Bắt trẻ làm việc nhà, bố mẹ bị phạt tiền: Đừng nhầm lẫn giữa dạy dỗ và bóc lột con
Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rất đơn giản: Càng cho con làm việc sớm thì con sẽ biết làm nhiều việc, chủ động cho cuộc sống sau này mà không biết đang vi phạm quyền trẻ em.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó quy định mức phạt với các hành vi bạo lực với trẻ mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ đang thu hút sự quan tâm của dư luận và các gia đình.
Gây tranh cãi là quy định “ mức phạt tiền từ 3- 5 triệu đồng với cha, mẹ, người chăm sóc bắt trẻ làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ”.
Một trong điểm mới của Dự thảo liên quan tới trẻ làm việc nhà. Ảnh minh họa.
Trao đổi với PV Gia Đình Mới ngày 6/10, nữ luật sư Đinh Hương – Chủ tịch Hội Nữ luật sư Hà Nội cho rằng: “Quy định này là cần thiết song nhìn nhận thực tế chúng ta thấy, rất nhiều phụ huynh, nhất là ở các vùng quê, miền núi, vùng sâu, vùng xa, còn đang nhầm lẫn giữa việc dạy bảo con và bóc lột sức lao động của con.
Ví dụ, khi về các vùng quê khó khăn, chúng ta không khó để nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ lớp 1, lớp 2 đi chăn trâu, cắt cỏ. Trong khi ở lứa tuổi đó, trẻ em chỉ mới phải giúp bố mẹ rửa bát, quét nhà, phơi đồ…
Ở nhiều gia đình đặc biệt khó khăn, mới học lớp 3, lớp 4, chưa tới 10 tuổi nhưng các em đã phải cùng bố/mẹ đi làm thuê như trông lúa, nhặt rơm ngoài đồng, hái củi…
Video đang HOT
Ở những vùng quê khó khăn, trẻ phụ bố mẹ công việc đồng áng là chuyện thường tình. Ảnh: Giáo dục VN.
Do đó, tôi cho rằng, bên cạnh việc ban hành các quy định mới, các nhà chuyên môn nên nghĩ tới “cái gốc” của vấn đề, của sự việc.
Làm thế nào để tất cả các ông bố, bà mẹ hiểu một cách đúng đắn nhất về quyền, bổn phận và trách nhiệm của trẻ, của bố mẹ trong một gia đình.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức chính là gốc rễ. Khi đó, những quy định trong Dự thảo có lẽ mới có thể được thực hiện một cách dễ dàng”.
Đồng tình với ý kiến của luật sư Đinh Hương, Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn Văn Cường – Đoàn Luật sư Chính pháp cho rằng: “Quy định mới về làm việc nhà trong Dự thảo có tác dụng giúp cho trẻ nhận biết được những quyền của mình.
Khi đó, các em sẽ tự mình bảo vệ chính mình, hoặc có cơ sở pháp lý để ngăn chặn hành vi bóc lột sức lao động của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, phụ huynh chưa nắm được đâu là giới hạn việc nhà theo độ tuổi của trẻ.
Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rất đơn giản: Càng cho con làm việc sớm thì con sẽ biết làm nhiều việc, chủ động cho cuộc sống sau này mà không biết cái suy nghĩ đơn giản đó của mình lại đang vi phạm quyền trẻ em.
Bố mẹ của những trẻ em này có biết những công việc này là quá sức đối với trẻ? Ảnh: Internet.
Hay đôi khi, các bậc phụ huynh lấy những công việc nhà là “công cụ” để khiến trẻ bớt ham chơi, mong trẻ có trách nhiệm với gia đình.
Việc nhầm lẫn này thường xảy ra ở những địa phương xa Trung tâm, hạn chế các thông tin phương tiện truyền thông và trong các gia đình nghèo, đời sống kinh tế khó khăn.
Do vậy, trước khi ban hành quy định phạt tiền từ 3- 5 triệu đối với bố mẹ bắt con làm việc nhà quá sức…, cần thiết phải tuyên truyền để các phụ huynh nhận biết những công việc nhà phù hợp với độ tuổi của con mình, không nhầm lẫn giữa dạy bảo con và bóc lột sức lao động của con.
Theo giadinhmoi
Học hành bây giờ sao tốn kém, vất vả thế
Con mới đi học lớp một được hơn một tháng mà tính sơ sơ các khoản phải nộp cho con đã &'đi đứt' tháng lương viên chức. Biết là con vào lớp 1 sẽ gặp nhiều khó khăn và bố mẹ nào cũng muốn con mình được tạo điều kiện thoải mái nhất, vui vẻ nhất khi bước vào cổng trường tiểu học, thế nhưng không ngày nào bố mẹ khỏi canh cánh.
Sau thời gian đăng ký, nộp hồ sơ xin học vào trường, bố mẹ đã bắt đầu lo gom góp tiền để nộp cho con. Từ đầu tháng 8, khi con bắt đầu có tên trong danh sách vào trường là bố mẹ đã phải chuẩn bị, nào tiền học văn hóa, tiền quần áo đồng phục, mua sách vở cho năm học mới, tiền ăn trưa... chừng đó đã phải nộp gần 2,5 triệu đồng. Rồi tiền điều hòa, học phẩm, vào năm học thì tiền học hai buổi/ngày, tiền bán trú, hỗ trợ điện nước... ngót nghét 2 triệu nữa. Đi họp phụ huynh đầu năm học tiếp tục được thông báo quỹ CMHS, tiền trang thiết bị phục vụ dạy học phòng học hiện đại... thôi thì chả kê ra nữa, chứ thu nhập của viên chức lao động chả đủ tiền đóng cho con.
Bảng Thông báo thu tiền học tháng 9/2018 của một trường trên địa bàn Hà Nội
Đành rằng lo cho con cái học hành là bổn phận của người làm cha, làm mẹ, và ở thành phố, con cái chúng ta được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn so với nhiều vùng miền khác. Thế nhưng sao cứ nghèn nghẹn.
Con vào lớp một, mới lớp đầu tiên trong cả quãng đời học tập, bố mẹ thì lo lắng vậy, chưa kể có những trường, lớp còn quá tải học sinh, lãnh đạo và thầy cô giáo trong trường phải chịu áp lực sĩ số tăng cao, đến 60-70 học sinh/lớp, mà cũng không phải năm học này (2018-2019) mới xảy ra tình trạng số lượng học sinh tăng đột biến như vậy bởi ở các năm trước, lứa dê vàng (sinh năm 2003) và heo vàng (sinh năm 2007) số học sinh cũng đã tăng đột biến. Vậy mà vẫn không lo nổi trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy các em để rồi loanh quanh lại đổ lỗi tại quy hoạch phát triển thành phố không đồng bộ, tư duy nhiệm kỳ...
Con đi học, mỗi sáng thấy con oằn vai cắm cúi bước vào cổng trường vì trên vai đeo chiếc ba lô với quá nhiều sách vở, đồ dùng học tập. Nhìn cái dáng bé tí tẹo lúi cúi bước đi, chả kịp ngoảnh lại nhìn mẹ mà chỉ kịp chào "Con chào mẹ ạ!" Lòng ứa nước mắt. Chiều tối về nhà, nào là bài tập làm thêm, bài tập viết nâng cao ngoài chương trình học mà nếu không nhắc con làm thì lại sợ không theo được chương trình, rồi còn bài kiểm tra cuối mỗi học kỳ mà mẹ thấy con sẽ rất khó để thực hiện... Ước gì con vẫn được vui chơi, được thảnh thơi đùa nghịch như các bạn học sinh Pháp, Bỉ, Hà Lan... như mẹ biết khi nói chuyện với các mẹ bên đó.
Với những yêu cầu "Điền vần, Điền chữ, Viết dấu" trong sách, liệu các con có thể không ghi vào sách?
Con đi học, mỗi ngày mẹ lại đọc bao nhiêu thông tin về giáo dục, khi thì tranh cãi chương trình giáo dục phổ thông với giáo dục công nghệ, chương trình thực nghiệm diễn ra hàng tháng trời mà vẫn chưa đến hồi kết. Rồi tranh cãi về lãng phí SGK hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm vì các con học ghi luôn vào sách khiến các em học sau sẽ không còn dùng được sách của các bạn đã học, không như bố mẹ ngày xưa dù bố mẹ sinh năm 7X thôi thì vẫn sử dụng được sách của các anh/chị học trước đó cả gần chục năm. Mà làm sao cứ phải yêu cầu giáo viên trên lớp hướng dẫn các con không được ghi vào trong sách trong khi sách thì ghi rõ "Điền chữ", "Điền vần", "Viết dấu"...
Hàng chục năm trời, năm nào cũng cải cách, hết thời này đến thời khác đều đưa vấn đề đổi mới, cải cách giáo dục, mà người viết không thấy cải được bao nhiêu, để lại mơ bao giờ cho tới ngày xưa, bố mẹ học hành thế nhưng đúng là thực chất, học cũng không vất vả như các con bây giờ, anh/chị có thể dạy cho em học, bố mẹ vẫn dạy được cho con và bố mẹ cũng chỉ tốn tiền đóng học phí cho con...
Người xưa có câu "có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", quả thực việc nuôi con ngày nay vất vả gấp trăm ngàn lần trước, có lẽ không phải chỉ do từ phía chăm sóc con mình mà còn từ phía xã hội, khi cha mẹ vẫn ngày ngày phải gồng mình gánh cả trách nhiệm được làm phụ huynh.
Minh Vy
Theo toquoc.vn
Ép ăn - cách nuôi dạy gây hại cho trẻ và stress cho người lớn Ép ăn làm cho bé mất hứng thú ăn uống, cùng với việc thụ động để cho người lớn bón khiến bé hoàn toàn không tự giác ăn. Sinh sống tại Đức, một bà mẹ ba con đã chia sẻ cách cho trẻ ăn ở quốc gia này. Gần đây mình hay thấy nhiều bài phản ánh về việc các cô nuôi dạy...