Bắt Tổng Giám đốc “rởm” lập công ty ảo, huy động vốn rồi chiếm đoạt
Dũng đã lập một công ty với vốn điều lệ ảo rồi huy động 9 người góp vốn với số tiền 2 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền, Dũng tiến hành giải thể công ty nhằm đánh lừa cổ đông, chiếm đoạt số tiền nói trên.
Ngày 18/9, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình, đơn vị này vừa đấu tranh thành công chuyên án về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt tạm giam 4 tháng đối với Cao Tiến Dũng (SN 1982), trú tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Dũng là Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gold Game Quảng Bình.
Cơ quan công an tiến hành bắt tạm giam Cao Tiến Dũng.
Theo điều tra của cơ quan công an, vào tháng 10/2019, Cao Tiến Dũng đã thành lập Công ty cổ phần Gold Game Quảng Bình với số vốn điều lệ công bố là 20 tỷ đồng, nhưng thực tế đây là vốn điều lệ “ảo”, sau đó đối tượng bắt đầu kêu gọi đầu tư bằng hình thức nhượng cổ phần.
Sau khi thành lập, Công ty cổ phần Gold Game Quảng Bình tổ chức các hội thảo về đầu tư tài chính, các đồng tiền điện tử, công nghệ 4.0…, tiến hành kêu gọi vốn đầu tư vào dự án có tên “Game 103″ là một trò chơi trên mạng, có hình thức cá cược tỉ số bóng đá có thưởng sẽ mang lại lợi nhuận lớn khi tham gia làm cổ đông đầu tư.
Video đang HOT
Bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần, Công ty Gold game Quảng Bình đã kêu gọi được một số cá nhân góp vốn, trong đó 9 cá nhân có địa chỉ ở Quảng Bình và 3 cá nhân khác có địa chỉ ở TPHCM, Vũng Tàu với giá trị góp vốn gần 2 tỷ đồng. Tất cả số tiền này đều được các cổ đông chuyển vào tài khoản cá nhân của Cao Tiến Dũng.
Cơ quan chức năng hỏi cung đối tượng trước khi đưa vào cách ly phòng dịch Covid-19 và giam giữ phục vụ công tác điều tra.
Sau khi nhận tiền, Dũng đã mang đi đầu tư vào một công ty khác mà không thông báo cho 12 cổ đông biết, đồng thời giải thể công ty Gold Game Quảng Bình nhằm mục đích đánh lừa cổ đông, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Bước đầu tại cơ quan điều tra, đối tượng Dũng cũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, mở rộng.
Cựu Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương gây thiệt hại 761 tỷ đồng
Theo cáo buộc, trong quá trình làm việc, cựu Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương Lê Văn Trang đã đồng ý, đề xuất UBND tỉnh áp giá đất trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước 761 tỷ đồng.
Liên quan tới những sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty 3/2, ông Lê Văn Trang (cựu Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương) bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hồ sơ vụ án thể hiện Tổng Công ty 3/2 trước đây từng do Tỉnh ủy Bình Dương nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau đó cổ phần hóa nên thoái vốn Nhà nước xuống còn trên 60%.
Công ty này từng là "con cưng" khi được giao gần 600 ha "đất vàng" nằm ngay cửa ngõ TP Thủ Dầu Một. Trong số đất được giao công ty này sử dụng 2 khu đất với diện tích 43 ha và 154 ha để xây dựng khu thương mại dịch vụ.
Ông Lê Văn Trang trước khi bị khởi tố.
Theo Cơ quan điều tra Bộ Công an, trong quá trình giao 2 khu đất trên, một số lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã áp giá đất để thu tiền sử dụng đất trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Đối với sai phạm trên, Bộ Công an xác định, Cục thuế tỉnh Bình Dương là đơn vị tham mưu để ông Trần Văn Nam (cựu Bí Thư tỉnh Bình Dương) quyết định áp "giá bèo".
Theo cáo buộc, là người đứng đầu Cục thuế, ông Lê Văn Trang có nhiệm vụ tổ chức triển khai thu ngân sách Nhà nước đối với các khoản thu theo quy định của cơ quan thuế được Bộ Tài chính, hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương giao.
Hồ sơ vụ án thể hiện, ông Trang là người có trình độ hiểu biết, có kinh nghiệm quản lý thu thuế, biết tiền sử dụng đất là một phần nguồn thu ngân sách Nhà nước. Mặt khác, bản thân ông này ý thức được trách nhiệm của cơ quan thuế là phải tính đúng, tính đủ tiền sử dụng đất.
Mặc dù biết rõ các quy định trên nhưng khi cán bộ phòng Quản lý các khoản thu từ đất đề xuất mức giá, thì ông Trang đã tổ chức họp lãnh đạo thuế thống nhất đã đề xuất áp dụng tiền sử dụng đất cho Công ty 3/2 với giá của năm 2006 ở mức 51.914 đồng/m2, trong khi thời điểm giao đất là 2012.
Bộ Công an xác định ông Trang biết nội dung đề xuất trên là trái quy định nhưng vẫn đồng ý mà không đề xuất UBND tỉnh tính tiền sử dụng đất theo giá tại thời điểm có quyết định giao đất.
Tiếp đó, ông Trang giao cho ông Võ Thanh Bình (Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương) ký văn bản gửi UBND tỉnh, đề xuất việc áp đơn giá đất để tính tiền sử dụng đất.
Là người ký văn bản đề xuất gửi UBND tỉnh, ông Bình bị xác định là một "mắt xích" trong vụ án.
Theo kết luận điều tra, với vai trò Phó Cục trưởng Cục Thuế phụ trách mảng các khoản thu từ đất ông Bình đã trực tiếp tham gia cuộc họp, thống nhất và đề xuất UBND tỉnh áp giá đất là 51.914 đồng/m2.
Bộ Công an cáo buộc ông Bình biết đề xuất trên là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn ký văn bản gửi UBND tỉnh.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi trái pháp luật trên của ông Trang và ông Bình là nguyên nhân để ông Trần Văn Nam chấp thuận đơn giá đất để tính thu tiền sử dụng đất đối với khu đất 43 ha và 154 ha trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 761 tỷ đồng.
Kết luận điều tra xác định nguyên nhân vi phạm pháp luật của 2 cựu lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bình Dương là do nể nang tổng Công ty 3/2 là doanh nghiệp do Tỉnh ủy là chủ sở hữu.
Mẹ Cường Đô la có vai trò gì trong vụ chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển? Theo hồ sơ vụ án, bà Nguyễn Thị Như Loan là người đại diện cho Công ty Quốc Cường Gia Lai ký kết hợp đồng chuyển nhượng 32 ha đất tại dự án khu dân cư Phước Kiển từ Công ty Tân Thuận. Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND...