Động lực cho xu thế đa phương
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS lần thứ 16 khai mạc ngày 22/10 tại thành phố Kazan, thủ phủ của CH Tatarstan thuộc LB Nga.
Biểu tượng Nhóm BRICS cùng quốc kỳ các nước thành viên và các nước được mời gia nhập nhóm. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức khi BRICS không chỉ gồm 5 nước có chữ cái đầu hiện diện trong tên của khối mà đã gồm 9 nước, với Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) gia nhập từ đầu năm nay.
Ngoài ra, hội nghị lần này còn có định dạng BRICS mở rộng (BRICS ). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị BRICS và các sự kiện song phương bên lề.
Video đang HOT
Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan không chỉ là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2024 đối với nước chủ nhà LB Nga mà còn đang tạo ra một sức hấp dẫn mạnh mẽ cũng như nhận được sự quan tâm lớn trên thế giới. Không quá khó để lý giải sự quan tâm này, đó là kỳ vọng BRICS sẽ trở thành nguồn tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới nhờ quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Đặc biệt hơn nữa là quan điểm tiếp cận tích cực, đúng như nhận định trước thềm sự kiện của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin. Trong bối cảnh một thế giới chia rẽ và khó lường như hiện nay, một “câu lạc bộ”, được xây dựng trên cơ sở không can thiệp, bình đẳng và cùng có lợi, ưu tiên chăm lo thúc đẩy phát triển kinh tế vì sự thịnh vượng của các dân tộc, nhiều khả năng có thể biến thành “đôi cánh” nâng bước cho sự phát triển của kinh tế thế giới. Và BRICS có nhiều tiềm năng để trở thành một câu lạc bộ như vậy.
Trong 20 năm qua, BRICS đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với việc mở rộng thành viên và dự kiến sẽ còn tiếp tục mở rộng, tổ chức này đang dần trở thành tập hợp các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển quy mô lớn nhất thế giới. Theo số liệu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 4 vừa qua, trong số các thành viên BRICS, Trung Quốc có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương (PPP) đứng đầu thế giới với quy mô 35.000 tỷ USD, Ấn Độ chiếm vị trí thứ ba với GDP theo PPP là 14.600 tỷ USD. Tiếp đến là LB Nga đứng thứ tư với 6.450 tỷ USD. Tính đến hết năm 2023, tỷ trọng BRICS trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng từ 31% lên 35%. Bộ trưởng Tài chính LB Nga Anton Siluanov cho biết năm 2024, tỷ trọng của các nước BRICS trong GDP toàn cầu theo PPP sẽ đạt kỷ lục 36,7% so với 29,6% của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Tổng GDP của BRICS, theo Tổng thống Putin, là hơn 60.000 tỷ USD so với 46.300 tỷ USD của các nước G7 (tính đến cuối năm 2023). Bộ trưởng Tài chính Siluanov lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế BRICS đạt 4,4% mỗi năm, so với tỷ lệ trung bình toàn cầu 3,2% và tốc độ tăng trưởng chỉ 1,7% của các nước G7. BRICS cũng là một thị trường khổng lồ với dân số hơn 3 tỷ người với 4 nước thành viên nằm trong Top 10 hàng đầu thế giới về sở hữu tài nguyên khoáng sản gồm LB Nga đứng đầu thế giới với 75.000 tỷ USD, Iran đứng thứ năm (ước tính 27.300 tỷ USD), Trung Quốc ở vị trí thứ sáu với 23.000 tỷ USD và Brazil đứng thứ bảy (ước tính 21.800 tỷ USD).
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tạp chí The Economist, tại hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này, Tổng thống Putin có kế hoạch đề xuất thành lập một hệ thống thanh toán và tài chính toàn cầu thay thế mới nhằm củng cố vị thế của khối và bảo vệ các nước trước các lệnh trừng phạt. Ông cũng muốn thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền chung BRICS để định giá các giao dịch, dựa trên rổ vàng và các loại tiền tệ phi USD khác. Một hệ thống thanh toán như vậy, khi hình thành sẽ cho phép giao dịch rẻ hơn và nhanh hơn, thu hút các nền kinh tế đang phát triển cũng như thúc đẩy dòng thương mại và đầu tư. Tổng thống Putin cũng cho biết LB Nga sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên BRICS trong lĩnh vực đổi mới và kinh tế số, cùng phát triển thương mại điện tử, ứng dụng Internet vạn vật (LoT) cũng như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Nhà lãnh đạo Nga khẳng định BRICS không bao giờ được xây dựng “để chống lại bất kỳ ai”. Theo ông, đây là hiệp hội của các nước cùng hợp tác dựa trên các giá trị chung, tầm nhìn chung về phát triển và trên nguyên tắc quan trọng nhất là tính đến lợi ích của nhau.
Ông Giang Thiên Kiều, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu BRICS tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) nhận định với sự mở rộng của BRICS, nhóm hiện có nhiều thành viên hơn, thị trường lớn hơn và dân số đông đúc. Tất cả những điều này sẽ mang lại lợi ích và cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư. Nhà nghiên cứu cấp cao Vasily Kashin, Trung tâm Nghiên cứu toàn diện châu Âu và quốc tế tại Moskva, cho rằng BRICS giống “câu lạc bộ các quốc gia có nhiều lợi ích chung liên quan đến phát triển kinh tế và quản trị toàn cầu… như tăng cường sự đại diện của các quốc gia”.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pretoria, Giáo sư Christopher Isike, Trưởng khoa Khoa học Chính trị, Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đặc biệt khi tình hình thế giới hiện tại có phần “hỗn loạn”. BRICS mang đến cơ hội và thậm chí là một phương án thay thế cho các quốc gia trên thế giới… Theo Giáo sư Christopher Isike, khối cũng tạo ra các động lực cho xu hướng đa phương, thúc đẩy tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, và đó là điều mà các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển đặc biệt quan tâm.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên TTXVN, ông Anton Bredikhin, chuyên gia cao cấp của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại thuộc Viện hàn lâm Khoa học LB Nga, đã giải thích rằng việc chọn thành phố Kazan làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS mang nhiều ẩn ý thú vị. Thứ nhất, thủ phủ của CH Tatarstan là biểu tượng cầu nối giữa châu Âu và châu Á. Đây cũng là nơi nhiều tôn giáo cùng tồn tại và phát triển vì hòa bình, vì hạnh phúc của con người và điều này cũng hàm ý mong muốn về một thế giới đa cực, cùng chung tay phát triển mạnh mẽ. Với ý nghĩa đó, những gì được thông qua ở Kazan có thể trở thành các luận điểm quan trọng để phát triển thế giới đương đại.
Venezuela thảo luận với Ấn Độ về ý định gia nhập BRICS
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 4/7, các quan chức của Venezuela và Ấn Độ đã thảo luận nhiều vấn đề song phương cùng quan tâm, trong đó có việc Venezuela dự định gia nhập khối BRICS.
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Venezuela Yván Gil cho biết ông và Đại sứ Ấn Độ tại Caracas Shri P K đã xem xét nhiều vấn đề còn vướng mắc trong hợp tác song phương như các lĩnh vực năng lượng tái tạo, thương mại, đầu tư và ý định tham gia BRICS để đóng góp cho sự phát triển của nhân dân thông qua mô hình đa cực.
Venezuela hy vọng có thể gia nhập BRICS trong năm nay với tư cách là thành viên chính thức tại hội nghị thượng đỉnh của khối này sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm nay ở Nga, qua đó cung cấp cho các quốc gia trong khối các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy các dự án phát triển kinh tế chung.
Venezuela khẳng định sẽ là đối tác tin cậy của BRICS trên cơ sở những nguyên tắc như độc lập, hữu nghị, đoàn kết và vì lợi ích chung của khối.
BRICS hiện có 10 thành viên. Kể từ khi thành lập vào năm 2006, nhóm đã trải qua hai giai đoạn mở rộng. Năm 2011, Nam Phi gia nhập nhóm ban đầu gồm các thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Tháng 1/2024, BRICS kết nạp thêm 5 thành viên mới gồm Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Iran, Saudi Arabia, Ethiopia và Ai Cập.
Malaysia sẽ sớm gia nhập BRICS Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết nước này sẽ sớm triển khai các thủ tục để chính thức gia nhập khối BRICS (hiện gồm 10 thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Iran, Saudi Arabia, Ethiopia và Ai Cập). Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim....