Bầu trời nào cho máy bay không người lái Trung Quốc?
Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường chế tạo UAV (máy bay không người lái) để phục vụ ý định tăng cường hiện diện trên Thái Bình Dương.
Viện nghiên cứu mang tên Project 2049, trụ sở tại Virginia, vừa tung ra báo cáo chi tiết về chương trình UAV của Trung Quốc.
Theo đó, các tác giả Ian Easton và L.C.Russell Hsiao cho rằng Trung Quốc rất nỗ lực đẩy mạnh phát triển những dòng UAV, từ những loại được trang bị vũ khí tương tự máy bay Predator của Mỹ đến các UAV đời mới.
Mục tiêu chính là tàu sân bay
Theo trang tin Defense News, Quân đội Trung Quốc (PLA) đang sở hữu khoảng 280 UAV. Kết quả khảo sát sơ bộ của Project 2049 cho thấy dường như việc sử dụng UAV có khuynh hướng lan rộng trong nội bộ các đơn vị của PLA.
Từ các thông tin chưa được xác nhận, các chuyên gia kết luận rằng Lữ đoàn Pháo binh 2, vốn chịu trách nhiệm quản lý các tên lửa chiến lược, đang nắm trong tay các UAV hoạt động tầm xa và cao trong khi không quân, hải quân và bộ binh được giao những đơn vị UAV phục vụ cho mục đích tác chiến lẫn huấn luyện.
Máy bay không người lái Ứng Long của Trung Quốc
“Các hệ thống UAV có thể đang trở thành công cụ chủ chốt cho các sứ mệnh chính xác tầm xa của PLA, nằm trong bán kính 3.000 km tính từ bờ biển nước này”, theo báo cáo.
Các chuyên gia cũng phát hiện vô số những cuộc nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phát triển các UAV có khả năng định vị, dò tìm các tàu sân bay của hải quân Mỹ, phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ các đợt tấn công của tên lửa đối hạm tầm xa và tên lửa đạn đạo.
Một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Pháo binh 2 được trang bị UAV có thể cung cấp mục tiêu chính xác cho các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đối hạm như DF 21D. Bên cạnh đó, các UAV mang tên lửa của Trung Quốc cũng có thể áp dụng “chiến thuật ruồi bu”, bao vây tấn công tàu sân bay của Mỹ.
Máy bay không người lái Ứng Long của Trung Quốc
“Người Trung Quốc đã tiến hành vô số cuộc nghiên cứu về việc dùng UAV để đánh hàng không mẫu hạm. Theo chúng tôi, đó là điều họ đang lên kế hoạch”, báo điện tử Washington Free Bacon dẫn lời các chuyên gia Easton và Hsiao của Viện Project 2049 nhận định.
Kiểm soát vùng tranh chấp
Theo Washington Free Bacon, hiện số UAV của Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ (280 so với 679 chiếc). Tuy nhiên, sự chênh lệch này có khả năng sẽ sớm bị rút ngắn, sau khi các trung tâm nghiên cứu và phát triển UAV Trung Quốc hoàn tất khâu thử nghiệm và chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Giới tình báo Washington loan tin các chuyên gia Trung Quốc đang nghiên cứu UAV thế hệ mới được đặt tên là Dark Sword, có khả năng bay ở độ cao thấp và tránh thoát được tầm quan sát của radar.
Video đang HOT
Máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc
Chưa hết, nước này còn đặt mục tiêu thiết kế những dòng UAV có khả năng làm nhiễu tín hiệu vệ tinh, các hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống phòng không cũng như phòng thủ tên lửa.
Báo cáo của Mỹ khẳng định trong tương lai gần, PLA đang muốn dùng UAV kiểm soát những khu vực tranh chấp trên biển, cụ thể là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật và biển Đông.
Máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc
Hồi tháng 5.2012, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo phát hiện tàu chiến và UAV có khả năng mang tên lửa của Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông. Sau đó, Tân Hoa xã đưa tin đến năm 2015, Trung Quốc sẽ xây dựng hơn 10 căn cứ UAV phụ trách giám sát biển.
Theo các chuyên gia Mỹ, về dài hạn, Trung Quốc tin rằng UAV sẽ là vũ khí đắc lực đẩy mạnh tầm tấn công vươn khỏi vùng tây Thái Bình Dương và tranh giành ảnh hưởng trong khu vực với Mỹ.
Sao chép công nghệ Mỹ?Theo Washington Free Bacon, mối quan tâm đặc biệt của các cơ quan tình báo Mỹ chính là 2 dòng UAV chiến đấu trang bị tên lửa gọi là CH-4 và Ứng Long được trình làng tại hội chợ triển lãm hàng không Chu Hải hồi tháng 11.2012.
Dựa trên hình ảnh, thiết kế của chúng dường như sao y dòng Predator của Mỹ. Trong đó CH-4 được trang bị tên lửa Blue Arrow-7 có kích thước tương đương tên lửa Hellfire phóng từ Predator.
Giới chức tình báo cho hay Bắc Kinh đang triển khai kế hoạch thành lập các chiến đấu cơ tàng hình không người lái, có khả năng bay đến đảo Guam của Mỹ, nơi Lầu Năm Góc đang đặt phi đội UAV Global Hawk.
Theo vietbao
Những "Nghệ sĩ Đấu sĩ" bầu trời (P2): Phi đội "Chim Én"
Từng được phong danh hiệu "Phi đội nhào lộn tốt nhất thế giới", "Chim Én" luôn để lại trong lòng công chúng ấn tượng sâu sắc sau mỗi màn trình diễn đỉnh cao.
Cũng giống như "Hiệp sĩ Nga", Phi đội nhào lộn trên không "Chim Én" được thành lập trên cơ sở Trung đoàn Hàng không hỗn hợp cận vệ Proskurovsky 234 có căn cứ tại Kubina, cách Moscow 60 dặm về phía Tây.
Phi đội được trang bị loại tiêm kích có tính cơ động cao đó là MiG-29 và MiG-29 UB.
MiG-29UB thuộc Phi đội "Chim Én" tại căn cứ không quân Kubina.
Lịch sử hình thành Phi đội
Kể từ đầu năm 1960, ngoài nhiệm vụ huấn luyện - chiến đấu, các phi công của Trung đoàn 234 còn tham gia các chương trình hàng không và hộ tống các máy bay chở lãnh đạo nhà nước và nước ngoài đến Moscow. Ngoài ra, Trung đoàn còn đảm nhiệm hộ tống máy bay chở các nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Liên Xô.
Năm 1983, Trung đoàn hàng không cận vệ 234 là trung đoàn đầu tiên của Không quân Xô viết bắt đầu triển khai các máy bay chiến đấu MiG-29.Năm 1986, một nhóm gồm 6 chiếc máy bay MiG-29 đã có chuyến viếng thăm căn cứ Không quân Rissala của Phần Lan và đây là lần đầu tiên một máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Liên Xô hiện diện ở nước ngoài.
Đội hình bay của "Chim Én" gồm 4 chiếc MiG-29.
Năm 1988, hai chiếc MiG-29 đã nhận được lời mời đến tham gia triển lãm hàng không Farnborough. Để chuẩn bị sẵn sàng cho lần ra mắt quốc tế này, các phi công đã cố gắng tìm cách tạo nên ấn tượng và thượng hiệu cho Phi đội của mình. Các máy bay MiG-29 và MiG-29 UB đã được sơn lại khá rực rỡ với thân máy bay phía trên sơn hình chim én màu xanh trên nền trắng, phía dưới bụng là hình chim én màu xanh trên nền đỏ và đuôi máy bay được sơn màu đỏ. Và ngày 6 tháng 5 năm 1991, biểu tượng dưới bụng máy bay chính thức trở thành tên của Phi đội - Phi đội "Chim Én" (Tiếng Nga - "", phiên âm "Strizhi").
Năm 1990, Phi đội bay gồm 6 chiếc MiG-29 đã được thành lập. Trong đội hình bay, các máy bay bay cách nhau khoảng 3 mét đồng thời phối hợp thực hiện những động tác bay phức tạp.
"Chim Én" tại triển lãm MAKS-2007.
Vào tháng 5 năm 1991, "Chim Én" đã có chuyến viếng thăm Thụy Điển và xuất hiện một cách khá bí mật tại căn cứ Không quân Uppsala. Chỉ đến năm 1992, "Chim Én" mới được công chúng biết đến một cách rộng rãi khi Phi đội tham gia trình diễn tại lễ kỷ 50 thành lập trung đoàn nổi tiếng Normandy-Neman. Trong vòng 2 năm, Phi đội đã thạm gia hơn 50 buổi biểu diễn tại các chương trình hàng không và các ngày nghỉ lễ ở Kubinka cũng như các thành phố khác của Nga.
Năm 1993, Phi đội tham gia trình diễn tại triển lãm hàng không MAKS-93, và mùa thu năm đó "Chim Én" đã đến thăm Bỉ và Thái Lan . Trong tháng 12/1993, với những màn trình diễn đỉnh cao tại triển lãm hàng không quốc tế Lima-93 diễn ra ở Malaysia, "Chim Én" đã được trao giải thưởng "đội nhào lộn trên không tốt nhất thế giới".
"Chim Én" tại triển lãm MAKS-2009
Năm 1994, "Chim Én" có mặt trong một lễ hội hàng không diễn ra tại sân bay Sprenger ở Đức. Tháng 5 năm 1995, phi đội đã thực hiện nhiệm hộ tống chiếc Tu-160 trong một cuộc diễu hành lớn để kỷ niệm 50 năm Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tháng 8 cùng năm, Phi đội đã tham gia triển lãm hàng không MAKS-95 .
Ngoài vinh dự là "gương mặt" không thể thiếu trong các triển lãm hàng không tại Nga đặc biệt là triển lãm MAKS, "Chim Én" còn thực hiện nhiều chuyến viếng thăm đến các quốc gia khác nhau trên thế giới như Bungari, Phần Lan (năm 2007), UAE (2007),...
"Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" tại triển lãm MAKS.
Năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, đã trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử Phi đội "Chim Én". Phi đội đã mở rộng đội ngũ các phi công với những phi công xuất chúng như Valery Morozov, Igor Sokolov, Sergei Osyaykin, Dmitry Koposov và chỉ huy trưởng Alexei Prokhorov. Tháng 9 năm 2002, "Chim Én" đã có những màn trình diễn ấn tượng tại triển lãm thủy phi cơ quốc tế mang tên "Hydro-avia-salon 2002".
Các tiêm kích MiG-29 mang biểu tượng của Phi đội - chim én màu xanh.
Đầu tháng 6 năm 2011, có thông tin cho rằng phi đội nhào lộn trên không "Chim Én" cùng với "Hiệp sỹ Nga" sẽ bị giải tán. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 6 năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov chính thức tuyên bố, không ai có quyền giải tán hai phi đội bay này.
Vào đầu tháng 5 năm 2012, cùng với Phi đội "Hiệp sĩ Nga", "Chim én" đã nhận được lời mời tham gia vào triển lãm KADEX năm 2012 tại Astana . Tuy nhiên, chuyến thăm sau đó đã bị gián đoạn không rõ lý do.
Các tiêm kích MiG-29 thuộc Phi đội chim Én nhả mồi bẫy nhiệt.
Ngày 02 tháng 6 năm 2012, Phi đội "Chim Én" đã thực hiện các màn trình diễn trong điều kiện thời tiết xấu tại lễ kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng Leningrad tại sân bay Pushkin, khu vực Leningrad.
Ngày 06 và 09 tháng 9 năm 2012, các tiêm kích MiG-29 thuộc Phi đội "Chim Én" và các tiêm kích Su-27 thuộc Phi đội nhào lộn "Hiệp sĩ Nga" đã tham gia lế khai mạc và bế mạc Triển lãm thủy phi cơ quốc tế mang tên "Hydro-avia-salon 2012" diễn ra tại Gelendzhik với những màn trĩnh diễn đỉnh cao.
"Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" tại "Hydro-avia-salon 2012".
Kết hợp với "Hiệp sĩ Nga"
"Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" đã tiến hành các chuyến bay phối hợp từ cuối thế kỷ XX, và được mở rộng từ mùa thu năm 2002 với 8, 9 và 10 tiêm kích MiG-29 và Su-27 trong đội hình.
Trong năm 2003, "Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" đã có các màn trình diễn phối hợp cực kỳ thành công và đẹp mắt trong lễ kỷ niệm 65 thành lập trung đoàn, ngày Độc lập trên Quảng trường Đỏ, và tại triển lãm hàng không MAKS-2003 tại Zhukovsky.
MiG-29 và Su-27 thuộc hai phi đội hàng đầu nước Nga tại triển lãm MAKS-2011.
Tai nạn
So với "Hiệp sĩ Nga", "Chim Én" may mắn hơn khi không gặp phải những tai nạn thảm khốc.
Năm 2006, một chiếc MiG-29 UB thuộc Phi đội "Chim Én" đã rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Savino Lớn. Rất may là không có thiệt hại về người.
Năm 2009 trong một sứ mệnh cùng với đội nhào lộn trên không "Hiệp sĩ Nga", thảm họa đã xảy ra khi hai máy bay chiến đấu Su-27 của Phi đội "Hiệp sĩ Nga" va chạm vào nhau. Tuy nhiên, máy bay và phi công của đội nhào lộn trên không "Chim Én" không bị thiệt hại.
Theo soha
"Lá chắn" cho Trái đất Quan chức cấp cao Chính phủ Nga đề xuất thế giới nên chung tay xây dựng tấm "lá chắn" bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta sau vụ nổ thiên thạch cực mạnh khiến hơn 1.000 người bị thương ở nước này. Thiên thạch là mối hiểm họa khôn lường với sự sống trên Trái đất Phó Thủ tướng Nga...