Bầu cử Mỹ: Bang Colorado điều tra cáo buộc gian lận phiếu bầu qua đường bưu điện
Nhà chức trách bang Colorado ngày 24/10 cho biết đang điều tra vụ tình nghi gian lận phiếu bầu, theo đó ít nhất 12 lá phiếu gửi qua đường bưu điện đã bị đánh cắp, sau đó lại được gửi đi cùng các lá phiếu gian lận.
Bà Jena Griswold. Ảnh tư liệu: AP
Trong cuộc họp báo diễn ra ở Denver, Tổng Thư ký bang Colorado Jena Griswold cho biết âm mưu gian lận phiếu bầu đã bị phát hiện sau khi có cử tri báo cáo nhận được thông báo rằng lá phiếu của họ đã được tiếp nhận hoặc cần sửa chữa do chữ ký có sự khác biệt, trong khi họ vẫn chưa nhận được phiếu bầu. Có ít nhất 3 trường hợp như vậy đã được phát hiện.
Theo Văn phòng thư ký bang Colorado, các lá phiếu này đã được điền thông tin và gửi đến Văn phòng thư ký hạt Mesa, ở phía Tây bang này. Tuy nhiên, văn phòng trên không cho biết các phiếu bầu này được đánh dấu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trum hay ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris hay ứng cử viên nào khác.
Trong một tuyên bố, bà Griswold khẳng định: “Các cuộc bầu cử ở Colorado an toàn và bảo mật. Âm mưu gian lận này đã bị phát hiện và điều tra nhanh chóng nhờ tất cả quy trình và công cụ tiên tiến mà Colorado đã triển khai như xác minh chữ ký, theo dõi lá phiếu và quy trình xử lý”.
Cựu Tổng thống Trump và các đồng minh của ông liên tục đưa ra cáo buộc rằng hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện dễ bị gian lận. Trước cuộc bầu cử, ông kêu gọi cử tri có thể bỏ phiếu sớm nếu họ muốn, song tiếp tục ám chỉ rằng những lá phiếu gửi qua đường bưu điện không đáng tin cậy.
Đầu tháng này, một cựu thư ký của hạt Mesa đã bị kết án 9 năm tù giam vì tội can thiệp bất hợp pháp vào máy bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020.
Video đang HOT
* Cùng ngày, Thị trưởng thành phố Phoenix, bang Arizona, cho biết một đối tượng đã bị bắt do cố tình đốt hộp thư, ảnh hưởng đến một số phiếu bầu.
Lực lượng cứu hỏa Phoenix cho biết 1 người chưa rõ danh tính đã đến Bưu điện Mỹ vào sáng sớm 24/10, vứt lửa vào bên trong hộp thư thu thập phiếu bầu để bên đường. Chưa có thông tin chính thức về số lá phiếu bị hư hỏng, nhưng đài ABC15 dẫn lời các nhân viên cứu hỏa cho biết khoảng 20 lá phiếu bị hư hỏng.
Arizona là một trong những bang chiến địa có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuộc bầu cử ngày 5/11 tới giữa 2 ứng cử viên tổng thống.
Tại sao cuộc tranh luận Biden - Trump tuần này là quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ?
Cuộc tranh luận tuần này có một số đặc điểm độc đáo và bất kỳ ai có thành tích kém đều nguy cơ thua trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: The Times of Israel/TTXVN
Cuộc tranh luận giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump vào tối 27/6 (giờ địa phương) có khả năng trở thành cuộc tranh luận tổng thống định mệnh nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Mặc dù những ứng cử viên này đã được công chúng biết đến rất nhiều, nhưng cả hai đều cần một thời điểm đột phá trong một chiến dịch tranh cử vốn đã rất ổn định và đồng đều.
Những đặc điểm độc đáo
Cuộc tranh luận tuần này có một số đặc điểm độc đáo. Đây sẽ là lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm và một cựu tổng thống tranh luận trực tiếp trước hàng triệu người xem, trong một cuộc "đối đầu" diễn ra sớm hơn nhiều so với bình thường - ngay cả trước đại hội đảng của họ.
Như vậy, cuộc tranh luận này có thể coi là sớm nhất trong bất kỳ chiến dịch bầu cử tổng thống nào, bởi vì ông Biden về cơ bản là một người đương nhiệm không bị thách thức trong Đảng Dân chủ và ông Trump đã có thể đảm bảo là ứng cử viên số 1 của Đảng Cộng hoà.
Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ cuộc tranh luận được xử lý hoàn toàn bởi một tổ chức tin tức duy nhất, CNN, thay vì một ủy ban quốc gia độc lập (mà ông Trump đã từ chối hợp tác).
Cuộc đối đầu do kênh CNN tổ chức là thời điểm quan trọng nhất trong một mùa bầu cử căng thẳng và đây là cơ hội tốt nhất để Tổng thống Biden bắt kịp đối thủ của mình trong cuộc đua tái tranh cử khi cố gắng thuyết phục cử tri rằng ông đã đưa ra quyết định chính trị đúng đắn và phục hồi kinh tế mà ông đã cam kết vào năm 2020.
Ngoài ra, cuộc tranh luận còn diễn ra liên quan đến những ứng cử viên tổng thống được cho là lớn tuổi nhất, đều trên 75 tuổi (ông Biden 81 tuổi và ông Trump 78 tuổi). Đảng Dân chủ đang mong muốn ông Biden 81 tuổi thể hiện sức sống và sự sắc sảo trong bối cảnh lo ngại về tuổi tác của ông. Mục tiêu lớn nhất của ông Trump, 78 tuổi, có thể là khả năng thể hiện có thể xác thực những lời cảnh báo của Tổng thống Biden rằng ông Trump quá "không ổn định" để trở thành tổng thống.
Bản chất quan trọng của cuộc tranh luận này chỉ có thể được hiểu đầy đủ trong bối cảnh nền chính trị chưa từng có của nước Mỹ. Kể từ khi Thượng nghị sĩ John F. Kennedy và Phó Tổng thống Richard Nixon tổ chức cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên trong chiến dịch tranh cử năm 1960, đã có những cuộc bầu cử sít sao khiến nước Mỹ rơi vào một tình thế hoàn toàn khác. Nhưng nguy cơ vào năm 2024 lớn hơn bao giờ hết vì nỗ lực của ông Trump nhằm phá vỡ quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình dựa trên những tuyên bố về gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 và lời hứa của ông sẽ thực hiện một nhiệm kỳ tổng thống chưa từng thấy để "trả thù cá nhân" nếu ông giành chiến thắng vào tháng 11 năm nay.
"Cuộc tranh luận mang tính lịch sử không thể tin được và đây không hề là sự cường điệu hóa tầm quan trọng của sự kiện này", nhà sử học về tổng thống Douglas Brinkley nói với CNN hôm 26/6.
Áp lực với cả hai
Các cuộc tranh luận tổng thống không phải lúc nào cũng quyết định ai sẽ thắng vào tháng 11. Nhưng có thể thấy rõ sự căng thẳng xung quanh cuộc tranh luận đầu tiên vào tháng 6 năm nay, thay vì vào tháng 9 hoặc tháng 10 như thường lệ.
Chiến dịch tranh cử hiện đang diễn ra sôi nổi, mặc dù các đại hội của từng đảng còn ở phía trước và trong thời gian trước đó, ông Trump đã dẫn trước sít sao trên toàn quốc và ở các bang dao động quan trọng. Tuy nhiên, khi chiến dịch tranh cử đã đạt được tiến độ và đặc biệt là sau khi ông Trump bị kết án về nhiều tội danh trong phiên tòa xét xử vì dùng tiền để bịt miệng, ông Biden đã đạt được bước tiến đáng chú ý và hiện đang dẫn đầu rất sít sao trong các cuộc thăm dò gần đây nhất.
Nhưng chiến dịch vẫn đang ở thế cân bằng. Cả hai ứng cử viên đều chưa có khả năng rõ ràng cho một chiến thắng hoặc lợi thế quyết định so với đối thủ của mình, và cả hai đang tìm kiếm một thời điểm đột phá nào đó. Như vậy, cuộc tranh luận này có thể coi là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế cho một trong hai ứng cử viên có thể giành chiến thắng.
Aaron Kall, Giám đốc tranh luận tại Đại học Michigan, người đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về mọi cuộc tranh luận tổng thống Mỹ, cho biết: "Cuộc bầu cử càng đến gần thì khả năng một cuộc tranh luận có thể ảnh hưởng đến nó càng lớn".
Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu Ngày 19/4, Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa (RNC) và ban vận động chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Donald Trump đã triển khai chương trình nhằm chống tình trạng gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11 tới. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc vận động tranh...