Bầu cử tổng thống Mỹ: Tổng thống Putin chờ đợi ông Trump hay bà Harris?
Nhiều đồn đoán đã được đưa ra về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ ủng hộ ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) và hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: Getty).
Tại một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng bằng một nụ cười mỉm khi được hỏi về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Phát biểu tại sự kiện ở thành phố phía đông Nga, Tổng thống Putin đã nói đùa rằng “người yêu thích” của ông là Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhưng vì ông Biden không còn trong cuộc đua nữa, nên nhà lãnh đạo Nga ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris.
Ông Putin nói với khán giả rằng, ông thích “nụ cười” của ứng cử viên đảng Dân chủ và ông tôn trọng sự lựa chọn của Tổng thống Biden khi ủng hộ bà Harris làm người kế nhiệm ông.
Tổng thống Putin nhắc lại rằng trước đó ông đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Biden. Tuy nhiên, vì ông Biden đã kêu gọi những người ủng hộ ông ủng hộ bà Harris và vì vậy Moscow sẽ làm như vậy và ủng hộ phó tổng thống vào tháng 11 tới.
Trước đó, ông chủ Điện Kremlin đã nói rằng ông thích ông Biden hơn ông Trump vì ông Biden là một chính trị gia dễ đoán hơn ứng viên đảng Cộng hòa.
Ông Putin nói thêm rằng bà Harris thường xuyên cười và có thể lan tỏa niềm vui và điều đó cho thấy “mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp với bà ấy”.
Ông Putin nhận định, thái độ tích cực của bà Harris có nghĩa là bà sẽ không áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo ông Putin, ông Trump đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với Nga hơn bất kỳ tổng thống nào khác trong lịch sử Mỹ.
“Cuối cùng, quyền lựa chọn thuộc về người dân Mỹ và chúng tôi sẽ tôn trọng quyết định cuối cùng của họ”, ông nói.
Kết quả của cuộc bầu cử vào ngày 5/11 tới có ý nghĩa quan trọng đối với Nga, khi các nhà phân tích cho rằng cả bà Harris và ông Trump đều không được coi là có khả năng hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Video đang HOT
Bà Harris vẫn giữ lập trường cứng rắn chống lại Moscow, trong khi ông Trump, bất chấp sự ngưỡng mộ của ông đối với Tổng thống Putin, đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Timothy Colton, chủ tịch Viện nghiên cứu quốc tế và khu vực Harvard, nhận định ông Trump có thể được lãnh đạo Điện Kremlin ủng hộ hơn một chút vì ông được biết đến nhiều hơn và không phải là nhân tố mới.
Tuy vậy, chuyên gia Colton cho rằng, theo quan điểm của Nga, “không có điều gì tốt đẹp xảy ra trong cuộc bầu cử Mỹ sắp tới”.
Chuyện gì sẽ xảy ra với viện trợ cho Ukraine?
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào đầu năm 2022, Mỹ đã cung cấp cho Kiev hơn 59,5 tỷ USD vũ khí và viện trợ.
Bà Harris được cho là có khả năng tiếp tục chương trình viện trợ quân sự và kinh tế lớn của chính quyền Tổng thống Biden cho Ukraine khi chiến dịch quân sự của Nga kéo dài sang năm thứ 3.
Trong khi đó, ông Trump đã “khoe” rằng mối quan hệ của ông với Tổng thống Nga Putin và sự tôn trọng từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mạnh mẽ đến mức ông có thể giúp đàm phán chấm dứt xung đột “trong 24 giờ”.
Ông Trump từ chối nêu chi tiết chiến lược của mình, nhưng những phát biểu gần đây của ông về việc chỉ trích các lệnh trừng phạt nói chung cho thấy ông có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga như một động lực để giúp giải quyết xung đột.
Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống, ông Trump đã 2 lần từ chối trả lời trực tiếp liệu ông có muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột hay không, trong khi bà Harris ca ngợi sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev và hối thúc phương Tây tiếp tục viện trợ.
Người đồng hành cùng ông Trump, ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ JD Vance, đã nêu một số gợi ý về quan điểm của ông Trump, trong đó Ukraine phi quân sự hóa các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát và đồng ý trung lập vĩnh viễn.
Những điều khoản này sẽ khó được Kiev chấp thuận, nhưng ông Trump đã tỏ ra không mấy đồng cảm với Ukraine. Ông Trump nói rằng Tổng thống Zelensky “không bao giờ nên để cuộc xung đột đó nổ ra”.
Phó Tổng thống Harris không nêu rõ lập trường của bà sẽ khác với Tổng thống Biden như thế nào. Trước đây, bà từng nói rằng sẽ là không khôn ngoan khi mạo hiểm với các liên minh toàn cầu mà Mỹ đã thiết lập và chỉ trích Tổng thống Putin.
“Chiến thắng của bà Harris có khả năng sẽ tiếp tục sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine, miễn là chính quyền có thể duy trì sự ủng hộ của quốc hội”, tổ chức International Crisis Group dự đoán, đồng thời cho rằng bà Harris có thể tìm cách chấm dứt cuộc chiến một cách tích cực hơn ông Biden.
Tranh cãi ngày càng tăng trong quốc hội Mỹ đối với các khoản viện trợ khổng lồ cho Ukraine có thể cản trở hoặc định hình lại chiến lược của bà Harris.
NATO sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Ông Trump đã tranh cãi với các thành viên khác của liên minh NATO, yêu cầu các nước này đáp ứng các mức chi tiêu đã thỏa thuận cho quân đội của họ trong ngân sách quốc gia.
Ông Trump cho biết với tư cách là tổng thống, ông đã cảnh báo các nhà lãnh đạo rằng ông sẽ không chỉ từ chối bảo vệ các quốc gia không đáp ứng các mục tiêu về ngân sách, mà Nga có thể “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với các quốc gia như vậy.
Ông Trump cũng hoài nghi về điều khoản phòng thủ chung của hiến chương NATO.
Trong khi đó, bà Harris cho biết cam kết của Mỹ đối với NATO vẫn vững chắc. Tuy nhiên, phó tổng thống chưa cân nhắc liệu bà có ủng hộ Ukraine trở thành thành viên của liên minh hay không.
“Số phận” thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga
Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại giữa Moscow và Washington, New START, sẽ hết hạn vào năm 2026, một năm sau khi chính quyền mới nhậm chức ở Mỹ và triển vọng của hiệp ước đang gặp khó khăn.
Ông Biden đã nhanh chóng gia hạn hiệp ước sau khi nhậm chức và Harris được kỳ vọng sẽ tiếp bước sự ủng hộ đối với hiệp ước hạn chế số lượng bệ phóng tên lửa hạt nhân xuyên lục địa.
Nga đã đình chỉ tham gia hiệp ước vào năm 2023, nhưng không rút lui, và Mỹ đã trả đũa bằng các biện pháp bao gồm dừng chia sẻ thông tin về vị trí và tình trạng của các hệ thống tên lửa.
Ông Trump đã cảnh báo về mối đ.e dọ.a của “sự nóng lên hạt nhân”. Tuy vậy, ông đã thực hiện các bước trong khi tại nhiệm để phá bỏ cơ chế kiểm soát vũ khí, bao gồm việc rút khỏi Hiệp ước INF về vũ khí hạt nhân tầm trung, hiệp ước cấm tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường trên mặt đất có tầm bắ.n từ 500-5.500km.
Trong khi tại nhiệm, ông Trump từng kêu gọi một hiệp ước hạt nhân mới bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Tổng thống Nga: Ukraine đã liên lạc 2 lần thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình
Tổng thống Nga kêu gọi Ukraine làm rõ lập trường về các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh rằng Moskva luôn sẵn sàng đối thoại với điều kiện lợi ích của mình được tôn trọng.
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26/10, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã hối thúc Ukraine làm rõ lập trường của mình về các cuộc đàm phán hòa bình.
"Các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi đã tiếp cận chúng tôi với những gì họ mô tả là sáng kiến từ phía Ukraine. Nhưng mỗi lần chúng tôi đồng ý, phía Ukraine đã rút lại đề xuất của họ. Điều này đã xảy ra hai lần. Tóm lại, chúng tôi cần làm rõ về sự sẵn sàng và ý định của họ", ông Putin nêu rõ.
Nhà lãnh đạo Nga tiết lộ rằng đại diện Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa cho ông "các tài liệu liên quan đến Ukraine" bên lề hội nghị thượng đỉnh khối kinh tế BRICS tại thành phố Kazan, mà Tổng thống Putin cho biết cần phải xem xét cẩn thận và ông vẫn chưa có cơ hội xem xét kỹ lưỡng.
"Nga chưa bao giờ từ bỏ đàm phán với Ukraine và chúng tôi đã chuẩn bị cho một thỏa thuận hợp lý", ông Putin nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải xem xét và tôn trọng lợi ích của Nga.
Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine vào tháng 2/2022, tuyên bố rằng họ phải hỗ trợ và bảo vệ các khu vực phía đông Donetsk và Luhansk, những nơi đã giao tranh với Kiev kể từ năm 2014.
Trong khi một số quốc gia, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, đã đóng vai trò trung gian để tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận hòa bình tiềm năng, các cuộc đàm phán này đã phải đối mặt với những trở ngại đáng kể, thường bị đình trệ hoặc đổ vỡ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đóng vai trò chủ chốt trong các nỗ lực hòa giải, bao gồm cả các cuộc đàm phán ban đầu vào năm 2022, dẫn đến các thỏa thuận về các vấn đề quan trọng như xuất khẩu ngũ cốc.
Nhưng bất chấp những đề xuất thỉnh thoảng từ cả hai bên, các cuộc đàm phán hòa bình rộng lớn hơn vẫn không đạt được tiến triển, phần lớn là do các yêu cầu không tương thích và sự mất lòng tin.
Phát biểu với các phóng viên trên đường trở về từ hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan hôm 25/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho biết ông đã nhận thấy kỳ vọng từ Tổng thống Putin về khả năng trao đổi tù nhân với Ukraine, sự kiện mà Ankara đã sắp xếp hai lần kể từ khi xung đột nổ ra.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ theo dõi chặt chẽ các bước liên quan đến cuộc trao đổi như vậy", ông Erdoğan lưu ý.
Tình báo Mỹ muốn duy trì áp lệnh hạn chế vũ khí tầm xa đối với Ukraine Lầu Năm Góc và Ủy ban Tình báo Mỹ (IC) đều đã khuyên Washington không nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g sâu hơn vào lãnh thổ Nga. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Dẫn lời một quan chức giấu tên,...