Bầu chọn vùng đất đáng để đi du học, tặng một phiếu cho Đài Loan
Đứng từ xa nhìn về Đài Loan với mong muốn đi du học, ắt hẳn sẽ có nhiều điều khiến bạn lo lắng.
Đó là khu vực có động đất, khác biệt ngôn ngữ, chưa kể đến câu nói “Đã trụ được ở Đài Loan thì sẽ có đủ tự tin để làm việc bất kỳ nơi đâu!” của rất nhiều người khi nhắc đến sự nghiêm túc cùng tinh thần trách nhiệm cao khi học tập và làm việc ở nơi đây. Nhưng khi đến Đài Loan, mọi điều được hóa giải. Mảnh đất xinh đẹp với khí hậu hài hòa, có nhiều điểm đến hấp dẫn, có nhiều trường đại học danh tiếng, người dân thân thiện mến khách hòa trong một nhịp sống giao thương sôi động, Đài Loan đang thu hút một lượng lớn cư dân khắp thế giới đến du học và làm việc. Sau một năm học Thạc sĩ tại Đại học (ĐH) Y khoa Trung Hoa (China Medical University, CMU), Đài Loan, giảng viên Khoa Điều dưỡng của ĐH Duy Tân – Trương Thị Bé Em đã chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời trên mảnh đất này.
Học ở trường danh giá
Trường ĐH Y khoa Trung Hoa, nơi giảng viên Bé Em học Thạc sĩ nằm ở trung tâm TP.Đài Trung. Đây là trường y khoa danh tiếng với lịch sử 60 năm thành lập. Hiện tại, ĐH Y khoa Trung Hoa đang phát triển mạnh, mang đẳng cấp quốc tế. Theo Times Higher Education World University Rankings năm 2016-2017, ĐH Y khoa Trung Hoa xếp vị thứ 6 trong các trường ĐH tốt nhất Đài Loan. Trường được quốc tế ghi nhận với các xếp hạng cao. Trong đó, Academic Ranking of World Universities 2016 công bố ĐH Y khoa Trung Hoa nằm trong top 151 – 200 trường ĐH hàng đầu thế giới và xếp hạng 133 trong lĩnh vực Y Dược lâm sàng. Trường đứng vị thứ 46 ở châu Á theo báo cáo của The Asia University Rankings 2016.
Giảng viên Bé Em (thứ 3 từ trái sang – ảnh trên, thứ 3 từ phải qua – ảnh dưới) tham dự Lễ Tốt nghiệp nhận bằng Thạc sĩ của 2 giảng viên ĐH Duy Tân là Phạm Thị Ngọc An cùng Nguyễn Thị Huyền Trang
Ngày đầu tới Đài Loan du học, giảng viên Bé Em không tránh khỏi nhiều lo lắng: “Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng tôi vẫn không thể giao tiếp được với người bản địa bởi họ không sử dụng tiếng Anh. Những mẫu câu tiếng Trung được học thuộc lòng như: “xin chào”, “tôi thích cái này”, “cái này bao nhiêu tiền?”, “cảm ơn”… trở thành phao cứu sinh trong những ngày đầu bỡ ngỡ. Khi đến Trường ĐH Y khoa Trung Hoa thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm. Tại trường, chúng tôi được gia nhập vào Hội Sinh viên người Việt. Chỉ cần mở lời xin giúp đỡ, mọi khó khăn của chúng tôi đều được Hội giải quyết một cách thấu đáo. Hơn nữa, người Việt làm ăn sinh sống tại Đài Loan rất nhiều. Việc hòa nhập ở nơi đây đã không còn quá khó khăn.
Đặc biệt, chương trình Thạc sĩ tại ĐH Y khoa Trung Hoa được giảng dạy bằng tiếng Anh, nên chúng tôi đã sử dụng tiếng Anh rất tốt cho các buổi thuyết trình, thảo luận, cùng những hoạt động ngoại khóa thú vị trong suốt quá trình làm Thạc sĩ. Được học tập ở Khoa Điều dưỡng tại ĐH Y khoa Trung Hoa với chúng tôi là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Khoa Điều dưỡng đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trường, đào tạo nhiều thế hệ điều dưỡng viên phục vụ hệ thống chăm sóc sức khỏe trong, ngoài nước. Giảng dạy tại khoa là các giáo sư, phó giáo sư trong lĩnh vực Điều dưỡng, đã từng học tập và nghiên cứu tại Anh, Mỹ,… Khoa đẩy mạnh đào tạo bậc tiến sĩ, thạc sĩ nhằm mục đích xây dựng các chuyên gia điều dưỡng viên giỏi về lý thuyết, lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Được tiếp xúc với nhiều những giáo sư giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi như được tiếp thêm nguồn động lực vô cùng lớn lao trên bước đường nghiên cứu khoa học.
Học tại Trường ĐH Y khoa Trung Hoa, chúng tôi được học tập trong một hệ thống giảng đường, phòng lab hiện đại. Thư viện của trường như là một thiên đường sách với phòng đọc rộng rãi, tiện nghi. Bên cạnh đó, bệnh viện trường thực sự rất quy mô, tiên tiến hơn cả sức tưởng tượng của chúng tôi. Bệnh viện có hơn 5.000 giường bệnh đã trở thành hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn thứ 2 Đài Loan. Và cũng chính vì thế mà các sinh viên, điều dưỡng viên cũng như các bác sĩ luôn khá hài lòng khi thực tập và làm việc tại bệnh viện trường”.
Muôn sắc văn hóa và ẩm thực xứ “Đài”
Là một người trẻ, nhiệt huyết, yêu cuộc sống, giảng viên Bé Em cùng rất nhiều giảng viên ĐH Duy Tân đang học Thạc sĩ tại Đài Loan không muốn bó hẹp cuộc sống chỉ trong khuôn viên nhà trường. Các giảng viên đã tham gia các khóa tiếng Trung miễn phí có sự giảng dạy của những thầy cô giáo bản địa và cả người Việt Nam. “Từ những nét chữ còn nguệch ngoạc, chúng tôi tiến bộ mỗi ngày và có được sự hòa nhập với cuộc sống của người dân nơi đây. Ở Khoa Điều dưỡng hay ở lớp học tiếng Trung, chúng tôi luôn học tập và giao lưu cùng các sinh viên quốc tế khác, thuộc đủ các sắc tộc khác nhau, có được cơ hội để nhìn rộng ra thế giới.
Giảng viên Bé Em nhận giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tiếng Trung (ảnh trên) và leo núi cùng các anh chị trong Hội Sinh viên VN (ảnh dưới)
Là một quốc đảo xinh đẹp ở vùng Đông Á, Đài Loan mang đến cho du khách sự bất ngờ với những thành phố hiện đại với vô vàn các dịch vụ, cửa hàng tiện lợi phát triển bên những phố cổ mang đậm văn hóa truyền thống và lãng mạn thường thấy trên phim ảnh, như phố cổ Thập Phần, Cửu Phần. Khi khám phá Đài Loan, không thể bỏ qua những địa danh với thiên nhiên hùng vĩ như Vườn Quốc gia A Lý Sơn, Hồ Nhật Nguyệt, Công viên Quốc gia Taroko,… hay Viện Bảo tàng Cố Cung – một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới để ngắm các hiện vật hoàng gia và các tác phẩm nghệ thuật. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách bởi văn hóa ẩm thực phong phú.
Sống tại Đài Loan, chúng tôi mới cảm nhận được rõ cái hay trong văn hóa và đức tính của con người nơi đây. Họ lịch thiệp, tử tế và thân thiện. TP.Đài Trung, nơi chúng tôi sống hiền hòa. Ở Đài Loan, việc đi lại cực kỳ thuận tiện, chúng ta có thể đi khắp nơi bằng những phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu cao tốc, tàu hỏa và thú vị nhất là xe đạp công cộng.
Video đang HOT
Sống ở đây, chỉ cần có trong tay chiếc thẻ &’easy card’ là có thể thanh toán mua sắm, sử dụng tất cả những phương tiện, dịch vụ công cộng. Thế đó, vùng đất nhỏ bé này luôn có những điều dễ thương, dễ nhớ đến lạ lùng”.
Nặng lòng với quê hương
“Từ lúc bắt đầu qua đây học, chúng tôi biết rằng mình nợ quê hương, nợ ba mẹ, nợ ngôi trường ĐH Duy Tân rất nhiều. Từ quá trình hợp tác giữa ĐH Duy Tân với các trường ĐH tại Đài Loan, trong đó có ĐH Y khoa Trung Hoa, đã mang đến cho chúng tôi cơ hội được tích lũy kiến thức trong môi trường đào tạo chất lượng quốc tế, được khám phá thế giới và được tự hoàn thiện bản thân. Chúng tôi muốn gửi một lời cảm ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ và kỳ vọng lớn lao của mọi người. Nếu như được bầu chọn mảnh đất đáng để du học thì chắc chắn chúng tôi, sẽ tặng cho Đài Loan một phiếu. Nơi đây, chúng tôi được trải nghiệm những điều mắt thấy tai nghe, để nhận ra mình cần nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa. Như lời giáo sư của chúng tôi đã nói, tấm bằng Thạc sĩ không phải là đích đến, đó chỉ là điểm khởi đầu cho những cố gắng tiếp theo trên chặng đường chinh phục tri thức. Chúng tôi cần phải làm việc chăm chỉ hơn, nghiêm túc hơn và sáng tạo hơn để sau này có thể đóng góp trí lực, làm giàu cho đất nước”.
Để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường, ĐH Duy Tân đã hợp tác với nhiều trường ĐH có các chương trình đào tạo Y Dược quy mô nhất của Mỹ, Đài Loan,… để đưa giảng viên, sinh viên sang học tập nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề. Trong quá trình hợp tác với ĐH Duy Tân, ĐH Y khoa Trung Hoa đã cấp Học bổng toàn phần cho 6 giảng viên Khoa Điều dưỡng của ĐH Duy Tân sang học chương trình Thạc sĩ Điều dưỡng tại trường. Trong đó, năm 2016 có 2 giảng viên là Phạm Thị Ngọc An cùng Nguyễn Thị Huyền Trang (đã tốt nghiệp Thạc sĩ trở về ĐH Duy Tân giảng dạy) và năm 2017 có 4 giảng viên gồm Tô Thị Liên, Trương Thị Bé Em, Lê Thị Phượng, Phạm Thị Huệ, đang học năm thứ 2 chương trình Cao học tại ĐH Y khoa Trung Hoa.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Điều dưỡng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điều dưỡng.
Theo thanhnien.vn
Chia sẻ của anh "thợ sửa xe" khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu
Trong cuộc gặp gỡ mới đây, GS Hồ Ngọc Đại - "cha đẻ" của Công nghệ giáo dục có nói rằng, GS Ngô Bảo Châu không phải là học trò mà ông tự hào nhất. Người khiến ông tự hào nhất, ấy là một cậu sửa xe. "Cậu sửa xe" ấy giờ là tay đua số 1 Việt Nam và như anh nói, mình là người hạnh phúc.
"Đến trường vui quá!"
GS Hồ Ngọc Đại từng cho biết trên báo chí, Ngô Bảo Châu không phải là học trò mà ông tự hào nhất. Người khiến ông tự hào nhất, ấy là một cậu sửa xe: "Cậu "thợ sửa xe" này là bạn của con trai tôi. Mặc dù có 2 bằng du học nhưng nó luôn tâm sự với con trai tôi rằng, bây giờ ngày nào nó cũng thấy hạnh phúc vì luôn được vặn ốc vít", GS Đại nói.
Kể về điều này với chúng tôi, anh "thợ sửa xe" (nhân vật xin được giấu tên- PV) cười ngại ngùng. Anh tự nhận thấy mình không phải cậu học trò xuất sắc nhất của trường, thậm chí có thể xếp hạng kém nhất trường Thực nghiệm và không dám để thầy tự hào.
Nhưng trừ những lúc bị vợ mắng, trong mấy chục năm trở lại đây, anh nhận thấy mình là người hạnh phúc bởi từ ngôi trường ấy, anh cùng một số bạn bè tạo ra một thế hệ học trò dám là chính mình, dám làm những điều mình mong muốn chứ không phải để vui lòng bất cứ ai trong gia đình như những đứa trẻ khác.
"Thầy tôi rất chan hòa, đề cao trẻ em và đặc biệt, hết sức khôi hài trong mọi hoàn cảnh. Tôi còn nhớ có lần tôi và con trai của ông đi chơi về lúc 3h30 sáng, cũng là lúc ông dậy đi tập thể dục. Ông không trách móc mà nhìn chúng tôi hỏi hóm hỉnh: "Các anh đi đâu mà dậy sớm thế", anh nhớ lại.
GS Hồ Ngọc Đại cho biết, người học trò mà ông tự hào nhất là một "cậu sửa xe".
Câu chuyện của anh khiến tôi nhớ lại những ngày gần đây, khi cư dân mạng nổi sóng tranh luận về Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Tôi hỏi học trò cũ của thầy Đại: "Hồi bé anh học ra sao? Có đánh vần bằng ô vuông và tam giác hay không"?
Anh cười: "Có lẽ tôi cũng học thế. Tôi không nhớ nhiều lắm bởi lúc đó bé quá. Và cũng vì tôi nhớ Toán nhiều hơn. Nhưng tôi nhớ rất rõ những kỉ niệm chúng tôi đã có.
Chẳng hạn chuyện hồi đó, lớp tôi có hai thằng học Toán rất giỏi, đó là Đoàn Thụy Anh và Đoàn Châu Giang. Tôi còn nhớ mãi một lần gặp đề toán khó, đáng ra phải giải theo cách A mà sách giáo khoa đưa ra. Thế nhưng cả hai lại sáng tác ra cách B, C, D, F... gì đó. Và cuối cùng, cả hai nổ ra một cuộc tranh luận với thầy giáo chủ nhiệm.
Bấy giờ chúng tôi mới chỉ là học sinh lớp 10, nào đã biết gì mấy đâu. Còn thầy chủ nhiệm, có thể vì áp lực phải truyền đạt cho học sinh chính xác một cách thức nào đó trong học tập, nên việc tranh luận diễn ra khá gay gắt.
Đúng lúc đó, thầy Đại đi xuống, không có bất cứ hình phạt nào được đưa ra, không có bất cứ lời chỉ trích nào, dù nhỏ.
Thầy ôn tồn hỏi nguyên do và cho phép hai cậu học trò nhỏ tự chọn cách thức phù hợp. Cả hai cứ thế tự học ở nhà, không cần đến trường hàng ngày, chỉ đến lớp khi có giờ kiểm tra. Thầy đã rất tôn trọng hai học trò nhỏ và cho phép chúng tự chọn cách thức nào mình thấy thoải mái nhất.
Ban đầu, hai thằng bạn tôi rất tâm đắc. Thế nhưng mới ở nhà được 2 ngày, chúng đã không chịu nổi, phải vác cặp lao đi học ngay bởi đến trường vui quá.
Cả hai nam sinh ấy, giờ đều là những người có "số má" trong lĩnh vực công nghệ và xây dựng. Và ngoài công việc họ vẫn có thời gian theo đuổi đam mê của mình. Với Thụy Anh, đam mê võ thuật đã biến anh thành một võ sư, và với Châu Giang, ước mơ bay như chim hồi bé đã biến anh thành tay nhảy dù có hạng ở châu Á.
Đấy là những mẩu chuyện nhỏ để các bạn hình dung được việc học của chúng tôi ở trường thực nghiệm ra sao, vì sao thông điệp mà thầy tôi đưa ra luôn hướng tới học sinh: "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Để có thể tự sửa xe, anh đã phải mua những cuốn sách dạy sửa xe rồi lôi cả xe của mình lẫn xe của bạn bè ra hết tháo lại lắp.
"Suốt đời chỉ thích vặn ốc vít"
Suốt buổi trò chuyện, người "thợ sửa xe" mà GS Hồ Ngọc Đại từng nhắc đến ấy luôn "định hướng" tôi: "Hãy hỏi tôi về bạn bè, về cái cách chúng tôi đã học, đã trưởng thành từ ngôi trường thực nghiệm. Xin đừng đưa tên tôi như một nguyên mẫu".
Được biết để sống đúng như mình mong muốn, tốt nghiệp cấp 3, cậu học sinh của trường Thực nghiệm quyết định đi du học ở Nga. Lúc đó mẹ cậu đang buôn bán ở Liên Xô đã mua cho con trai một chiếc ô tô.
Vì không có chuyên ngành nên để có thể tự sửa xe, anh đã phải mua những cuốn sách dạy sửa xe rồi lôi cả xe của mình lẫn xe của bạn bè ra hết tháo lại lắp, khiến anh trở thành một thợ sửa xe giỏi thực sự.
Năm 2007, khi về nước, mẹ đã tìm mọi cách nhờ vả để xin cho con trai một công việc ổn định trong cơ quan nhà nước. Thế nhưng anh đã bỏ việc chỉ ngay sau ngày làm việc đầu tiên bởi nhận thấy đấy không phải là nơi dành cho mình, bởi ghét sự trói buộc và yêu thích tự do.
Anh lập nhóm đua xe offroad đầu tiên ở Việt Nam, mở luôn một gara chuyên sửa xe, độ xe cho chính anh và dân offroad Việt đời đầu.
Trên các diễn đàn xe cộ, anh "thợ sửa xe" được bạn bè đặt cho biệt danh yêu mến là Gaz69. Anh đồng thời cũng là tay đua số 1 ở Việt Nam bởi trừ phi làm giám khảo còn cứ đi thi, kiểu gì cũng đoạt giải nhất.
Tất nhiên để thỏa mãn đam mê cũng phải có tiền. Vậy nên anh thêm cả buôn bán phụ tùng ô tô. Chỉ trong vòng 2 năm, "tay đua" này chi gần 1 tỉ đồng để đầu tư "độ" 1 chiếc xe chỉ để thỏa đam mê offroad.
Trao đổi về phương pháp học tập của GS Hồ Ngọc Đại đang có nhiều tranh luận trái chiều trong thời gian gần đây, anh cho rằng, thầy giáo mình không hề thay đổi gì về giáo dục. Điều đáng nói là tư duy giáo dục của ông hơi khác biệt so với quan niệm đa phần chúng ta hiện nay, đó là con phải giống bố, cháu phải giống ông nhưng quan điểm của GS Đại, là không có những con người giống nhau tuyệt đối.
Anh cho rằng, GS Hồ Ngọc Đại đi theo quan điểm này nên không được áp dụng đại trà và bị xung đột bởi các nhóm lợi ích.
Anh "thợ sửa xe" và các bạn học cũ thời cấp 2 ở trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại.
"Phụ huynh không nên phiền lòng về chuyện học"
Đến bây giờ, khi anh đã là tay đua số 1 Việt Nam, nhiều người bạn vẫn hay kể về cậu "thợ sửa xe" - "thằng nghịch nhất trong lớp nghịch nhất của khóa nghịch nhất" trường Thực nghiệm. Nghịch đến nỗi, mẹ lên tận trường cầu cứu thầy có cách gì cứu con mình nhưng trong kí ức của mình, cậu học trò nghịch ngợm ấy và đám bạn chưa từng phải chịu hình phạt nặng nào. Thậm chí cái bản kiểm điểm có chữ kí của phụ huynh cũng chưa từng có trong suốt quãng thời gian theo học ở đây.
"Ngay từ lúc 6 tuổi, bố mẹ đã chọn cho tôi "chiếc xe Thực nghiệm". Và chúng tôi, những người đã từng ngồi trên chuyến xe ấy luôn kính trọng những người thầy.
Nếu bây giờ trò team building mới thịnh hành trong các trường công lập thì từ mấy chục năm trước, chúng tôi đã từng có rất nhiều hoạt động nhóm cùng nhau. Ngay từ bé, thầy và trò chúng tôi đã cùng nhau đá bóng bùm bụp sau mỗi giờ học. Tôi rất nghịch nhưng không bao giờ bỏ học bởi đi học vui quá.
Triết lý giáo dục mà thầy tôi muốn hướng đến lúc đó và cả mãi về sau này, đó là phụ huynh không nên phiền lòng về chuyện con cái mình sẽ thế nọ thế kia. Bố mẹ có thể dạy con ở nhà cách sống thế nào, nấu ăn ra sao, đối nhân xử thế như thế nào... nhưng việc học, thầy luôn đề cao trẻ em, sao cho trẻ thoải mái nhất, hãy để cho học sinh trải qua thời thơ ấu một cách hạnh phúc, bố mẹ không nên can thiệp.
"Nếu tuổi thơ của những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những điều như vậy thì khi trưởng thành, họ cũng đối với xã hội trên tinh thần như thế", anh chia sẻ.
Để kết thúc câu chuyện dài, đầy thú vị qua điện thoại, anh bảo tôi: "Nếu bạn hỏi mình giờ đứng về phía nào, mình chắc chắn chỉ có một phía, ấy là nói về sự thật, về những điều chúng mình đã được học ở ngôi trường đó.
Hãy nhìn thế hệ học sinh ấy, sau này có ai chửi bới gì giữa "cuộc chiến" truyền thông hay không? Tôi nghĩ là không. Và cũng như những người bạn, chúng tôi đều muốn đưa sự thật đến cho người khác theo cách riêng của mình"!
Mỹ Hà
Theo Dân trí
10 đức tính vàng giúp con lớn lên tự tin bước vào đời Bộ sách Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi - gồm mười quyển, tương ứng với mười đức tính cơ bản mà trẻ cần có - Kiên trì, Biết ơn, Lịch sự và Tôn trọng, Yêu thương, Vị tha và Trắc ẩn, Tinh thần trách nhiệm, Khiêm nhường, Tử tế, Trung thực, Đáng tin cậy....