Bầu Đức dự kiến doanh thu “khủng” từ trái cây và bất động sản ở Myanmar
Bò thịt không còn là nguồn thu chủ lực của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2017 mà một mảng kinh doanh mới là trái cây và dự án HAGL Myanmar mới chiếm vai trò chủ đạo trong nguồn thu và lợi nhuận của bầu Đức…
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2017. Theo đó, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận gộp lần lượt là 6.335 tỷ đồng và 2.185 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến là 553 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bò thịt không còn là “mũi nhọn” của tập đoàn này trong năm 2017 mà một mảng kinh doanh mới là trái cây mới chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận.
Trái cây là “phao cứu sinh” của bầu Đức năm 2017?
Cụ thể, theo báo cáo tài chính của Tập đoàn này, HAG tham gia vào dự án trồng chanh dây từ đầu năm 2016 và bắt đầu có nguồn thu vào cuối năm 2016, mặc dù đóng góp chưa nhiều vào cơ cấu doanh thu năm 2016, nhưng bước sang năm 2017 thì nguồn thu từ chay dây lại tăng lên cực lớn. Đồng thời, để giúp HAG vượt qua giai đoạn khó khăn, với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài, bầu Đức đã tận dụng quỹ đất dôi dư tại Việt Nam, Lào và Campuchia để trồng các loại cây ăn quả khác như bơ, chuối, thanh long, sầu riêng…
Trong năm 2017, HAG dự kiến có nguồn thu từ chanh dây lên tới 56.250 tấn, góp phần mang lại doanh thu khoảng 1.055 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 437 tỷ đồng. Với Thanh Long, dự kiến năm 2017 thu được 17.000 tấn góp phần mang lại doanh thu khoảng 680 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 303 tỷ đồng. Và chuối dự kiến cũng mang về cho HAG sản lượng khoảng 50.000 tấn, mang lại doanh thu khoảng 843 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 354 tỷ đồng.
Một số loại trái cây khác như bơ, sầu riêng… thì chưa ghi nhận doanh thu do thời gian sinh trưởng và cho trái khá dài ngày.
Với ngành “mũi nhọn” của HAG những năm qua là chăn nuôi bò thịt, năm 2017, Tập đoàn dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 40.000 con, góp phần mang lại doanh thu khoảng 1.240 tỷ đồng và lợi nhuận gộp chỉ còn… 124 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ở mảng cao su, trong năm 2017, diện tích khai thác dự kiến vào khoảng 11.000 ha, dự kiến thu được 18.000 tấn mủ khô góp phần mang lại doanh thu khoảng 745 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 202 tỷ đồng.
Mảng kinh doanh thứ 2 dự kiến mang về cơ cấu lợi nhuận cao cho HAG trong năm 2017 là bất động sản tại Myanmar. Theo đó, HAG dự kiến sẽ tiếp tục duy trì hoạt động cho thuê Trung tâm thương mại của giai đoạn 1, hiện đã lấp đầy diện tích cho thuê; phấn đấu nâng diện tích cho thuê văn phòng lên 80% và công suất cho thuê phòng khách sạn lên 70%. Dự kiến, mảng kinh doanh này góp phần mang lại doanh thu cho HAG khoảng 1.142 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 607 tỷ đồng.
Các ngành kinh doanh khác như cung cấp dịch vụ, xây dựng, doanh thu bán hàng hóa và doanh thu án căn hộ khoảng 630 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 158 tỷ đồng.
Ngoài ra, HAG cũng cho biết đang tiến hành các thủ tục chuyển nhượng dự án thủy điện Nậm Kông 2 và tìm kiếm đối tác để thanh lý các dự án thủy điện Nậm Kông 3 tại Lào.
Vì sao bầu Đức “bỏ rơi” ngành bò thịt?
Thực tế, theo báo cáo tài chính mà HAG công bố, có thể thấy lý do bầu Đức “bỏ rơi” ngành bò thịt xuất phát từ biên lợi nhuận của ngành này ngày càng giảm. Cụ thể, dù HAG dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 40.000 con trong năm 2017, góp phần mang lại doanh thu khoảng 1.240 tỷ đồng (chỉ xếp thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của HAG, sau mảng trái cây), nhưng chỉ mang về mức lợi nhuận 124 tỷ đồng (chiếm 6% trong lãi gộp của HAG).
Trong khi đó, mảng trái cây lại mang về lợi nhuận khá khủng. Theo tính toán của bầu Đức, với doanh thu dự kiến 2.578 tỷ đồng thì số lãi mang về lên tới 1.094 tỷ đồng (chiếm 50% tổng lãi gộp của HAG).
Một số ngành khác như cao su mang về khoảng 202 tỷ đồng lãi gộp (chiếm khoảng 9%), bất động sản ở Myanmar mang về khoảng 607 tỷ đồng lãi gộp (chiếm 28%) và các ngành kinh doanh khác mang về khoản lãi dự kiến khoảng 158 tỷ đồng (chiếm 7%).
Cùng với HAGL, công ty con của tập đoàn này là HAGL Agrico (mã HNG) cũng thông báo kế hoạch năm 2017 với doanh thu thuần là 4.791 tỷ đồng, lợi nhuận gộp là 1.509 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 461 tỷ đồng. Cả 2 doanh nghiệp của bầu Đức đều dự kiến không chia cổ tức năm 2017.
Theo danviet
Bầu Đức bất ngờ báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) bất ngờ thông báo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của HAGL lỗ 1.075 tỷ đồng.
Bầu Đức cho biết, có 3 nguyên nhân khiến HAGL bị lỗ là do thanh lý dự án bất động sản tại TP.HCM là 413 tỷ đồng, đánh giá lại các tài sản không hiệu quả là 530 tỷ đồng và lỗ do lãi vay.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm doanh thu của HAGL đạt 3.658 tỷ đồng, lợi nhuận gộp là 591 tỷ đồng, doanh thu tài chính là 507 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 782 tỷ đồng, chi phí quản lý là 325 tỷ đồng, chi phí bán hàng là 83 tỷ đồng, các khoản lỗ bất thường là 941 tỷ đồng. Kết lại, 6 tháng đầu năm, HAGL lỗ 1.075 tỷ đồng.
Bầu Đức cho biết, đối với hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, thì đàn bò sữa có quy mô khoảng 7.500 con, bò thịt đang có 130.000 con.
Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ báo lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Về mía đường, hiện đang hoàn thành mùa vụ vào tháng 3.2016 thu được 47.000 tấn đường. Riêng năm 2016 do quá trình thay đổi thâm canh và chu kỳ canh tác của mía, nên năng suất thấp hơn các năm trước, yếu tố năng suất sẽ được cải thiện qua các năm sau.
Tập đoàn tiếp tục duy trì, chăm sóc cao su và mía đường, cọ dầu. Trong đó, đã hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến dầu cọ công suất 45 tấn buồng quả trong một giờ, đưa vào hoạt động cuối năm nay.
Về dự án bất động sản tại Myanmar, hiện công suất cho thuê đạt khoảng 60%, trung tâm thương mại đạt tỷ lệ 95%. Khách sạn 5 sao cũng đi vào hoạt động từ tháng 8.
HAGL cũng cho biết đang nỗ lực tái cơ cấu công ty với việc thực hiện thanh lý các dự án bất động sản tại Việt Nam, thanh lý các dự án khoáng sản và mảng kinh doanh không triển vọng. Tổng chi phí bất thường này lên tới 944 tỷ đồng, chiếm khoảng 2%/tổng tài sản hợp nhất. Các ngành khác như bệnh viện, khách sạn hiện kinh doanh có lãi.
Cho đến nay, tập đoàn vẫn xin lùi thời hạn công bố báo cáo tài chính với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và được chấp thuận. Diễn biến cổ phiếu HAG thời gian qua liên tục tăng trần từ mức 5.300 đồng lên 6.900 đồng, tuy nhiên bất ngờ quay lại sàn hai phiên liên tiếp. Hiện HAG được giao dịch ở mức 6.400 đồng trong phiên chốt tuần này. HAGL vẫn đạt doanh thu 1.972 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận 90 tỷ đồng.
Tính đến 31.3, tổng tài sản tập đoàn tăng lên trên 52.000 tỷ đồng, trong đó chi phí vay nợ hơn 28.000 tỷ đồng. Lượng tiền mặt công ty cũng tăng lên 1.719 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.
Tại thời điểm 31.3.2016, nợ phải trả của HAGL đã lên tới 34.099 tỷ đồng, tăng 1.137 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Trong đó, nợ ngắn hạn là 14.563 tỷ đồng, tăng 1.350 tỷ đồng.
Chủ nợ lớn nhất của bầu Đức là BIDV với khoản nợ 10.664 tỷ đồng, HDBank là 2.236 tỷ đồng, Eximbank là 3.955 tỷ đồng, VPBank là 2.800 tỷ đồng, Ngân hàng liên doanh Việt Lào là 2.253 tỷ đồng, Sacombank là 1.658 tỷ đồng...
Mới đây, bầu Đức cũng đã thông báo sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016 vào tháng 9 tới. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM, cũng thông báo thời gian tổ chức ĐHĐCĐ dự kiến vào ngày 15.9 tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, số 01 Phù Đổng, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nội dung họp: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư năm 2015; Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư năm 2016 và một số nội dung khác.
Theo Danviet
Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ báo lỗ, tổng nợ phải trả hơn 32.000 tỉ đồng Kết quả lỗ gần 600 tỉ đồng quý IV đã kéo lợi nhuận sau thuế năm 2015 của HAGL sụt giảm mạnh, còn chưa bằng phân nửa năm 2014. Trong khi đó, áp lực nợ gia tăng với tổng nợ phải trả tăng hơn 11.500 tỉ đồng so với 1 năm trước. Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HĐQT Hoàng...