém. Một số trạm khác đặt ở quận 1, quận 2, Bình Thạnh đều cho kết quả từ 57-70, ngưỡng trung bình.
Bụi mịn làm tăng nguy cơ ung thư
GS.TSKH. Lê Huy Bá, chuyên gia về độc học, cho biết ô nhiễm không khí tại TP.HCM những năm gần đây có thời điểm ở mức báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Về nguyên nhân, ở khu vực ngoại thành chủ yếu là do tác nhân từ hoạt động giao thông, sản xuất của các nhà máy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Hoạt động giao thông phát sinh bụi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí Ảnh: Ngọc An
Còn ở nội đô, chủ yếu là do hoạt động giao thông với mật độ cao, xây dựng. GS. Lê Huy Bá đặc biệt lo ngại trước tình trạng ô nhiễm không khí liên quan đến bụi mịn. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng hiện nay, khói bụi có nguy cơ tác động xấu đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư phổi.
Bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt li ti trong không khí có kích thước 2,5 micromet trở xuống được hình thành từ các chất như Cacbon, Sulfua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Loại bụi này có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu, có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư, hô hấp.
Nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời thường tăng khi không khí bị tù đọng, khói bụi không được gió thổi đi, hoặc không khí ô nhiễm từ nơi khác bay tới tới. Khi nồng độ bụi mịn tăng thì không khí có vẻ mờ và giảm tầm nhìn như sương mù.
Do vậy, để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, GS. Lê Huy Bá đề nghị lãnh đạo UBND TP.HCM cần phải di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, đồng thời đẩy mạnh cải tiến công nghệ, ưu tiên sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Đồng quan điểm, các chuyên gia giao thông cho rằng TP.HCM cần quản lý chặt hơn trước sự gia tăng quá nhanh về số lượng phương tiện giao thông, để giảm lượng khí thải từ hoạt động giao thông, vận tải. Trong đó, đối với các loại ôtô thì cần khống chế tiêu chuẩn khí thải nhằm hạn chế xe cũ, không đạt chuẩn lưu thông trên đường.
Theo Nguyên An (Zing)
Ô tô Camry bị xe container tông trên QL1, 2 vợ chồng may mắn thoát chết Chiếc Camry lưu thông trên QL1 thì xảy ra va chạm với xe container chạy cùng chiều, 2 vợ chồng may mắn không bị thương nhưng vô cùng hoảng loạn. Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Nguyễn Huy Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 13h00 ngày 20/9, trên QL1, đoạn qua phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM. Theo...